Vai trò của Tiểu thương trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay - Pdf 11

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tự
quan trọng: cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng
ổn định trong một thời gian khá dài… kết quả đó có sự đóng góp to lớn của
các tiểu thương thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta.
Các tiểu thương trong thời gian qua có bước phát triển tương đối nhanh về
số lượng, sự đóng góp vào GDP ngày càng cao. Thế nhưng việc phát triển loại
doanh nghiệp này (nhất là đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư
nhân) ở nước ta còn đang có nhiều vướng mắc cần được giải quyết. Việc đẩy
mạnh phát triển các tiểu thương trong những năm tới đang là một yêu cầu cấp
thiết đối với nước ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã đi sâu nghiên cứu
và chọn đề tài cho môn học kinh tế và quản lý công nghiệp : "Vai trò của Tiểu
thương trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay"
Nội dung của đề án môn học gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế tiểu thương
Việt Nam.
Phần II: Thực trạng vấn đề phát triển tiểu thương ở Việt Nam trong thời
gian qua
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các tiểu thương
ở nước ta trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn
1
1
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN
TIỂU THƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. THẾ NÀO LÀ TIỂU THƯƠNG
1.1 Khái niệm về tiểu thương:
Doanh nghiệp là các đơn vị sản xuất kinh doanh có đăng ký. Theo cách
hiểu này thì khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay gồm các doanh
nghiệp với các hình thức pháp lý được đăng ký là doanh nghiệp nhà nước,

trong điều kiện hiện nay. Sự lựa chọn này cũng phù hợp với thông lệ ở phần
lớn các nước trên thế giới và trong khu vực trong việc xác định DNV&N.
Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng nhiều trị số khác nhau về lao động và
về vốn để xác định DNV&N. Sau đây là một số thí dụ cụ thể:
- Ngân hàng Công thương Việt Nam coi DNV&N là các doanh nghiệp có dưới
500 lao động, vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và
doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng.
- Liên Bộ Lao động và Tài chính coi doanh nghiệp nhỏ là có:
+ Lao động thường xuyên dưới 100 người.
+ Doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ đồng
+ Vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng
- Dự án VIE/US/95/004 Hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam là doanh nghiệp có:
+ Lao động dưới 200 người
+ Vốn đăng ký dưới 0,4 triệu USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt
Nam)
- Quỹ hỗ trợ DNV&N thuộc chương trình Việt Nam EU hỗ trợ các doanh
nghiệp có số lao động từ 10-500 người và vốn điều lệ từ 50 ngàn đến 300
ngàn USD tức từ khoảng 600 triệu đến 3,8 tỷ đồng VN.
3
3
- Quỹ phát triển nông thôn (thuộc Ngân hàng Nhà nước) coi DNV&N là các
doanh nghiệp có:
+ Giá trị tài sản không quá 2 triệu USD
+ Lao động không quá 500 người.
- Tiêu chí trên được sắp đặt cho phù hợp với các mục tiêu chính sách và các tiêu
chí DNV&N sẽ biến động theo năng lực của nền kinh tế và theo nguyên tắc
bảo vệ khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có xu hướng lớn
mạnh.
1.2 Các đặc điểm của Tiểu thương ở Việt Nam:
Khi nói tới DNV&N nói chung, chúng ta đều nghĩ đến đặc điểm chung

thành phố lớn. Xu hướng tập trung vào các ngành ít vốn thu hồi vốn nhanh, lãi
xuất cao như thương nghiệp, du lịch, dịch vụ.
- Nhà nước chỉ mới có các định hướng lớn khuyến khích DNV&N, cơ chế
chính sách thiếu đồng bộ, nguồn lực tài chính của Nhà nước còn hạn chế.
2. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN TIỂU THƯƠNG Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Lợi thế và bất lợi của tiểu thương:
Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có những lợi thế sau:
- Gắn liền với các công nghệ trung gian, là cầu nối giữa công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại. Các DNV&N dễ dàng và nhanh chóng đổi mới
thiết bị công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại.
- Quy mô nhỏ có tính năng động, linh hoạt, tự do sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh
5
5
- DNV&N chỉ cần lượng vốn đầu tư ban đầu ít nhưng hiệu quả cao và thời
gian thu hồi vốn nhanh.
- DNV&N có tỷ suất vốn đầu tư trên lao động thấp hơn nhiều so với các
doanh nghiệp lớn, cho nên chúng có hiệu suất tạo việc làm cao hơn.
- Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNV&N gọn nhẹ, linh hoạt,
công tác điều hành mang tính trực tiếp. Quan hệ giữa người lao động và người
quản lý (quan hệ chủ – thợ) trong các DNV&N khá chặt chẽ.
- Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các DNV&N có ảnh hưởng rất ít hoặc
không gây nên khủng hoảng kinh tế – xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi
các cuộc khủng hoảng kinh tế dây chuyền.
Bên cạnh những lợi thế quan trọng, DNV&N cũng có những bất lợi sau:
- Nguồn vốn tài chính hạn chế
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc
hậu.

trường. Do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh
doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá
và đa dạng hoá mềm dẻo, hoà nhịp với đòi hỏi uyển chuyển của nền kinh tế thị
trường cho nên các DNV&N có vai trò to lớn góp phần làm năng động nền
kinh tế trong cơ chế thị trường.
Thứ năm, khu vực DNV&N thu hút được khá nhiều vốn ở trong dân. Do
tính chất nhỏ lẻ dễ phân tán và yêu cầu về lượng vốn ban đầu không nhiều nên
các DNV&N có vai trò to lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong
mọi tầng lớp nhân dân để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
7
7
Thứ sáu, các DNV&N có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Sự phát triển của các
DNV&N ở nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương
mại – dịch vụ phát triển. Sự phát triển của các DNV&N ở thành thị cũng góp
phần làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ
trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Các DNV&N còn
góp phần làm thay đổi và đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp.
Thứ bảy, các DNV&N còn góp phần đáng kể vào việc thực hiện đô thị hoá
phi tập trung và thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương”
Thứ tám, các DNV&N là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi
đào tạo, rèn luyện các doanh nghiệp.
2.3 Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển các
tiểu thương
Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình
thành và phát triển của các doanh nghiệp. Giai đoạn sản xuất hàng hoá giản
đơn không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ. Người sản xuất hàng
hoá vừa là người sở hữu các tư liệu sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp,
vừa là người quản lý công việc của mình, vừa là người trực tiếp mang sản

liên doanh hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần. Bằng các hình
thức liên kết ngang, dọc hoặc hỗn hợp, nhiều tập đoàn kinh tế, nhiều doanh
nghiệp lớn đã hình thành và phát triển.
Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ tạo
thành. Phần đông các doanh nghiệp lởn trưởng thành, phát triển từ các
DNV&N và thông qua liên kết với các DNV&N. Quy luật đi từ nhỏ lên lớn là
9
9
con đường tất yếu về sự phát triển bền vững mang tính phổ biến của đại đa số
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình công nghiệp
hoá. Đồng thời, sự tồn tại đan xen và kết hợp nhiều loại quy mô doanh nghiệp
làm cho nền kinh tế mỗi nước khắc phục được tính đơn điệu, xơ cứng, tạo nên
tính đa dạng, phong phú, linh hoạt, vừa đáp ứng các xu hướng phát triển đi lên
lẫn những biến đổi nhanh chóng của thị trường trong điều kiện của cuộc cách
mạng khoa học-công nghệ hiện đại, đảm bảo tính hiệu quả chung của toàn nền
kinh tế.
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không thể không có các doanh nghiệp
quy mô lớn, vốn nhiều, kỹ thuật hiện đại làm nòng cốt trong từng nghành,
nhằm tạo ra sức mạnh để có thể cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế.
Ngoài việc xây dựng những doanh nghiệp lớn thật cần thiết chúng ta còn phải
thực hiện những biện pháp để tăng khả năng tích tụ và tập trung của các
DNV&N, tạo điều kiện cho chúng ta có thể vươn lên trở thành những doanh
nghiệp lớn. Sự kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp trong từng ngành, cũng
như trong toàn nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến phát triển các DNV&N là
phù hợp với xu thế chung và thích hợp với điều kiện xuất phát điểm về kinh tế
– xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phát triển mạnh mẽ các DNV&N với công
nghệ hiện đại thích hợp nhằm thu hút nhiều lao động là phương hướng chiến
lược quan trọng của của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TIỂU THƯƠNG Ở VIỆT NAM

11
11
3.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh và sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm:
Thị trường: đây là nhân tố mang tính tổng hợp nhất, là nhân tố hàng đầu
tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Theo nghĩa đầy đủ thì thị
trường bao gồm cả thị trường yếu tố đầu vào và thị trư ờng đầu ra
Môi trường thể chế, Luật pháp và cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý
và những điều kiện cần thiết duy trì và phát triển các DNV&N. Nhân tố này
đặc biệt quan trọng trong điều kiện cơ chế thị trường còn nhiều bất cập, vướng
mắc như ở nước ta hiện nay.
4.NHỮNG NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA&NHỎ Ở VIỆT NAM
4.1 Những nội dung cơ bản để phát triển DNV&N ở Việt Nam hiện nay:
Đường lối đổi mới của Đảng ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng sức sản xuất xã hội, dân chủ hoá đời sống
kinh tế. DNV&N có tiềm tàng to lớn, tiềm ẩn trong các thành phần kinh tế và
trong nhân dân, đang được khơi dậy và phát triển với những nội dung cơ bản
sau:
Thứ nhất là phát triển DNV&N theo chiều rộng, có nghĩa là không ngừng
mở rộng quy mô, tăng nhanh số lượng các DNV&N thông qua các hình thức
sau:
- Đa dạng hoá các hình thức sở hữu, phát triển đồng bộ cân đối các loại hình
DNV&N bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh tế cá thể sao cho các
DNV&N chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng số các doanh nghiệp của
cả nước.
12

- Nhanh chóng khắc phục những khó khăn đồng thời phát triển đồng bộ các
loại thị trường đặc biệt là thị trường lao động, thị trường chứng khoán và thị
trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
- Tăng cường việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, hoàn thiện hệ
thống ngân hàng tín dụng đảm bảo đủ vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng
của các DNV&N ở Việt Nam hiện nay.
- Cần có sự cố gắng nỗ lực từ phía chính quyền nhà nước các cấp để cải thiện,
nâng cao số lượng và chất lượng hệ thống thiết bị công nghệ, nhà xưởng, mặt
bằng sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng khác.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo sử dụng
hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường đẩy mạnh khả năng tiếp cận thông tin của các DNV&N ở nước
ta, đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời chính xác và đầy đủ đáp ứng yêu
cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
14
14

Trích đoạn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN NHANH, MẠNH VÀ BỀN VỮNG TIỂU THƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status