Phương thức “huyền thoại hóa” hình tượng nữ giới trong văn học cách mạng việt nam giai đoạn 1954 – 1975 - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận............................................................................... 6
NỘI DUNG.................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH HUYỀN THOẠI ........................... 7
1.1. Khái niệm “huyền thoại” và “huyền thoại hóa” .................................... 7
1.2. Phê bình huyền thoại – nguồn gốc và quá trình phát triển................... 10
1.3. Phê bình huyền thoại một hướng tiếp cận giàu tiềm năng ................... 14
Chương 2. “HUYỀN THOẠI HÓA” NHÂN VẬT NỮ GIỚI NHƯ MỘT HỆ
THỐNG TU TỪ NGHỆ THUẬT................................................................. 16
2.1. Sự quy chiếu các mẫu gốc của huyền thoại......................................... 16
2.1.1. Mẹ Tổ quốc .................................................................................. 16
2.1.2. Nữ anh hùng chiến trận ................................................................ 25
2.1.3. Con người bất hạnh được cứu rỗi ................................................. 31
2.2. Thủ pháp trùng điệp và khoa trương, khuyếch đại.............................. 38
2.2.1. Thủ pháp trùng điệp ..................................................................... 38
2.3. Mô típ thiện – ác đối đầu và cái kết có hậu......................................... 46
2.3.1. Mô típ thiện ác đối đầu................................................................. 46
2.3.2. Mô típ cái kết có hậu .................................................................... 52
KẾT LUẬN.................................................................................................. 56 xúc động viết về chị Út Tịch người con gái miền Nam có phẩm chất anh hùng
và những người phụ nữ miền Nam đang quên mình chiến đấu vì dân tộc.
Chưa bao giờ truyền thống anh hùng của Bà Trưng, Bà Triệu lại được bộc lộ
rõ nét như vậy. Chị Út Tịch gợi ta liên tưởng đến hình ảnh Bà Triệu một
người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh với quyết tâm ra trận đánh giặc cứu nước nhà
không chịu can tâm “khom lưng làm tì thiếp người”. Chị Út Tịch trở thành
niềm kiêu hãnh của xóm làng, của những người phụ nữ miền Nam. Ngoại
hình của chị không quá xuất sắc nhưng chính phẩm chất tinh thần đã làm cho
chị can đảm đối đầu với những khó khăn mà chị gặp phải trong chiến đấu.
Lúc nào chị cũng có lòng tin vào mình, tin vào cách mạng để tiếp tục chiến đấu
“bị giặc lùng bắt, Út bồng đứa con mới đẻ lưu lạc lên Sa Đéc ở đó chị móc nói
được với cơ sở nội tuyến, đi tìm anh em mình vô phá cầu lấy bót Cay Châu”.
Đó là sức sống kiên cường, bất diệt của những con người vì cách mạng, mặc dù
bị lung bắt, phải bồng con nhỏ chạy chốn nhưng chị Út Tịch vẫn khồn đầu
hàng trước số phận. Cho dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu chị vẫn luôn tìm cách
để hoạt động cách mạng. Mặc dù trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khi mọi
người đi tập kết hết mà vợ chồng Út phải ở lại nhưng không vì vậy mà nản
lòng Út đã khẳng khái nói “trước mình đã dám đánh nó thì bây giờ chẳng có gì
đáng sợ”. Trong mọi hoàn cảnh thì chị vẫn giữ tấm lòng với cách mạng dù
trong hoàn cảnh cái chết cận kề. Lòng yêu nước như ăn sâu vào máu thịt của
những con người nơi đây mà chị Út là thay mặt cho họ.
Chúng ta thấy trong chị Út có phảng phất chút gì đó bóng dáng Bà
Triệu. Mặc dù, hai người phụ nữ ở hai thời đại lịch sử khác nhau nhưng họ có
chung khí phách gan dạ, ý chí quật cường. Nguyễn Thi đã khoác lên nhân vật
Út Tịch lớp vỏ huyền thoại nhằm tạo ra một tấm gương sáng, một bức tượng
đài hoành tráng về người phụ nữ Việt Nam. Qua đó, giác ngộ tinh thần cách
mạng cho quần chúng nhân dân. Nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi cũng là một nữ anh hùng, một thay mặt tiêu biểu cho người phụ
nữ Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ba má Chiến đều chết trong
chiến tranh, Chiến thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy
Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.
Chiến lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong
chiến tranh. Chính hoàn cảnh này đã hun đúc nên tinh thần cách mạng, lòng
căm thù giặc của Chiến.
Trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về cuộc sống chiến
đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổ trinh sát mặt đường – Phương
Định, Nho, Thao. Họ sống trong một cái hang, trên cao điểm tại một vùng
trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ. Công việc của
họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố
bm do địch gây ra, đánh dấu những quả bm chưa nổ và phá bom. Đây là
một công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng họ vẫn không
mất đi sự hồn nhiên, niềm tin vào cuộc sống của tuổi trẻ, họ vẫn có những
phút giây thảnh thơi, thơ mộng. Đi chiến đấu nhưng vẫn luôn đem theo mình
một cái gương nhỏ cho thấy sự hồn nhiên yêu đời của họ. Trong hoàn cảnh
mưa bm bão đạn họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau dù cho mỗi
người một tính cách. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng
đội hết lòng e sợ và chăm sóc cho Nho.
Đó còn là hình ảnh của những thanh niên xung phong trong bài Cúc Ơi!
của Yến Thanh, Gửi em cô thanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật...
Những cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng họ không tiếc đời mình tham gia vào
sự nghiệp đấu tranh giải phóng nước nhà. Trong bài thơ của mình Yến Thanh
đã xúc động trước cái chết của 10 cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là
Hồ Thị Cúc. Họ ra đi khi mọi việc còn dang dở: “Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn.”
(Cúc ơi! – Yến Thanh)
Hồ Thị Cúc cũng như hàng triệu cô gái Việt Nam khác hiền lành, chất
phác, với mong ước giản đơn được yêu, được học hành... Thế mà chị đã vĩnh
viễn ra đi! Ra đi vì sự nghiệp của đất nước, cái chết của chị để lại bao xót
thuương trong lòng đồng đội, cũng như bao người dân Việt Nam.
Đó còn là hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ
âm thầm, lặng lẽ song họ cũng góp công lớn trong sự nghiệp giải phóng nước
nhà. Đó là những cô gái mở đường trong những năm kháng chiến chống Mĩ:
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...”
(Khoảng trời hố bm – Lâm Thị Mĩ Dạ)
Tác phẩm được viết trong thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ diễn ra
ác liệt. Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ hầu như không ngày nào không có sự hi
sinh của bộ đội, của thanh niên xung phong. Cô gái mở đường trẻ trung trong
bài thơ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược. Để đảm bảo
an toàn cho đoàn xe người con gái ấy đã lấy thân mình để đánh lạc hướng kẻ
thù. Cái chết của cô gái “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, mặc dù trẻ tuổi
nhưng người con gái ấy anh dũng, kiên cường và bất khuất. Là thay mặt tiêu
biểu cho bao người con gái Việt Nam lúc bấy giờ.
Với Hòn Đất của Anh Đức cũng khéo léo kể lại huyền thoại về người
con gái xứ dừa (nhân vật Sứ) thông qua hình tượng nhân vật người anh hùng
trong truyền thuyết. Ta bắt gặp ở nhân vật Sứ không chỉ có sự anh hùng, gan

bRK2NClZuCQ7oU4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status