Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội - Pdf 10

Chuyên Đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Để quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thành công, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng
phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có thông qua các
hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng thế mạnh của
đất nước, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển
để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách
tụt hậu và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham gia
hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993. Trải qua hơn 15 năm hoạt động, tuy còn
non trẻ, nhưng hoạt động TTQT tại BIDV đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần
đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản
phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng trong nước. Tuy nhiên, do còn mới mẻ, nên hoạt
động TTQT tại BIDV vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề rủi ro trong
TTQT, một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng không chỉ về tài sản vật
chất mà cả uy tín trên trường quốc tế. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Ngân hàng là
“Phát triển bền vững”, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải tìm ra các
giải pháp để phòng ngừa, hạn chế tối đa các rủi ro trong hoạt động TTQT. Xuất phát từ
thực tế đó, em đã chọn đề tài “Những giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để làm chuyên đề thực tập của mình.Ngoài
phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương
Chương I: Những vấn đề cơ bản về các rủi ro TTQT của Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
1
Chuyên Đề thực tập

Với tư cách là một bên liên quan trong các hoạt động TTQT, ngân hàng cũng
giống như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu sẽ có thể gặp phải những rủi ro gây ảnh
hưởng đến uy tín và tài sản của ngân hàng.
Vậy rủi ro TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình
thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phát sinh từ
quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế (nhà xuất khẩu, nhà nhập
khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian) hoặc những
nguyên nhân khách quan khác gây nên.
2.2. Phân loại rủi ro TTQT:
Rủi ro TTQT của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại như sau:
- Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp)
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro ngoại hối
- Rủi ro ngân hàng đại lý
- Rủi ro pháp lý
- Rủi ro chính trị
- Rủi ro đạo đức
2.2.1. Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp)
Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTQT. Do vậy
đây là những rủi ro mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán
bộ TTQT tại các ngân hàng. Các ngân hàng giữ vai trò khác nhau trong từng phương
thức TTQT, do vậy mức độ rủi ro kỹ thuật cũng khác nhau.
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
3
Chuyên Đề thực tập
a.Trong phương thức chuyển tiền
Khách hàng (là người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định
cho một người hưởng (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện
chuyển tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian phục vụ theo chỉ dẫn của khách
hàng.

có trách nhiệm kiểm tra kỹ chỉ dẫn nhờ thu: D/P – trả ngay hay D/A - trả chậm, người
trả tiền, ngân hàng nhờ thu… Nếu thực hiện sai chỉ dẫn của khách hàng, gửi bộ chứng
từ không đúng địa chỉ, không đòi được tiền, hoặc làm thất lạc chứng từ của khách hàng
trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ngân hàng nhờ thu phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho người xuất khẩu.
Trong phương thức nhờ thu, khách hàng muốn thông qua ngân hàng để ràng
buộc việc nhận hàng với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu. Ngân hàng nhờ thu
được chỉ dẫn trả chứng từ nếu người nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ D/P hoặc chấp
nhận thanh toán bộ chứng từ D/A. Ngân hàng nhờ thu có thể gặp rủi ro nếu không đọc
kỹ chỉ dẫn của bộ chứng từ nhờ thu, trả chứng từ khi chưa yêu cầu nhà nhập khẩu nộp
tiền để thanh toán bộ chứng từ D/P, hoặc thực hiện thanh toán không đúng chỉ dẫn
thanh toán (Payment Instruction) của ngân hàng nhờ thu, dẫn đến thất lạc hoặc chậm
trễ trong việc chuyển trả tiền.
c.Phương thức bảo lãnh
Thường được thực hiện dưới hai hình thức: thư bảo lãnh của ngân hàng (Letter
of Guarantee) và thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).Trong phương thức này, ngân
hàng là người bảo lãnh, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định
nếu người được bảo lãnh vi phạm những nghĩa vụ đã quy định trong thư bảo lãnh hoặc
tín dụng dự phòng. Ngân hàng chỉ thực hiện cam kết của mình khi người được bảo
lãnh vi phạm nghĩa vụ của mình. Do đó không phải trong mọi trường hợp bảo lãnh,
ngân hàng đều phải thanh toán cho người thụ hưởng.
Có rất nhiều hình thức bảo lãnh quốc tế như Bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán… Yêu cầu phát hành bảo
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
5
Chuyên Đề thực tập
lãnh có thể xuất phát từ chính khách hàng, người được bảo lãnh hoặc từ một ngân
hàng. Trong trường hợp nhận được đề nghị bảo lãnh từ khách hàng, ngân hàng phải
xem xét, đánh giá năng lực tài chính, uy tín kinh doanh của khách hàng, tính khả thi
của dự án mà khách hàng để nghị bảo lãnh. Đồng thời phải có các biện pháp đảm bảo

Việc đưa quá nhiều chi tiết kỹ thuật vào L/C một mặt không thể giúp cho ngân hàng và
nhà nhập khẩu kiểm soát được chất lượng hàng hoá thực tế, mặt khác lại dễ gây nhầm
lẫn, sai sót trong khi phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, dẫn đến tranh chấp giữa các
bên.
Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành, ngân hàng
phát hành có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ
hoàn hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng. Khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng
phát hành có thể rơi vào những tình huống sau:

- Tình huống thứ nhất: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo
- Tình huống thứ hai: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ bất đồng
- Tình huống thứ ba: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ bất đồng
- Tình huống thứ tư: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo.
Tình huống thứ nhất và thứ hai là hai tình huống phù hợp với quyền và trách
nhiệm của ngân hàng phát hành, do vậy không có vấn đề tranh cãi xảy ra. Tình huống
thứ ba và thứ tư là những sai sót của ngân hàng phát hành trong quá trình tác nghiệp,
dẫn đến rủi ro. Ở tình huống thứ ba, nhà nhập khẩu từ chối trả tiền cho ngân hàng phát
hành, trong khi ngân hàng phát hành đã thanh toán cho người thụ hưởng. Trong tình
huống thứ tư, người thụ hưởng sẽ kiện ngân hàng phát hành vì không thực hiện cam kết,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành. Việc xác
định tình trạng bộ chứng từ là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cán bộ tác nghiệp
phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu nghiệp vụ và thông lệ quốc tế
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
7
Chuyên Đề thực tập
Đối với ngân hàng thông báo L/C: Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm
kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng
không chậm trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp quyết định
không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành không chậm
trễ.

Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và có truy đòi.
Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu nếu không đòi được
tiền từ ngân hàng phát hành thì có quyền đòi hoàn lại số tiền đã chiết khấu từ người thụ
hưởng. Ngược lại, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, trong mọi tình huống, ngân
hàng chiết khấu không được phép đòi lại từ người thụ hưởng. Hình thức chiết khấu
miễn truy đòi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệ chiết
khấu thường nhỏ hơn hình thức chiết khấu có truy đòi. Để đảm bảo cao nhất khả năng
đòi tiền từ ngân hàng phát hành, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ phải hoàn toàn phù
hợp với quy định của L/C.
Đối với ngân hàng xác nhận:
Ngân hàng xác nhận có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kết
thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác
nhận xuất hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngân
hàng phát hành thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậy
đối với mình xác nhận L/C nói trên.
Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽ
thanh toán cho họ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng phát
hành không có khả năng thanh toán. Do vậy, ngân hàng xác nhận có trách nhiệm kiểm
tra và định đoạt tình trạng bộ chứng từ do khách hàng xuất trình, nếu chứng từ phù hợp
thì tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng và đòi bồi hoàn từ ngân hàng phát hành.
Ngân hàng xác nhận sẽ gặp rủi ro nếu không phát hiện ra bộ chứng từ có bất
đồng vì đã thanh toán cho người thụ hưởng nhưng không đòi bồi hoàn được từ ngân
hàng phát hành. Việc ngân hàng xác nhận trả tiền cho người thụ hưởng là miễn truy
đòi, do vậy việc xác nhận L/C cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh rủi ro do năng lực
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
9
Chuyên Đề thực tập
tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành không tốt, ngân hàng xác nhận còn gặp
những rủi ro về nghiệp vụ. L/C do ngân hàng phát hành phát hành và có quyền định
đoạt cuối cùng đối với bộ chứng từ. Để đảm bảo an toàn cho mình, khi tiến hành xác

yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% trị giá L/C, ngân hàng xác nhận có thể phải
đối mặt với rủi ro tín dụng khi ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hoặc bị
phá sản.
Tóm lại, các rủi ro tín dụng là những rủi ro khách quan, do một chủ thể khác
gây ra nên rất khó phòng tránh. Những rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình
tài chính, năng lực kinh doanh của các ngân hàng, các doanh nghiệp. Để phòng tránh
được các rủi ro tín dụng, cần phải xem xét, nắm vững tình hình tài chính cũng như uy
tín, khả năng thanh toán của bên đối tác để có thể ra quyết định đúng đắn. Chính vì
vậy, việc lựa chọn các khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là
điều vô cùng quan trọng trong quan hệ thanh toán quốc tế.
2.2.3. Rủi ro ngoại hối
Trong hoạt động TTQT, người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai nước khác
nhau nên loại tiền tệ sử dụng trong hoạt động TTQT là ngoại tệ đối với ít nhất một bên.
Khi đó sẽ xuất hiện tỷ giá hối đoái quy đổi giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.Việc lựa
chọn đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương phụ thuộc vào các yếu tố như
tương quan lực lượng của hai bên mua bán, vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc
tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới…
Rủi ro ngoại hối liên quan đến trạng thái hối đoái mở (open position) và tỷ
giá hối đoái của một đồng tiền nhất định. Nếu như trạng thái hối đoái mở là dương
(Long position) đối với một loại ngoại tệ, mà loại ngoại tệ đó bị giảm giá thì ngân hàng
sẽ gặp rủi ro. Ngược lại, nếu trạng thái hối đoái mở là âm (short position) và loại ngoại tệ
đó lên giá thì ngân hàng cũng gặp rủi ro về tỷ giá. Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều
nhân tố khác nhau mà các nhân tố này thường xuyên thay đổi kéo theo sự biến động
không ngừng của tỷ giá hối đoái. Cho dù chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giá hối
đoái nhưng khối lượng ngoại hối lớn thì cũng sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn, thậm chí có thể
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
11
Chuyên Đề thực tập
dẫn đến tình trạng phá sản. Vì vậy các ngân hàng phải luôn tìm cách cân bằng trạng thái
hối đoái thực để hạn chế bớt những thiệt hại của rủi ro này.

TTQT, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, luật giải quyết tranh chấp khi có vấn
đề khiếu kiện phát sinh. Vấn đề pháp lý trong hoạt động TTQT cũng là một nội dung
quan trọng và rất phức tạp, do các bên liên quan trong hoạt động TTQT ở các quốc gia
khác nhau, trong điều kiện môi trường pháp lý và hệ thống luật pháp. Trong hệ thống
luật pháp điều chỉnh các hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt động TTQT nói riêng
gồm có luật quốc tế và luật quốc gia.
Để điều chỉnh các phương tiện thanh toán đang được sử dụng rộng rãi trong
hoạt động TTQT hiện nay, luật thống nhất về Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc đã được ban
hành và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.
Luật quốc tế điều chỉnh hối phiếu và kỳ phiếu
Hối phiếu và kỳ phiếu là những công cụ TTQT được sử dụng rộng rãi, đặc biệt
là hối phiếu. Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho
người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất
định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định
cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc
người cầm phiếu. Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ viết ra để cam kết trả
tiền cho người hưởng lợi. Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do
người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo
lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu.
Để thống nhất giải thích về hối phiếu và kỳ phiếu, Ủy ban Luật thương mại quốc
tế của Liên hiệp quốc kỳ họp thứ 15, New York đã ban hành Luật kỳ phiếu và hối phiếu
quốc tế (International Bills of Exchange and Promissory Note) số A/CN, 9/11 ngày
18/02/1982. Bên cạnh đó, trong một công ước quốc tế được ký tại Genever năm 1930
trong đó ban hành một luật điều chỉnh về hối phiếu là “Luật điều chỉnh về hối phiếu”
(Uniform Law for Bills of Exchange – ULB). Công ước này quy định rõ về hình thức và
nội dung lập hối phiếu, quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan đến hối
phiếu (người ký phát, người trả tiền, người hưởng lợi, người chuyển nhượng, người cầm
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
13
Chuyên Đề thực tập

Chuyên Đề thực tập
các ngân hàng và khách hàng khi tham gia hoạt động TTQT. ISBP đã góp phần giảm
các tranh cãi về bất đồng chứng từ do cách hiểu, các giải thích khác nhau của các bên
liên quan gây ra.
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (Uniform Rules for
Bank to Bank – URR 525) do Phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1995. Quy tắc
này quy định về cách thức áp dụng hoàn trả theo tín dụng chứng từ, nghĩa vụ và trách
nhiệm của các ngân hàng tham gia, hình thức và ghi chú về uỷ quyền hoàn trả, sửa đổi
uỷ quyền hoàn trả, yêu cầu hoàn trả và các cam kết hoàn trả….
Những tập quán quốc tế chỉ là những quy phạm pháp lý tuỳ ý, không bắt buộc.
Do vậy mỗi nước vận dụng các tập quán quốc tế không giống nhau. Ví dụ, UCP 600 do
phòng thương mại quốc tế phát hành điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ. Tuy
nhiên, nếu một L/C muốn áp dụng UCP 600 thì phải dẫn chiếu đến UCP trong nội
dung của L/C. Mặt khác, các ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một số điều của UCP
cũng như từ chối áp dụng một số điều khác bằng việc miễn trừ trong nội dung của L/C
phát hành. Như vậy, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước, từng ngân
hàng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật nước đó. Luật quốc gia thông
thường tôn trọng và ít khi có đối đấu với luật hoặc tập quán quốc tế, nhưng không phải
là không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt giữa luật quốc gia và luật quốc tế thì luật
quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng. Quan điểm của phòng thương mại quốc tế là các tập
quán thương mại quốc tế không thể thay thế luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt
nhất là để cho toà án xem xét giải quyết. Tuy nhiên trên thực tế chưa có một toà án
quốc tế đủ mạnh để áp đặt các chế tài đối với các bên liên quan.
Rủi ro pháp lý còn liên quan đến vấn đề vi phạm pháp luật của các khách hàng,
hoặc các ngân hàng, gây ảnh hưởng đến các đối tác. Việc ngân hàng nhận phát hành
các L/C nhập khẩu những mặt hàng bị cấm nhập khẩu hoặc chuyển các khoản tiền
không đúng mục đích, không theo quy định của chế độ quản lý ngoại hối của mỗi nước
là vi phạm pháp luật. Các khách hàng có những sai phạm trong hoạt động kinh doanh
dẫn đến việc bị truy tố trước pháp luật cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng
trong các giao dịch TTQT.

vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế, bởi vì các bên đối tác thường ở cách xa
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
16
Chuyên Đề thực tập
nhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán. Do vậy có thể không nắm
rõ những thông tin về uy tín, đạo đức kinh doanh, năng lực tài chính của đối tác. Hơn
nữa, do các bên đối tác ở cách xa nhau nên điều kiện tiếp cận thường xuyên để theo
dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện như vậy,
các rủi ro đạo đức rất dễ xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả khách hàng lẫn
các ngân hàng.
Trong các phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu, ngân hàng chỉ đóng
vai trò trung gian nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro đạo đức của các bên liên
quan. Tuy nhiên, trong phương thức tín dụng chứng từ, các hành vi đạo đức của bất kỳ
một đối tác nào đều ảnh hưởng nhiều đến các ngân hàng tham gia. Sau đây là một số
rủi ro đạo đức thường gặp trong hoạt động TTQT:
Rủi ro đạo đức của nhà xuất khẩu: Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng
từ là việc thanh toán hoàn toàn dựa trên bề mặt chứng từ, không liên quan tới hàng hoá.
Khi nhận được một bộ chứng từ xuất trình, ngân hàng phát hành chỉ có khả năng và
trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của chứng từ xét trên bề mặt, mà không thể thẩm
định tính xác thực của chứng từ, càng không thể kiểm tra được tình trạng của lô hàng
nhập khẩu. Nếu nhà xuất khẩu cố tình giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hoặc
không giao hàng nhưng vẫn lập một bộ chứng từ giả mạo phù hợp với quy định của L/
C để đòi tiền, ngân hàng phát hành theo cam kết phải trả tiền cho nhà xuất khẩu trong
khi nhà nhập khẩu không được nhận hàng theo đúng hợp đồng. Nhà nhập khẩu là
người gánh chịu rủi ro cuối cùng song nếu ngân hàng phát hành là người cấp tín dụng
cho nhà nhập khẩu thì rủi ro của nhà nhập khẩu cũng là rủi ro của ngân hàng. Nếu bộ
chứng từ đó đã được chiết khấu thì ngân hàng chiết khấu cũng gặp rủi ro.
Rủi ro đao đức của nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu là người có nghĩa vụ thanh
toán đối với ngân hàng phát hành. Còn ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán
cho nhà xuất khẩu. Nếu L/C đã ký quỹ 100% thì khi chứng từ phù hợp, ngân hàng tự

tế còn thấp, nhiều khách hàng chưa có kinh nghiệm, chấp nhận ký kết những hợp đồng
có những điều kiện thanh toán bất lợi kéo theo rủi ro cho ngân hàng
Các ngân hàng đại lý cố tình không thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mình
hoặc vì các lý do chính trị, kinh tế .. mà không thực hiện được, gây tổn thất cho khách
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
18
Chuyên Đề thực tập
hàng và BIDV. Rủi ro do đặc điểm của bản thân phương thức thanh toán được sử dụng
đem lại.
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán
quốc tế nói riêng còn thiếu và có nhiều bất cập. Hiện nay chưa có một văn bản nào điều
chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế.
Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan còn chưa
ổn định, thay đổi gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế.
Thị trường ngoại tệ chưa phát triển, tỷ giá các ngoại tệ mạnh không ổn định, các
cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
và khách hàng, đồng thời làm tăng rủi ro về ngoại hối của ngân hàng. Hơn nữa, các
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển, chủ yếu dừng lại ở giao
dịch mua bán giao ngay (spot), các giao dịch mua bán kỳ hạn còn rất hạn chế.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Trình độ cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập, nhiều khi còn thiếu tinh
thần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, không nắm chắc và tuân thủ quy
trình thanh toán quốc tế.
Chưa có các cơ chế thống nhất, đồng bộ để đảm bảo khả năng thanh toán như
cơ chế thành lập quỹ dự phòng rủi ro thanh toán quốc tế, cơ chế phối hợp giữa nghiệp
vụ thanh toán quốc tế và quản lý tín dụng xuất nhập khẩu.
Các hình thức dịch vụ còn đơn điệu, một chiều, chưa đa dạng hoá để giảm
thiểu, phân tán rủi ro và thu hút nguồn ngoại tệ mạnh
Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chưa đồng bộ và phát triển kịp thời so với xu
thế phát triển và nhu cầu thanh toán quốc tế, làm ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán, gây

chứng từ theo L/C, từ chối bộ chứng từ do những lỗi bất đồng không hợp lệ, không
thực hiện hoàn trả đúng cam kết …)
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
20
Chuyên Đề thực tập
Những rủi ro dù là về uy tín hay tài chính đều gây thiệt hại trực tiếp đến kết quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đề xuất nhiều giải
pháp để phòng ngừa tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I.Tổng quan về hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam
1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và
phát triển ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất
tại Việt Nam.
Ngày 26/04/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 177/Ttg thành lập
“Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” tại Bộ Tài chính, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến
thiết cơ bản”. Nhiệm vụ ban đầu của Ngân hàng là thanh toán và quản lý vốn do Nhà
nước cấp cho xây dựng cơ bản nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và hỗ trợ công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Nhằm cải tiến cơ chế hoạt động của Ngân hàng, ngày 24/06/1981, Chính phủ đã
có Quyết định số 259/CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ
tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước.
Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường, sau khi 02 Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời, ngày 14/10/1990 Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 401/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam thay thế Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 26/11/1990,

với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
22
Chuyên Đề thực tập
pháp nhân kinh tế độc lập, bao gồm Công ty thuê mua tài chính, Công ty chứng khoán,
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
+ Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các
đối tác nước ngoài, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngân
hàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân
hàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào – Banque pour
le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc (liên doanh với
Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc)
+ Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông
tin, Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thực
hiện hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và được
tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu.
II.Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
1.Mô hình tổ chức:
Từ năm 1990, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường nên
các giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng lên. Đặc biệt là từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì
ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thanh toán quốc tế của các khách hàng có quan hệ
tín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chính bắt
đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Ban đầu do lượng khách hàng chỉ bó hẹp ở
những khách hàng có quan hệ tín dụng có nhu cầu thanh toán quốc tế, nên ngoài việc
thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, phòng Kinh tế đối ngoại còn đảm nhiệm các
nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, quan hệ quốc tế… Sau này, để đáp
ứng được nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng, các nghiệp vụ dần
được tách riêng, và Phòng Kinh tế đối ngoại được đổi tên thành phòng Thanh toán

toán quốc tế của BIDV. Do vậy, doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức này
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV.
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
24
Chuyên Đề thực tập
Về bản chất của việc mở thư tín dụng là ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán
cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản,
điều kiện của thư tín dụng. Để tránh rủi ro trong việc thực hiện cam kết thanh toán,
Ngân hàng phải xem xét rất kỹ nguồn vốn thanh toán thư tín dụng.
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn vay của BIDV, khách hàng không
cần kí quỹ. Đây là các giao dịch an toàn về nguồn vốn thanh toán nhưng lại tiềm ẩn rủi
ro về tín dụng. Khối lượng những giao dịch này chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao
dịch tín dụng chứng từ tại BIDV (chiếm khoảng 50% tổng khối lượng giao dịch bằng
phương thức tín dụng chứng từ của BIDV)
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tài trợ uỷ thác của các tổ chức
quốc tế, khách hàng cũng không cần ký quỹ. Các giao dịch này không nhiều nhưng
thường có trị giá lớn, nằm trong các dự án ODA do các tổ chức nước ngoài hoặc các
quốc gia cấp cho Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giao thông công cộng, cấp
thoát nước… Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức tín dụng chứng từ bằng
Thư cam kết của tổ chức cấp ODA hoặc rút tiền từ tài khoản đặc biệt của khách hàng
mở tại BIDV.
Đây là các giao dịch an toàn về vốn nhưng rất phức tạp về nghiệp vụ và khả
năng thu phí dịch vụ còn hạn chế.
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng nguồn vốn của bên thứ ba như vốn vay
của ngân hàng khác, vốn đồng tài trợ, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, ngoài việc
xem xét điều kiện tín dụng của bên thứ ba đó, BIDV còn yêu cầu khách hàng phải có
ký quỹ tối thiểu 5%. Mức độ rủi ro của các giao dịch này phụ thuộc vào uy tín và năng
lực tài chính của bên thứ ba cấp tín dụng hoặc bảo lãnh và các điều kiện khoản vay.
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tự có, BIDV yêu cầu khách hàng
phải ký quỹ tối thiểu 5% và có các biện pháp đảm bảo cho nguồn vốn còn lại như ký


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status