Thuyết minh về cây bút bi - Pdf 17

Thuyết minh về cây bút bi
A. Mở bài:
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
B. Thân bài:
1. Nguồn gốc: cái này có thể tìm trên google, (ai làm ra, có gì khác chiếc bút bây h, )
2. Đặc điểm (hình dạng, cấu tạo, )
3. Tác dụng
C.Kết bài:
- Bày tỏ thái độ về đối tượng t/ minh.
- Nhấn mạnh tầm wan trọng của đối tượng t/minh.
Đó là dàn sơ lược, bạn nên sử dụng các phương pháp như ss, liệt kê, nêu Vd,
Bạn có thể tham khảo các thông tin về bút bi dưới đây:
Bút bi (tiếng Pháp: bille), hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là
Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một
ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính
khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi
được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời
sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con
người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John
Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người
Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô,
đầu bút quá nhọn ) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống
mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực.
Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào
những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc
những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo
rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực

như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có
thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút
lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là
dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe
hơi và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên
công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng
quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới
thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ
hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ,
mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền
tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện
thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Thuyết minh về chiếc nón lá
Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể
thiếu được để che nắng che mưa.
Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống
đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong
đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu
thuyết.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu.
Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện
phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3
trước công nguyên).
Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón
nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền

vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.
Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm
của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên
kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre,
đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người
lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần
cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên
rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có
thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho
giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng
thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng
trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn
mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi
cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.
Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín
hiệu Việt Nam.
CHIẾC NÓN VIỆT NAM DỊU DÀNG, DUYÊN DÁNG
Sự tích chiếc nón là một huyền thoại về mẹ. Ngày xưa, có một bà cao lơn, trên đầu đội bốn cái tàu lá tròn
như bầu trời được cài với nhau bằng mấy cái que, xuất hiện khi trời đổ mưa như trút, con người không có
chỗ trú thân. Bà rất nhân từ, đi đến đâu mưa thuận gió hòa đến đó. Bà chỉ cần xoay mấy tàu lá trên đầu là
mây mù thi nhau chạy trốn. Con người đi theo bà, bà dạy cho cách trồng cây để sinh sống. Thế rồi một hôm
nghe bà kể chuyện, con người tự nhiên ngủ thiếp đi, lúc đó bà bay lên trời. Để tưởng nhớ công lao của bà,
con người đã suy tôn bà là Bà Chúa Che Người và bắt chước bà đi tìm những lá tròn tán rộng tết lại với nhau
thành hình chiếc tròn như bầu trời xanh để đội lên đầu che mưa nắng. Con người gọi đó là chiếc nón.
Câu chuyện có yếu tố thần thoại nhưng phần nào đã nói lên được tác dụng chủ yếu của chiếc nón là dùng
để che mưa, che nắng.
Sau này, chiếc nón đã giúp đỡ con người nhiều việc: Là chiếc quạt tuỳ thân khi trời tắt gió. là "cái rổ" khi
cần để vật gì. Giữa cơn khát cháy cổ, nó là "cái bát" khổng lồ đựng nước uống. Nó là vật kỉ niệm tặng cho

gọi là nón quai thao hay nón thúng quai thao. Ngày xưa, các cô gái đội nón này đi chơi
hội. Các cụ bà lên chùa lễ Phật, người ở nơi đất Kinh kỳ cũng dùng nón Ba Tầm. Sau này,
người làng Chuông chuyển sang làm nón có chop nhọn như hiện nay.
Nón bài thơ, cái tên rất mĩ miều và đẹp như một bài thơ, là loại nón trắng, mỏng, nhẹ,
không lót nang mà gài các hình như hoa, lá, con thuyền, khóm trúc, con bướm trang trí
hai lớp lá nón, khi soi lên ánh sáng, sẽ nhìn thấy rõ các hình trên đó như muốn nói điều gì
thầm kín, vấn vương, đầy tứ thơ
Để có một chiếc nón ra đời là cả một quá trình lao động nghệ thuật tài hoa, công phu, tỉ
mỉ, kiên nhẫn của người làm nón sao cho tròn, nhỏ, nhẵn đều, thanh tú và chọn những
chiếc lá non mỏng, sống nhỏ, trắng ngà, nõn nà, đến từng đường khâu có khoảng cách
ngắn, đều tăm tắp, không nhìn thấy chỗ nối sợi, tạo nên sự mịn màng như đường may
trên vải. Tất cả phối hợp nhịp nhàng, hòa nhập với nhau để tạo nên chiếc nón xinh xắn,
mộng mơ, nghiêng nghiêng làm nên nét duyên dáng của con gái Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc áo dài
I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay,
chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN
II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân TQuốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã
thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được
tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lê phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc
biệt
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của

du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được
sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là
khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút
có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen, )có tác
dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có
trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm
ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước
khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra
chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn
bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút
bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và
ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi
học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết.
Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp
bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao
cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay
những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa
chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật
dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó
với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá
nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng
được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên:
“con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút
cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là
luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết
mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà
chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút
bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép
tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây
bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ!
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của
người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang
phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả
(hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu.
Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người
Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải"[1].
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà
không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn
quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về
sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân
(gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn
quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành
nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng
khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm
be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng
trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai
vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo
và ngũ hành theo triết học Đông phương
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục
dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi

mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC (2006) được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố
chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status