ISO và Quản lý Chất lượng Toàn bộ - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Phần: trang
Lời mở đầu 01
A. Phần mở đầu 03
I- Lý do chọn đề tài 03
II- Nội dung nghiên cứu 03
III- Phạm vi nghiên cứu 03
IV- Mục đích nghiên cứu 04
V- Phương pháp nghiên cứu 04
VI- Kết cấu đề tài 04
B. Phần nội dung
I- Tổng quan về ISO và TQM
1. Tổng quan về ISO 05
2. Tổng quan về TQM 07
3. Một số đánh giá về ưu, nhược điểm của ISO và TQM 08
II- Một số điểm chung và khác biệt giữa ISO và TQM 09
1. Một số điểm chung 09
2. Những khác biệt cơ bản 10
III- Thực tiễn áp dụng ISO va TQM ở một vài tổ chức 13
C. Thay lời kết luận: 14
D. Danh mục tài liệu tham khảo 15










A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế về mọi mặt trong đời sống xã hội, vấn đề chất lượng trở thành một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh thành công của mọi tổ chức. Chính vì lý do đó, quản lý chất lượng được xem như quá trình quyết định sự sống còn của một tổ chức.
Thực tế là với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, nền dân chủ, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và do đó những yêu cầu của người dân về chất lượng ngày càng tăng. Các tổ chức muốn tồn tại trong môi trường như vậy thì rõ ràng họ phải luôn luôn không ngừng cải tiến chất lượng của hàng hóa, dịch vụ trong đó quản lý chất lượng là khâu then chốt.
Trên cơ sở nhận thức đó, các nhà quản lý phải lựa chọn cách thức quản lý chất lượng phù hợp với thực tiễn của tổ chức. Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng như hệ thống Kiểm soát Chất Lượng toàn bộ, hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, hệ thống Quản lý Chất lượng Toàn bộ (TQM)…trong đó hai hệ thống được áp dụng phổ biến nhất là ISO và TQM. Mặc dù hai hệ thống này được đánh giá là hoạt động đem lại nhiều kết quả tốt cho các tổ chức, song nó vẫn không tránh khỏi những nhược điểm. vì vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ cho chúng ta có cách nhìn mới về ISO và TQM. Từ đó, các tổ chức có thể vận dụng lựa chọn mô hình/ cách thức quản lý chất lượng cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn tổ chức.
Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu về ISO và TQM cũng như việc so sánh, đánh giá về chúng sẽ giúp cho các bạn sinh viên có một lượng kiến thức mới, một cách nhìn mới về ISO và TQM. Đây là các kiến thức rất cần thiết cho công việc tương lai của tất cả các bạn và cũng là nền tảng để các bạn nghiên cứu học tập sâu hơn về quản lý chất lượng.
II. Đối tượng nghiên cứu
Trong bài này, chúng tui sẽ nghiên cứu một cách tổng quan về ISO và TQM, từ đó chúng tui sẽ phân tích những điểm chung và khác biệt cơ bản giữa chúng.
Trên cơ sở những nhận thức đã đạt được, chúng tui sẽ liên hệ với hoạt động thực tiễn của các tổ chức áp dụng ISO và TQM để nâng tầm nhận thức đó lên tầm cao mới. đồng thời, chúng tui cũng sẽ có những đế nghị, kiến nghị về việc áp dụng hai cách thức quản lý chất lượng này đối với nền hành chính nhà nước Việt Nam.
III. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của một bài tiểu luận, chúng tui xin chủ yếu tập trung vào việc nhận ra, luận giải các tương đồng và sự khác biệt giũa ISO và TQM trên cơ sở nhận thức tổng quan về ISO và TQM.
IV. Mục đích nghiên cứu
Trên góc độ khoa học, chúng tui mong muốn đề tài nghiên cứu của mình tui sẽ góp một phần nhận thức mới, một cách nhìn mới về ISO và TQM.
Dưới góc độ quản lý, việc nghiên cứu, so sánh giũa ISO và TQM sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể lựa chọn cách quản lý chất lượng cho tổ chức mình và dó cũng là mục tiên nghiên cứu của chúng tôi.
Dưới vai trò người học thì việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho các bạn sinh viên có cơ hội để nghiên cứu sâu hơn về ISO và TQM cũng như về quản lý chất lượng nói chung.
V. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các biện pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, đồng thời nghiên cứu nhiều tài liệu, sách báo liên quan.
VI. Kết cấu tiểu luận
Bài tiểu luận gồm ba phần cơ bản sau:
Phần mở đầu: chúng tui sẽ đề cập đến lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giới thiệu kết cấu nội dung của bài tiểu luận.
Phần nội dung gồm một số mục chính: Tổng quan về ISO và Quản lý Chất lượng Toàn bộ ( TQM); Một số điểm chung và khác biệt giữa ISO và TQM; Thực tiễn áp dụng ISO và TQM ở một vài tổ chức.
Phần thay lời kết luận: cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng ISO và TQM trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam.

A. PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan về ISO và Quản lý Chất lượng Toàn bộ ( TQM)
1. Tổng quan về ISO
Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (Tiếng Anh: International Organization for Standardisation - IOS) được gọi theo tên viết tắt là ISO. Chữ ISO có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là tương đồng, bình đẳng, hàm nghĩa :những tiêu chuẩn của tổ chức này có giá trị tương đương nhau giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
ISO ra đời từ năm 1947, ban đầu với tư cách là một tổ chức của Liên hợp quốc nhằm khắc phục sự khác biệt trong nhận thức về chất lượng giữa các nước trên cơ sở phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và đảm bảo thực hành đảm bảo chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn

2gIGTPJDq5o3K2T
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status