Tình hình nghiên cứu cây neem ở Việt Nam - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là phòng trừ và tiêu diệt các loại sâu hại cây trồng. Theo thống kê của tổ chức lương nông thế giới (FAO) cho thấy: các loại cây trồng trên đồng ruộng hiện nay phải chống đỡ với hơn 100.000 loài sâu hại khác nhau, 10.000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600 loài tuyến trùng và 600 loài virus gây bệnh. Hằng năm có khoảng 20% sản lượng lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất trắng (Trần thị Thanh, 2003). Để khắc phục tình trạng trên, con người đã tích cực tìm kiếm các biện pháp phòng chống các tác nhân gây hại, nhiều biện pháp khác nhau đã được sử dụng, trong đó có biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác nông nghiệp trong một thời gian dài và mang lại hiệu quả cao ở phạm vi sử dụng rộng lớn. Có thể nói, không một biện pháp bảo vệ mùa màng nào hiệu quả hơn biện pháp hóa học về mặt qui mô và hiệu quả.

- Nhưng các biện pháp hóa học đã bộc lộ ngày càng nhiều những khuyết điểm của nó, sau khi dùng chất diệt cỏ hay thuốc trừ sâu hóa học, môi trường bị ô nhiễm, con người bị ngộ độc và cả khu hệ sinh vật đi kèm cũng bị ảnh hưởng làm mất cân bằng sinh thái. Điều nghiêm trọng hơn là tình trạng gia tăng liều lượng và thời gian phun thuốc hóa học chống sâu bệnh đã tạo nên dư lượng thuốc không cho phép trên rau màu và lương thực, là nguyên nhân gây nhiễm độc cho khoảng 1,5 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 25 nghìn người bị tử vong (WHO, 1998).
- Trước thực trạng này, các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp mới trong phòng trừ và tiêu diệt các loài sâu hại cây trồng. Một trong những phương pháp đó là kiểm soát sinh học: nghiên cứu sử dụng nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh thiên địch, các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thảo mộc…có khả năng phòng trừ, tiêu diệt sâu hại cây trồng hiệu quả và an toàn.
- Do đó, các chế phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng có nguồn gốc sinh học rất được quan tâm, bởi chúng ít ảnh hưởng đến sinh vật sống, dễ phân hủy, không làm độc nông phẩm và tiện sử dụng. Trong đó, có các chế phẩm từ cây neem (cây xoan chịu hạn).
- Cây xoan chịu hạn (Azadirachta Indica A.Juss) là một trong những loài thảo mộc có đặc tính kháng sâu bệnh đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều ở nước ta và một số nước trên thế giới do chúng có khả năng phòng trừ hơn 400 loại dịch hại. Cây xoan chịu hạn có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập vào nước ta cách đây gần 30 năm và được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung. Hiện nay rừng neem tại Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn không ngừng phát triển với diện tích hơn 1.000 ha, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng, bước đầu tạo ra các sản phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng.

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây xoan chịu hạn
2.1.1 Phân loại
- Nghành : Angiospermatophyta (nghành thực vật hạt kín)
- Lớp : Dicotyledoneae (lớp hai lá nầm)
- Lớp phụ : Archichlamydeae (lớp phụ nguyên hoa bì)
- Nhóm : Dialypetalae (nhóm cánh phân)
- Bộ : Rutales (bộ cam)
- Bộ phụ : Rutinae
- Họ : Meliaceae (họ xoan)
- Họ phụ : Melioideae
- Tộc (chi): Melieae
- Giống : Azadirachta
- Loài : indica A. Juss

1.1.2 Tên chung
Có rất nhiều tên chung cho cây neem, đặc biệt ở những nước có trồng cây neem lâu đời.
Bảng 1.1 Một số tên thường dùng của cây neem
STT Châu Tên cây neem theo tiếng địa phương
1 CHÂU Á, CHÂU ÚC:
Ấn Độ (Limba, Limbo, Vembu, khoảng gần 100 tên); Pakistan (Nimmi); Myanmar (Tamarkha); Srilanka (Kohomba); Thailand (Dadao India, Kwinin, Dao); Úc, Fijii, New Guinea (neem); Việt Nam (Xoan Ấn Độ, xoan chịu hạn, neem)
2 CHÂU PHI: Nigeria (Babo Yaho); Tanzania (Warobaini)
3 CHÂU MỸ: Mỹ (neem); Châu Mỹ La Tinh (Nim).
4 CHÂU ÂU: Đức (Neim, Nim, Indischer Zedrach); Pháp (Lilas de Indes, Margousier); Tây Ban Nha (Nim, Margosa); Anh (India Lilac, Neem).

1.1.3 Đặc tính thực vật
Neem (Azadirachta indica) là cây phát triển nhanh, thường có chiều cao tới 20 m, thậm chí có thể lên tới 40 m ở điều kiện thuận lợi. Neem là cây có lá xanh quanh năm, nhưng ở điều kiện khắc nghiệt trong thời kì khô hạn kéo dài, cây có thể bị rụng hết lá, cành bị khô gẫy. Hệ thống rễ gồm có rễ cái phát triển mạnh và nhiều rễ phụ. Rễ phụ có thể dài tới 18 m (Benge, 1989). Cành lá mọc so le, dài từ 20 – 40 cm, phiến lá có màu xanh lạt đến đậm. Một cành có đến 31 lá, mỗi phiến lá dài từ 3 đến 8 cm, cuống lá thường ngắn. Lá non có màu đỏ đến đỏ lạt. Lá khô chứa 12,40 đến 18,27 % protein thô, 11,40 – 23,08% xơ thô, 43,32 – 66,60% N-free extract, 2,27% - 6,24% ether extract, 7,73 – 18,37% khoáng tổng số, 0,89 – 3,96% can xi và 0,10 – 0,30 % phosphor [92]. Hoa màu trắng, có mùi thơm, nằm ở nách lá. Chùm hoa rũ xuống và dài tới 25cm. Cụm hoa phân nhánh 3 lớp và có tới 150 hoa, đặc biệt có khi có tới 250 hoa. Hoa đơn dài 5 – 6 mm, rộng 8 – 11 mm, năm cánh dài 5 mm, rộng 2 mm, hoa lưỡng tính, nhị đực chín trước, hoa đực mọc cùng chỗ giống như các loại hoa tạp tính [32, 43, 106]. Quả nhẵn hình tròn hay ovan. Trái neem khi chín có kích thước 1,4 - 2,8 x 1,0- 1,5 cm. Quả màu xanh khi còn non, trở nên màu vàng xanh hay vàng khi chín già. Vỏ quả mỏng, vị đắng, màu vàng nhạt và có nhiều xơ. Phần thịt quả ở giữa dày 0,3 – 0,5cm. Nhân hạt có vỏ lụa màu nâu, hạt thường có một nhân, đôi khi có đến 2 hay 3 nhân. Hạt có kích thước 0,9 – 2,2 x 0,5 – 0,8 cm, nhân có kích thước 0,8 – 1,6 x 0,4 – 0,5cm. Số nhiễm sắc thể là: 2 n = 28; n = 14 [100].

Trong đó: ηo : độ nhớt của nước ở nhiệt độ cần đo (Centipose),
 : thời gian chảy của chế phẩm (giây)
o : thời gian chảy của nước (giây)
2.9.3 Xác định pH dung dịch 5% của chế phẩm
Bước 1: pha nước cứng chuẩn theo TCVN 3714 – 82
Bước 2: Đong 95ml nước cứng, đã được chuẩn bị ở bước 1, vào cốc thủy tinh, sau thêm 5ml chế phẩm cho đủ 100ml. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều, dùng máy đo pH để đo pH của dung dịch.
2.9.4 Xác định độ tự nhũ (TCVN 3714-82, CIPAC, 1999)
Đổ 100ml nước cứng vào ống đong dung tích 100ml. Dùng pipette nhỏ 3 giọt thuốc sát mặt nước. Đậy kín ống đong, lắc mạnh lên xuống 2-3 lần rồi quan sát xem chất lỏng có được chuyển thành nhũ đều đặn và có những hạt lớn hay không.
2.9.5 Xác định độ bền nhũ tương (TCVN 3714-82, CIPAC, 1999)
Đổ từ 75ml đến 80 ml nước cứng vào cốc thủy tinh. Dùng pipette thêm 5ml chế phẩm (vừa thêm vừa khuấy khoảng 4 vòng/giây). Nhũ dầu được thêm vào nước trong khoảng 12 giây. Khi thêm nước, đầu pipette phải cách đáy cốc khoảng 20 cm sao cho mẫu được rót thẳng vào giữa khối nước cứng. Thêm nước cứng đến vạch 100 ml. Trong lúc thêm nước phải khuấy liên tục. Sau đó chuyển ngay nhũ dầu vào ống đong 100ml sạch, khô. Ghi lại bề dày lớp kem sau 30 phút và sau 1 giờ, 2 giờ, 24 giờ. Dung dịch này được giữ lại để thử độ tái nhũ.
2.9.6 Xác định độ tái nhũ (TCVN 3714 – 82; CIPAC, 1999)
Sau khi thử độ bền nhũ tương, để yên ống nghiệm trong 24 giờ. Sau đó lật ngược ống nghiệm, lắc 10 lần, quan sát xem độ tái nhũ có bền không. Tiếp tục để yên 30 phút, quan sát lớp kem trên bề mặt hay ở đáy ống tạo thành dày không quá 4 ml là được.
2.10 Đánh giá độ ổn định của thuốc bằng phương pháp gia tốc (theo TCVN – 10TCN 499 – 2002; CIPAC, 1999)
Đây là phương pháp đánh giá độ ổn định của thuốc ở nhiệt độ cao, cách làm như sau: cho 50 ml mẫu thử vào lọ, đậy miếng lót polyetylen, đặt lọ vào tủ ổn nhiệt ở 54oC. Sau 30 phút, đậy chặt nút xoáy vào lọ và để lọ trong điều kiện nhiệt độ 54oC trong14 ngày. Sau đó lấy lọ ra, mở nút xoáy, để lọ nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng rồi đậy nút xoáy lại.
Xác định các chỉ tiêu lý hóa của mẫu thử trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu ra khỏi tủ ổn nhiệt. Theo tiêu chuẩn CIPAC, độ ổn định sản phẩm ở điều kiện nhiệt độ 54oC trong14 ngày tương đương với 2 năm bảo quản sản phẩm ở điều kiện tự nhiên.
3. Phương pháp xác định độc tính của dầu neem thơng qua chỉ số LC 50 trên sâu xanh.
 Nguyên tắc: Sử dụng giá trị LD50 hay LC50 của các chất gây độc trên cùng một đối
tượng sinh vật để so sánh độc tính của chúng.
 Thử độc tính: dầu neem được nhũ hĩa bằng tween 80, tỷ lệ tween/dầu l à1/10. Sau đĩ pha lỗng bằng nước cất tạo hỗn hợp cĩ nồng độ dầu neem nh ư mong muốn. Để xác định giá trị LC50, hỗn hợp dầu neem được pha lỗng thành dãy cĩ 5 nồng độ khác nhau (tương ứng với 5 nghiệm thức), các nồng độ đưa ra đều được thăm dị trước đảm bảo tỷ lệ chết của ấu trùng sâu xanh tuổi 2 sau 5 ngày nằm trong khoảng 16-84% giúp cho việc xác định giá trị LC50 sau 5 ngày cĩ độ tin cậy cao
 Xử lý số liệu: Tính tỷ lệ chết tích lũy của sâu sau 5 ngày ở mỗi nghiệm thức. Từ đĩ tính giá trị LC50 sau 5 ngày của hỗn hợp dầu neem bằng phương pháp phân tích Probit, thao tác trên phần mềm Excel
Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Abbott



kmC4LlD18MWQoLG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status