chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong các nghị quyết của đảng về cải cách tư pháp thể hiện trong BlLTTHS 2015 - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề bài: "Anh (chị) hãy nêu những chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong
các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp thể hiện trong Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015". BÀI LÀM
Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương
cải cách tư pháp được ghi nhận trong các văn bản quan trọng như: Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 01/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49 – NQ/TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020; Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/4/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược xây dựng pháp luật đến năm 2020… Những văn bản trên thể hiện khá
đầy đủ chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong các Nghị quyết của Đảng
về cải cách tư pháp thể hiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sau đây
viết tắt là BLTTHS).
I. Khái quát chung về chính sách pháp luật tố tụng hình sự ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chính sách pháp luật TTHS được hiểu là những đường định hướng,
phương châm cho việc đấu tranh phòng tội phạm, thông qua đó góp phần
phòng ngừa tội phạm, góp phần khôi phục và bảo vệ công lý; bảo vệ quyền
con người, lợi ích xã hội, trật tự pháp luật và phòng ngừa tội phạm thông qua

việc xây dựng, thực thi và giáo dục ý thức pháp luật tố tụng hình sự. Như
vậy, chính sách pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm: là một bộ phận
của chính sách hình sự; chính sách pháp luật tố tụng hình sự xác định những
thông tin cơ bản về tổ chức đấu tranh, xử lý tội phạm trong hoạt động xây
dựng và thực thi pháp luật tố tụng hình sự hướng tới làm rõ sự thật khách
quan vụ án, bảo đảm công bằng, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ án và
chính sách pháp luật tố tụng hình sự hướng tới bảo vệ con người.
Ở nước ta, chính sách pháp luật tố tụng hình sự được thể hiện trong
đường lối, Nghị quyết của Đảng; trong Hiến pháp; trong các chương trình,
dự án của Nhà nước… Trong giai đoạn hiện nay thì chính sách tố tụng hình
sự được ghi nhận rõ rệt nhất trong các Nghị quyết của Đảng như: Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 01/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết
08); Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 49); Nghị
quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/4/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây
dựng pháp luật đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 48)… Đây là
1


công cuộc cải cách tư pháp bên cạnh cải cách kinh tế với cải cách hành
chính, cải cách lập pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành xây dựng
mà một bộ phận quan trọng của nó là cải cách tư pháp trong tố tụng hình sự.
Những chính sách này lại được thể chế hóa, cụ thể hóa trong BLTTHS 2015.
BLTTHS 2015 ra đời là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu
hiệu với mọi loại tội phạm, tháo gỡ được những vướng mắc, bất cập trong
thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến
định; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong
sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện
đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư
pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu
lực cao” (Nghị quyết 49).
II. Những nội dung của chính sách pháp luật tố tụng hình sự
trong các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp thể hiện trong
BLTTHS 2015.
1. Tổ chức, hoạt động của các cơ quan tố tụng hình sự.
Nhằm thực hiện các mục tiêu cải cách tư pháp, BLTTHS 2015 đã thể
chế hóa các chủ trương, chính sách cải cách tư pháp của Đảng, bảo đảm mọi
hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác,

kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. Mà trước tiên
là việc định hướng về các cơ quan, thiết chế trong tổ chức đấu tranh xử lý tội
phạm. Nghị quyết 49 đã chỉ ra “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định
bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện,
phương tiện làm việc; trong đó, xác định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử
là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp”.
Trong quá trình tổ chức, sắp xếp các cơ quan tư pháp cần “xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền” của từng cơ quan, tránh chồng chéo, mâu
thuẫn trên cơ sở xác định hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án là
trọng tâm.
Đối với Viện kiểm sát, Nghị quyết 49 định hướng “Trước mắt, Viện
kiểm sát vẫn giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hiện quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp” và “nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành
Viện Công tố”. Như vậy, trước mắt, Viện kiểm sát vẫn có hai chức năng
thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS, sau
năm 2020 nghiên cứu chuẩn bị để Viện kiểm sát chỉ giữ lại chức năng thực
hiện quyền công tố. Thực hiện chủ trương này, chức năng thực hành quyền
công tố của Viện kiểm sát được BLTTHS năm 2015 quy định sớm hơn so
2


với thể được tiến hành từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mà
không phải từ khi khởi tố vụ án như hiện nay với nhiều thẩm quyền như: (1)
Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia
hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền
con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo
quy định của Bộ luật này; (2) Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh
và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực
hiện; (3) Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự; (4) Yêu cầu Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
khởi tố vụ án; (5) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố trong những trường hợp theo quy định của Bộ luật này; (6) Hủy bỏ
quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ
án, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết
định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; (7) Thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác để thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này
nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.
Đối với các cơ quan điều “trong mối quan hệ với các cơ quan khác
được giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra
chuyên trách điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành
một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số hoạt động điều tra theo
yêu cầu của cơ quan chuyên trách”. BLTTHS 2015 dành chương X để quy
định chung về điều tra vụ án hình sự, theo đó Cơ quan điều tra của Công an
nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Cơ quan
điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân
sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về
tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ
luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ,
công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành
án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
2. Về thủ tục tố tụng.
a, Tranh tụng trong xét xử:
Về thủ tục tố tụng, Nghị quyết định hướng “Hoàn thiện các thủ tục tố
tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn
trọng và bảo vệ quyền con người”. Tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh
3


bạch được xác định trước hết và trọng tâm ở thủ tục phiên tòa, Nghị quyết
49 nêu rõ “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao
chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của


5bXkST10TN7xnwN
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status