Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết: Ổ đỡ trục - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG

Chức năng :
Chi tiết thân đỡ trục là một chi tiết thường gặp trong các hệ thống cơ khí.
Chi tiết dạng ổ đỡ trục thường có chức năng như một ổ bi để định vị hay cữ chặn cho các trục.
Gồm: lỗ Φ40 lắp ổ bi.
Trên đế có lỗ Ф10 để cố định ổ đỡ.
Yêu cầu kỹ thuật :
Đối với lỗ Ф40: là bề mặt làm việc chính của chi tiêt.
Yêu cầu : Lỗ phải định tâm tốt.
Lỗ có cấp chính xác kích thước là cấp 7.
Kích thước lỗ là Ф40+0,025 (bảng 2-8; 61; [3]).
Theo (bảng 2.33; 96; [3] )ta có cấp chính xác kích thước là cấp 7 ta tra được cấp chính xác về hình dáng (cấp độ nhám) là cấp 7.Suy ra :
Độ nhám bề mặt lỗ là Ra=1,6 μm (bảng 2.29 ; 113 ; [8])
Độ đồng tâm của lổ là 0.03 (bảng 2.35; 101; [3])
Độ không vuông góc với mặt đầu là 0.016 (bảng 2.36; 102; [3])
Dung sai khoảng cách 2 tâm lỗ theo chiều dài:60 0.05 (bảng 2-37 ; 103 ; [3]).
Đối với mặt đế:
Yêu cầu: Mặt đế phải phẳng, thẳng, vuông góc với đường tâm của lỗ Φ40.
Trị số dung sai kích thước này không yêu cầu cao δ = Rz / (5-10)%. Chọn Rz = 25
Lỗ 10 vuông góc mặt đế:
Lỗ dùng lắp ghép bulong. Chọn cấp chính xác của lỗ và mặt trên lỗ là cấp 12
Độ nhám bề mặt lỗ là Rz =25 μm (khoan)
Độ nhám bề mặt của gờ trên lỗ là Rz =25 μm (phay)
Dung sai khoảng cách 2 tâm lỗ theo chiều dài:50 0.05 (bảng 2-37 ; 103 ; [3]).
Đối với lỗ 10 + rãnh
Lỗ dùng lắp ghép bulong. Chọn cấp chính xác của lỗ và mặt trên lỗ là cấp 12
Độ nhám bề mặt lỗ là Rz =25 μm (khoan + phay)
Độ nhám bề mặt của gờ trên lỗ là Rz =25 μm (phay)
Dung sai khoảng cách 2 tâm lỗ theo chiều dài: 60 0.05 bảng (2-37 ; 103 ; [3]).
Dung sai khoảng cách 2 tâm lỗ theo chiều rộng: 20 0.04 bảng (2-37 ; 103 ; [3]).
Vật liệu:
Vật liệu chế tạo thân đỡ trục số là: Gang Xám 15 – 32
Độ cứng HB: 160…194
Gang xám là hợp kim chủ yếu Sắt với Cacbon và có chứa một số nguyên tố khác như (0.54.5)% Si, (0.40.6)% Mn, 0.8% P, 0.12% S và một số nguyên tố không đáng kể như: Cr, Ni, Cu, Al …
Gang xám có độ bền nén cao, chịu mài mòn, tính đúc tốt, có độ bền trung bình, dễ gia công có tính làm giảm rung động nên được sử dụng nhiều trong ngành chế tạo máy.
CHƯƠNG II. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT

Trong sản xuất nguời ta chia ra làm ba dạng chính:
Sản xuất đơn chiếc
Sản xuất hàng lọat( nhỏ, vừa, lớn)
Sản xuất hàng khối
Việc phân biệt dạng sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mang tính tương đối.
Dưới đây là một trong những cách phân lọai phổ biến :

Dạng sản xuất Q1 – Trọng lượng chi tiết
> 200 kg 4 – 200 kg < 4kg
Sản lượng hàng năm ( chiếc/năm )
Đơn chiếc < 5 < 10 < 100
Hàng lọat nhỏ 10 – 55 10 – 200 100 – 500
Hàng lọat vừa 100 – 300 200 – 500 500 – 5000
Hàng lọat lớn 300 – 1000 500 – 1000 5000 – 50.000
Hàng khối > 1000 > 5000 > 50.000

Trọng lượng chi tiết:
Trọng luợng chi tiết đuợc xác định theo công thức: Q1 = V. (kg ).
Q1: trọng lượng chi tiết (kg).
V: thể tích chi tiết (dm3).
: trọng luợng riêng của vật liệu chế tạo chi tiết (gang xám 6,8 ÷ 7,2).
Chọn  = 7.2kg/dm3.
Kiểm tra V trong phần mềm Pro/Creo Parametric 1.0 ta được :
V= 1.0922115.105 mm3 = 0.10922115dm3
Suy ra Q1 = 0,10922115.7,2 = 0.78kg.



2V8fbuV4h9OzHFF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status