Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc nghiên cứu đề tài luận án này xuất phát từ hai lý do chính là lý do
thực tiễn và lý do khoa học.
- Lý do khoa học
Trong tổng thể nội tại sự phát triển khoa học vấn đề nghiên cứu, đến thời
điểm này, ca trù hầu như chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh di sản, khía cạnh
nghệ thuật, trong khi những hệ thống lý thuyết liên quan đến những biến đổi,
những xung đột gắn với bảo tồn, phát huy đối với các thiết chế văn hóa cơ
bản của nghệ thuật này là các giáo phường (hay các CLB) thì vẫn còn một
khoảng trống nhất định.
Bên cạnh đó, do đây là luận án tiến sĩ văn hóa học, nên những nghiên
cứu, kiến giải của luận án sẽ tiếp cận nhiều nhất có thể theo những nội hàm lý
thuyết của văn hóa học, với mong muốn góp phần hoàn thiện, tổng hợp và bổ
sung các luận cứ khoa học, cơ sở lý thuyết, lý luận khoa học, khái niệm có
tính chuyên sâu về di sản văn hóa phi vật thể ca trù, CLB ca trù, giáo phường
ca trù, đặc biệt là mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản với hoạt
động biểu diễn nghệ thuật ca trù qua một số CLB, giáo phường tại Hà Nội.
Mặt khác, quá trình nghiên cứu sẽ giúp NCS có được vốn kiến thức khoa
học chuyên sâu về lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật
thể ca trù nói riêng, trong đó có hệ thống nội hàm lý thuyết văn hóa học gắn
với lĩnh vực nghiên cứu. Qua đó dần tích lũy kinh nghiệm và khả năng nghiên
cứu ở trình độ luận án TS văn hóa học, có được phương pháp nghiên cứu
khoa học hiệu quả và nắm bắt được các cách thức nghiên cứu để rút ra bài học
kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu lâu dài sau này.
- Lý do thực tiễn
Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
cần được bảo vệ khẩn cấp. Theo công ước UNESCO năm 2003, các di sản
văn hóa phi vật thể của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng
ký vào danh sách Di sản thay mặt của nhân loại hay Di sản cần được bảo vệ
khẩn cấp. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ
vào hiện trạng, sức sống của di sản. Với lộ trình đó, đến giai đoạn 2014-2015,
Việt Nam phải hoàn thành nhiệm vụ đưa loại hình di sản văn hóa phi vật thể
này vượt qua ranh giới "cần được bảo vệ khẩn cấp”. Việc bảo tồn, phát huy
giá trị di sản ca trù để đưa loại hình di sản văn hóa phi vật thể này vượt qua
ranh giới "cần được bảo vệ khẩn cấp” không hề đơn giản. Trong suốt thời
gian qua, với nỗ lực của các nghệ nhân, các làng, thôn ca trù, các CLB, giáo
phường, đến nay, ca trù cơ bản đã giải quyết được bài toán nan giải, đó là
không bị rút tên khỏi danh mục di sản thế giới, nhưng vẫn là một di sản rất
cần được xã hội quan tâm và vun đắp, để vượt qua những kiểm soát gắt gao
của UNESCO, để đạt được danh hiệu "Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện
cho nhân loại” và quan trọng hơn là để ca trù ngày càng ăn sâu trong tiềm
thức người Việt.
Ngay sau khi ca trù được UNESCO ghi danh, năm 2010, Bộ VHTTDL
đã công bố Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ ca trù giai đoạn 2010-
2015 với các nội dung chính: 1) Nâng cao nhận thức và năng lực của các cộng
đồng, chủ thể văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy giá trị độc đáo của ca trù; 2)
Tạo điều kiện để cộng đồng giao lưu, trình diễn, học hỏi và chia sẻ kinh
nghiệm với các cộng đồng khác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường sự
hiểu biết, góp phần bảo vệ và phát huy đa dạng văn hóa; 3) Triển khai các
biện pháp và kế hoạch cụ thể, ưu tiên kiểm kê, nghiên cứu và hệ thống hóa tư
liệu với mục đích bảo tồn bền vững di sản; 4) Xây dựng các chương trình văn
hóa, giáo dục và truyền thông đa dạng giới thiệu, phổ biến, quảng bá, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo vệ di sản; 5) Ban
hành chính sách đãi ngộ, phong tặng nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú cho
các cá nhân có tài năng xuất sắc, có công bảo vệ, có đóng góp quan trọng
trong việc giữ gìn phát huy giá trị di sản ca trù nhằm tạo điều kiện, khuyến
khích bảo tồn, truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ; và 6) Tăng cường nguồn đầu
tư nhà nước, đi đôi với các nguồn lực xã hội góp phần bảo vệ di sản. Có thể
nói, trong 6 nội dung của Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ di sản
ca trù thì nội dung số 2 chính là nội dung liên quan trực tiếp đến mục đích
nghiên cứu của luận án này. Đó là vấn đề bảo tồn nghệ thuật ca trù dựa trên
khía cạnh phát huy đa dạng văn hóa, giao lưu, trình diễn, học hỏi chia sẻ
kinh nghiệm với các cộng đồng khác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường
sự hiểu biết, góp phần bảo vệ và phát huy đa dạng văn hóa. Một trong những
yếu tố quan trọng nhất để giải quyết được vấn đề này chính là hoạt động hiệu
quả của các CLB, giáo phường ca trù trong việc giữ gìn nền nếp ca trù như
truyền thống, đồng thời tổ chức giao lưu, giới thiệu, trình diễn cho du khách
xem, nghe và thưởng thức, thấu hiểu giá trị nghệ thuật ca trù dù cho đã có sự
biến đổi không nhỏ về hình thức tổ chức hoạt động của các CLB, giáo phường
ca trù tại Hà Nội hiện nay. NCS lựa chọn phạm vi nghiên cứu nội thành Hà
Nội mà không phải khu vực khác cũng là để có được cái nhìn thấu đáo hơn
những gì đang diễn ra đối với một số CLB, giáo phường, qua đó cũng đánh
giá được sau 5 năm làm NCS, trùng khớp với 5 năm của chương trình hành
động Quốc gia, Hà Nội đã làm được những gì?
Đối với nghệ thuật ca trù ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói
riêng, ngoài những giá trị nổi bật đã được mọi người biết đến và thế giới tôn
vinh, cũng như những vấn đề chung của Chương trình hành động Quốc gia về
bảo vệ ca trù, cho thấy một số đặc điểm nổi bật như sau:

k9rjfDgvGrt68hq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status