Skkn một số kinh nghiệm giảng dạy phần đội ngũ từng người không có súng - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
II. NỘI DUNG

Tr.4


1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Khảo sát chất lượng học sinh 4 lớp 10 cùng kỳ ba năm học trước
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Tr.5

5. Các giải pháp đã thực hiện
5.1. Công tác chuẩn bị bài
5.2. Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ
5.3. Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy, chào Tr.9
5.4. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân

Tr.11

5.5. Động tác chạy đều, đứng lại, đổi chân khi đang chạy đều

Tr.16

5.6. Luyện tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Tr.17

6. Kết quả

Tr.18

III. PHẦN KẾT LUẬN

Tr.19

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr.20

2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là môn học nằm trong chương trình dạy học
của các trường THPT và là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc
phòng toàn dân. Tầm quan trọng của môn học này là ở chỗ góp phần giáo dục thế
hệ tương lai của đất nước có lý tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức, truyền thống
lịch sử, niềm tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và các lược
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác
phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh. Bên
cạnh đó môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh trang bị cho các em học sinh hệ
thống kiến thức, hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân; nắm bắt kiến thức cơ bản
trong việc đảm bảo trật tự an ninh, an toàn trong và ngoài trường học; có kiến thức
ban đầu về phòng thủ dân sự; nắm vững bản chất, cấu tạo, những chức năng kỹ
thuật, chiến thuật, sở dụng được một số vũ khí bộ binh thông thường, tạo tiền đề
cho việc tiếp tục học hay ứng dụng vào học tập, công tác sau này.
Do tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng nói chung, môn Giáo
dục Quốc phòng - An ninh trong nhà trường nói riêng, trong thời gian qua, các cấp,
các ngành đã có nhiều văn bản, Chỉ thị về việc nâng cao chất lượng dạy và học
môn học này. Chỉ thị 12 CT/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng - an ninh trong tình hình mới; Nghị
định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2007 về công tác giáo dục quốc
phòng - an ninh; Chỉ thị số 57/2007/BGD&ĐT ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục quốc phòng - an ninh
trong ngành giáo dục; Ngày 25 tháng 02 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký
Nghị định số: 13/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo
dục quốc phòng và an ninh, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10
tháng 4 năm 2014.
Bắt đầu từ năm học 2008-2009, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ở các
trường THPT, môn giáo dục quốc phòng được tổ chức dạy và học theo phân phối
chương trình, thời lượng dành cho bộ môn này được kéo dài thêm, rải đều trong
suốt cả năm học và được đánh giá, tính điểm như những môn học khác.
Việc đào tạo sinh viên sư phạm ngành giáo dục quốc phòng, đào tạo văn
bằng 2 (Giáo dục Quốc phòng – An ninh) đã được Bộ GD&ĐT quan tâm thực hiện
để góp phần thay đổi tình trạng thiếu hụt trầm trọng giáo viên môn giáo dục quốc
phòng trong trường phổ thông như hiện nay. Để thúc đẩy chất lượng dạy và học
môn Giáo dục quốc phòng, năm học 2012-2013 vừa ngành giáo dục đã tổ chức kỳ
thi giáo viên giỏi cấp toàn quốc. Năm học 2013-2014 Bộ cũng đã tổ chức Hội thao
quốc phòng cấp toàn quốc cho học sinh phổ thông.
Tuy có vai trò, vị trí quan trọng như vậy nhưng do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác nhau, chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng
trong không ít nhà trường THPT thời gian qua còn bị xem nhẹ.
Để góp phần nâng cao chất lượng môn học Giáo dục Quốc phòng – An
ninh nói chung và nội dung giáo dục đội ngũ nói riêng, từ năm học trước tui đã
có ý thức trong việc nghiên cứu giảng dạy và mạnh dạn đưa ra một số kinh
nghiệm qua thực tế giảng dạy.

3


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Nguyên lý giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh: Thực
hiện đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lý thuyết đi đôi với
thực hành; giáo dục trong nhà trường kết hợp tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trong các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư.
Từ nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của môn học, có sự đầu tư,
nghiên cứu, chuẩn bị và thực hiện tốt công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết
quả.
2. Thực trạng của vấn đề
a) Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm giảng dạy đội ngũ cá nhân và đội ngũ đơn vị trong môn
Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
b) Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng áp dụng là học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 trường
THPT số 1 thành phố Lào Cai năm học 2013-2014.
3. Khảo sát chất lượng học sinh 4 lớp 10 cùng kỳ ba năm học trước

Năm học

Học lực

Tổng sô học sinh
Giỏi

Khá

T.B

2010-2011

160

30

31

99

2011-2012

155

31

35

94

2012-2013

142

29

37
76

4


4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a) Thuận lợi:
Việc giảng dạy và học tập môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh đã có
nhiều thuận lợi do được sự quan tâm chỉ đạo của cấc cấp, các ngành, nhất là
lãnh đạo trường THPT số 1 Thành phố Lào Cai. Số lượng giáo viên biên chế đủ,
gồm có năm người, hàng năm đều được tập huấn về môn GDQP-AN, trong đó
có một đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi Quốc gia môn GDQP-AN.
Trang thiết bị, công cụ GDQP-AN đã được trang bị khá đầy đủ theo danh
mục thiết bị cho giảng dạy, học tập.
Hầu hết học sinh có nhận thức tốt, có ý thức và hứng thú trong học tập,
luyện tập môn GDQP-AN.
b) Khó khăn:
Tuy biên chế đủ số lượng giáo viên, nhưng cả năm thầy, cô giảng dạy
môn GDQP đều là kiêm nhiệm, trong đó mới chỉ có một đồng chí có chứng chỉ
học 6 tháng môn GDQP-AN.
Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn do sân bãi chật hẹp,
không có sân, nhà tập riêng. Do đó. việc khai thác sử dụng các thiết bị cũng bị
ảnh hưởng.
Còn có một bộ phận học sinh chưa tích cực, còn xem nhẹ môn học
GDQP-AN.
5. Các giải pháp đã thực hiện
5.1. Công tác chuẩn bị bài
- Soạn bài chu đáo, thục giảng trước khi lên lớp.
- Xác định rõ trọng tâm nội dung dạy:
+ Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.
+ Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân.
5

22TGj4KMheBpCwy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status