Dân ca sinh hoạt của người Thái Thanh Hóa - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V, khóa VIII nêu rõ: “Di
sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân
tộc”.Việc nghiên cứu văn hóa dân gian các dân thiểu số là việc làm có ý nghĩa lớn,
góp phần giữ gìn và phát huy vốn văn hóa cổ, bản sắc tinh hoa văn hóa của đồng bào
các dân tộc.
1.2. Dân ca Thái, đặc biệt là dân ca nghi lễ hiện diện trong hầu hết mọi khoảnh
khắc của cuộc sống thường nhật. So với dân ca của nhiều dân tộc khác, dân ca Thái
được nghiên cứu tương đối sớm trên một số phương diện nhưng mới chỉ là những
nghiên cứu sơ bộ ban đầu, còn nhiều vấn đề của dân ca Thái cần đi sâu nghiên cứu.
1.3. Đi vào thế giới đời sống xã hội đồng bào Thái nói chung và người Thái
Thanh Hóa nói riêng có thể gặp nhiều lớp văn hóa có sức hấp dẫn lớn. Trong văn học
dân gian Thái, dân ca nghi lễ chiếm một vị trí rất quan trọng, là tài sản văn hóa phi
vật thể vô giá, mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh nhiều mặt đời sống, phong tục
tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn dân tộc.
1.4. Dân ca nghi lễ dân tộc Thái phong phú với nhiều loại như dân ca trong các
nghi lễ đám cưới, tang ma, mừng nhà mới, sinh đẻ…mà hiện nay ít nhiều vẫn được
bảo tồn trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Dân ca nghi lễ Thái vừa có giá trị thực
hành tín ngưỡng đồng thời có giá trị văn học nghệ thuật sâu sắc. Nghiên cứu dân ca
nghi lễ dân tộc Thái bước đầu sẽ đưa ra một cái nhìn khá tổng thể về nghi lễ và dân
ca nghi lễ Thái ở những khía cạnh cơ bản của văn hóa và văn học.
1.5. Thanh Hóa vùng đất “địa linh nhân kiệt” là nơi cư trú khá đông của đồng
bào Thái. Đây là nơi giao thoa giữa các ngành Thái của Việt Nam (Tây Bắc - Nghệ
An - Lào; Thái đen - Thái trắng - Thái đỏ) mỗi địa phương, mỗi dòng họ Thái lại có
những sắc màu riêng. Nên khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã chọn Thanh Hóa làm
vùng nghiên cứu chính.
1.6. Tác giả là người Thái sinh ra và lớn lên ở tỉnh Thanh Hóa nên có điều kiện
tiếp cận thực tế, có vốn hiểu biết nhất định về đời sống, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng của đồng bào mình. Thực hiện đề tài này tác giả hy vọng góp phần công sức
nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói chung
và tộc người Thái vùng Thanh Hóa nói riêng.
1.7. Nhóm tác giả Hà Nam Ninh, Hà Công Mậu, Hà Văn Thương là người con
của dân tộc Thái Thanh Hóa nên rất am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của dân
tộc mình. Các tác giả đều biết chữ Thái, có nhiều công trong việc sưu tầm dân ca
Thái, dịch thơ từ chữ Thái cổ ra lời Việt. Người viết Luận án may mắn được gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các tác giả, tiếp cận với pho tư liệu sống về văn hóa, văn học
dân gian Thái.
1.8. Trong khoa nghiên cứu văn học dân gian hiện nay, đối với các tác phẩm văn
học dân tộc thiểu số, việc các nhà nghiên cứu có thể phân tích trực tiếp trên văn bản
ghi chép tiếng địa phương, hay trực tiếp nghe hát- kể bằng tiếng dân tộc vẫn còn là
một công việc khó khăn và chưa phổ biến. Mã ngôn ngữ là một nhu cầu trung chuyển
giữa một bên đầu cầu là mã văn hóa và một bên chân cầu- điểm đến là mã thẩm mỹ.
Do đó, chỉ tiếp cận trực tiếp với ngôn ngữ gốc chúng ta mới có thể hiểu được gốc rễ
văn hóa và thẩm mỹ của tác phẩm.
Với những lý do trên và do khuôn khổ có hạn của luận án, chúng tui chọn hai
loại dân ca nghi lễ có vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
người Thái là dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca tang ma để nghiên cứu. Đề tài
nghiên cứu có tên: Dân ca nghi lễ của ngƣời Thái ở Thanh Hóa.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử về nghiên cứu, sưu tầm, công bố dân ca Thái.
Năm 1961, tác giả Mạc Phi công bố Tiễn dặn người yêu (xống chụ xôn xao). Tác
phẩm gồm 1846 câu thơ được sưu tầm từ dân tộc Thái tỉnh Yên Bái. Với người Thái
Tây Bắc, Tiễn dặn người yêu có một vị trí xứng đáng, là quyển sách quí nhất trong
mọi quyển sách quý. Là một kiệt tác dân gian, là lời của chàng trai dặn người yêu khi
tiễn nàng về nhà chồng.
Năm 1962 trong cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam do Nông Quốc Chấn chủ
biên đã giới thiệu khá nhiều ca dao- dân ca Thái về lao động sản xuất. Trong đó có cả
những bài viết và nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với các dân tộc Tây Bắc.
Năm 1979, tác giả Mạc Phi công bố các công trình sưu tầm về Dân ca Thái . Cũng
như bộ phận những bài dân ca, khặp (hát dân ca) của người Thái Thanh Hóa được sưu
tầm sớm vào năm 1983, trong cuốn Khặp Thái Thanh Hóa do Bùi Tiên sưu tầm. Năm
1986, cuốn Văn hóa truyền thống mường Ca Da do hai nhà Thái học ở mường Ca Da là
Hà Văn Ban và Cao Ngọc Bích chủ biên xuất bản. Cùng năm này, nhóm tác giả ở
Thường Xuân cho ra mất bạn đọc “Văn hóa truyền thống Thường Xuân”.
Năm 1988, tác giả Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự cho ra mắt công trình nghiên
cứu Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu. Trong công trình nghiên cứu
này, các tác giả đã sưu tầm và giới thiệu được một số tác phẩm VHDG Thái thuộc nhiều
thể loại: truyện thơ, sử thi, ca dao dân ca, tục ngữ… tại Mai Châu, Hòa Bình.
Năm 1990, cuốn Văn hóa truyền thống Lang Chánh được xuất bản, trong phần
dân ca các tác giả chỉ công bố phần dân ca đi đường, bài hát mời trầu- một tiểu loại
của dân ca sinh hoạt nghi lễ.

x32Qixn2As9iT73
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status