Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 2 pot - Pdf 19



Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Tr 14 – 23.
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục

Chương 2 Tổng quan chung về Đồ Sơn 2
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 2
2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các hệ sinh thái 2
2.1.2 Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn 5
2.1.3 Đặc điểm hải văn 8
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 9

Chương 2. Tổn
g
quan chun
g
về Đồ Sơn


giá trị. Địa hình bán đảo Đồ Sơn có thể chia thành 4 nhóm sau: Đồi núi thấp ven biển, đồng
bằng không ngập triều, đồng bằng ngập triều tự nhiên và các bờ ngầm, luồng lạch ngập nước
biển. Dải đồi Đồ Sơn tuy không cao nhưng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, vuông
góc với các hướng gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, tạo ra các vi khí hậu ở hai bên sườn các
đồ
i vào các mùa gió. Bờ biển qua các giai đoạn kiến tạo và tác động của sóng biển, đã hình
thành các loại địa hình khác nhau như: thềm mài mòn (bench), vách sóng vỗ (cliff) cổ và hiện
đại. Tại chân các cliff trẻ, sóng vỗ ăn hõm sâu vào vách, đến một lúc nào đó sẽ sinh đổ lở do
phần vách phía trên không còn điểm tựa, hình thành những bãi đá đầy bí ẩn và hấp dẫn.
Tài nguyên đất Đồ Sơn rất hạn chế, là sản phẩm của các quá trình phong hoá đá gố
c, tích
tụ mài mòn, trầm tích sông biển và biến đổi hữu cơ. Những loại đất gặp ở Đồ Sơn là: Đất đỏ
vàng trên núi (Ferasol), chủ yếu là cát và bột kết, gồm nhiều tầng như tầng A
o
mỏng (0 -
10cm) hầu như không có lớp thảm mục do bị rửa trôi, tầng A (10 - 30cm) dưới tán rừng tái
sinh thông, bạch đàn, phi lao, keo và tầng A
1
(30 - 60cm) ít mùn, xốp, độ phì tốt, pH 4,5 - 5;
Đất dốc tụ màu xám (Acrisol), thành phần cát pha - thịt nhẹ, hơi xốp, độ phì trung bình thấp,
độ mùn trung bình, pH 5 - 5,5, thực vật chỉ thị là cây ăn quả; Đất cát đỏ (Aluvisol) hình thành
nhờ phù sa sông biển, địa hình bằng phẳng, thành phần cơ học là thịt trung bình - nặng, độ pH
6,0, là vùng trồng lúa; Đất cát trắng ven biển, hạt mịn vừa và nhỏ, độ phì kém, pH trung tính,
thích hợp với phi lao, hoa màu; Đất chua phèn (Thionic fluvisol), tầng A có thành phần cơ
gi
ới là cát pha - thịt nhẹ, nhiều mùn, độ phì thấp, pH 4,5, tầng B có màu vàng của phèn hoạt
tính, là loại đất thịt nặng, pH thấp (2,5 - 3,5); Đất mặn sú vẹt (Ifluvisol), có màu xám đen,
xám xanh do tích tụ xác sú vẹt, thành phần cơ học là thịt nặng - đất sét, độ mặn cao, hàm
lượng mùn trung bình, pH 6,5 - 8,3. Tầng đất tiềm tàng phèn chứa pirit (Fe
2

u tự nhiên thành
đất trồng trọt. Tuyến đê lấn quá xa ra biển, không tương xứng với tốc độ bồi cao và mở rộng
tự nhiên, làm thu hẹp và tạo ra gấp khúc đột ngột của trắc diện ngang bờ, do đó đoạn Cầm
Cập ở phần giữa rất xung yếu, thường xuyên bị sóng biển làm sạt lở. Vùng đất lấn biển chua
mặn, hiệu quả sản xuấ
t rất thấp. Phù sa mất cơ hội bồi lấp vùng đất ướt ngập triều nên bồi lấn
ra vùng ven biển, tạo thành một trường cát rộng lớn kéo dài đến phía Bắc Đồ Sơn, đến năm
1987 bồi lấp và vô hiệu hoá cống C4 của nông trường Trung Dũng, gây ngập úng trên 500 ha
đất canh tác và nơi cư trú của dân cư nông trường. Từ năm 1990 trường cát trên tràn qua
luồng vào bến cá Ngọc Hải, gây sa bồi luồng bế
n nặng nề. Một dự án thuỷ lợi tốn kém cải tạo
luồng Ngọc Hải đang được triển khai. Theo thiết kế, công trình gồm hai kè dạng đập dài, song
song nhau, vuông góc với đường bờ, có tác dụng chắn bồi tích do dòng dọc bờ đem tới và tạo
luồng triều hút phù sa bồi lắng trong luồng. Tới năm 2001, công trình đã được xây đi xây lại
đến 3 lần, do trước đó không chịu được tác độ
ng của sóng, bão nên đều bị phá hỏng. Việc bến
cá Ngọc Hải bị bồi lấp tác động rất xấu đến nhiều bộ phận dân cư và kinh tế xã hội khu vực.
Thuyền cá mất cảng nên tự do cập bờ tại các vũng vịnh tự nhiên, trong đó có cả những vùng
đã được cải tạo thành bãi tắm, gây ô nhiễm môi trường du lịch, mâu thuẫn giữa dân địa
phương nghề cá vớ
i hoạt động du lịch. Không có bến bãi thích hợp nên nguồn hải sản đánh
bắt trên ngư trường gần Hải Phòng không tập kết qua Đồ Sơn, địa phương mất một cơ hội
phát triển.
4

Bảng 1
Một số hệ sinh thái đặc trưng vùng Đồ Sơn và lân cận
Hệ sinh thái Đặc trưng cơ bản
Cửa sông hình phễu (Bạch Đằng) Nằm ở phía bắc Đồ Sơn, có cấu trúc nửa kín, biển đang lấn sâu vào
lục địa. Có tiềm năng nuôi trồng hải sản và xây dựng cảng. Thuỷ vực

Lạch triều Ngọc Hải, được dùng làm bến cá từ lâu đời
Đáy mềm Phân bố từ độ sâu 6m trở ra. Đáy bùn nông. Tiềm năng hải sản: Sam,
tôm, cá…
Đảo nhỏ (đảo Hòn Dáu) Là hệ sinh thái rừng tự nhiên tương đối nguyên trạng, nhiều chim,
không có thú lớn. Môi trường tốt cho chim biển, các loài giáp xác ở rạn
đá. Tiềm năng kinh tế, du lịch, nghiên cứu khoa học, phục vụ quốc
phòng
Vùng khơi Tiềm năng hải sản và du lịch

5

Hình 1
Sơ đồ khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng
Bờ biển các khu du lịch và đường lộ được kè chắc bằng đá hộc, với một vách thẳng đứng
và một phần nghiêng thoải theo bãi cát ven biển. Kè bờ vừa có tác dụng làm đẹp cảnh quan
khu du lịch, vừa có vai trò bảo vệ bờ chống xói lở. Tuy nhiên một số đoạn kè hiện đang bị hư
hại, nứt vỡ; Nguyên nhân có thể do độ nghiêng và chiều dài của phần kè thoải chưa hợ
p lý,
quá dốc và quá ngắn, bãi bị tiêu hao do sóng và năng lượng dòng ra lớn.
2.1.2 Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn
Theo chiều ngang từ bờ biển vào sâu trong lục địa, thị xã Đồ Sơn có chiều rộng dưới
10km nên tính chất khí hậu ven biển bao trùm toàn thị xã. Đồng thời, Đồ Sơn có khí hậu gió
mùa nhiệt đới, mùa hạ nóng ấm, mưa nhiều từ tháng 5 - 9, mùa đông lạnh, ít mưa, từ tháng 11
- 3. Tháng 4 và 10 là tháng chuyển tiếp khí hậu.
Bức xạ mặt trời là yếu tố có vai trò quyết định nền tảng của khí hậu địa ph
ương Đồ Sơn.
Hàng năm Đồ Sơn có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào ngày 24/5 và 21/7. Đồ Sơn có cán
cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào tháng 5
(12,3Kcal/cm
2

Hoàn lưu gió mùa mùa đông từ tháng 11 - 3. Gió thịnh hành các hướng Bắc, Đông Bắc,
sức gió trung bình cấp 5 - 6, mạnh nhất cấp 7 - 8, hàng tháng có 3 - 4 đợt gió. Trong thời gian
này khí hậu Đồ Sơn chịu ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực biến tính qua lục địa
hoặc qua biển. Khố
i không khí cực đới biến tính qua lục địa thịnh hành vào đầu mùa đông (từ
cuối tháng 10 đến tháng 1), có nhiệt độ trung bình 14 - 16
o
C, độ ẩm tương đối 70 - 80%. Khối
không khí cực đới biến tính qua biển thịnh hành vào nửa cuối mùa đông (tháng 2 và 3), có
nhiệt độ trung bình 16 - 18
o
C, độ ẩm tương đối 90 - 95%. Trong mùa đông Đồ Sơn còn chịu
ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Quốc, có nhiệt độ trung bình 18 -
20
o
C, độ ẩm tương đối 85 - 90%, tác động xen kẽ vào thời kỳ đầu và cuối mùa đông, đem lại
thời tiết nắng ấm đầu mùa và nồm ẩm mưa phùn cuối mùa.
Bảng 4
Chế độ nhiệt không khí (T
o
C) tại Hòn Dáu [5]
Tháng Trung bình Cao tuyệt đối Thấp tuyệt đối
1 16,6 27,2 7,6
2 16,9 27,3 7,1
3 19,3 29,6 10,3
4 22,8 31,3 13,0
5 27,1 35,0 16,5
6 28,4 35,3 19,2
7 28,9 37,0 21,9
8 28,3 35,8 21,5

Trong các tháng giữa mùa, gió đất gió biển bị lu mờ do bị chi phối mạnh bởi các khối không
khí gió mùa.
Bảng 5
Một số đặc trưng gió tại Hòn Dáu (m/giây)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tốc độ 4,9 4,8 4,1 4,9 5,7 5,9 6,1 4,8 4,8 5,2 4,9 4,8
Tốc độ lớn nhất 24 20 28 28 40 34 40 45 45 28 24 30

Bảng 6
Một số đặc trưng mưa tại Hòn Dáu
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa (mm) 26 29 39 76 152 241 325 264 264 184 33 16
Ngày mưa 5 9 11 8 9 12 11 16 14 10 6 4
Tại Đồ Sơn, tốc độ gió trung bình 6 - 8m/s, số ngày có gió mạnh trên 10m/s là 30 ngày,
tốc độ gió mạnh nhất đạt đến 45 - 50m/s trong bão. Gió mùa mạnh nhất là gió mùa Đông Bắc,
làm nhiệt độ không khí giảm thấp, có khi xuống dưới 5
o
C làm cây cối gia súc bị chết rét. Gió
mùa thổi mạnh làm cho gió ngoài khơi thổi rất mạnh, có thể tới cấp 7 - 8, gây trở ngại cho
giao thông, đánh cá và du lịch.
Lượng mưa trung bình năm 1660 mm. Số ngày mưa trong năm ở Đồ Sơn là 115 ngày, tập
trung chủ yếu vào các tháng mùa hè (6 - 10), trung bình trong giai đoạn này cứ 1,3 ngày nắng
lại có 1 ngày mưa. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 325mm, thấp nhất vào tháng 2 là 6mm.
Lượng mưa giờ cực đại đạt đến 103,6 mm. Những c
ơn mưa >50mm đã gây ngập úng đô thị.
Mưa 150mm trong 3 giờ gây ngập úng khoảng 50 ha, sâu 0,5 - 1m, trong thời gian từ 3 giờ
đến 1 ngày đêm. Độ ẩm trung bình 82 - 88%, cao vào các tháng 2, 3, 4 và thấp vào các tháng
10, 11, 12. Tổng lượng bốc hơi năm 700 - 750 mm.
Đồ Sơn chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão. Hàng năm, nhất là trong tháng 7, 8, 9, có
khoảng 1 - 2 cơn bão và áp thấp đổ bộ trực tiếp vào khu vực và 2 - 5 cơn ảnh hưởng, gây mưa

bờ. Dòng chảy tổng hợp bao g
ồm nhiều thành phần: dòng triều có tính chất tuần hoàn, dòng
chảy gió và dòng chảy sóng trong đới sát bờ phụ thuộc vào biến động của gió và các điều kiện
có tính chất thống trị. Ngoài sườn bờ ngầm (tương ứng độ sâu 20m) chế độ dòng chảy theo
mùa thuộc hoàn lưu bờ tây Vịnh Bắc Bộ và có tính thuận nghịch, phụ thuộc mùa, với tốc độ
20 - 30 cm/s theo hướng Tây Nam trong mùa gió Đông Bắc và 10 - 20 cm/s theo hướng Đông
B
ắc trong mùa gió Tây Nam. Tại vùng biển sát bờ, dòng triều toàn nhật đạt độ lớn cực đại
>50cm/giây, dòng bán nhật triều thường <10cm/giây và dòng triều 1/4 ngày thường
<5cm/giây. Dòng chảy triều theo con nước lên xuống, thường mạnh nhất khi thuỷ triều lên
xuống ngang qua mực nước biển trung bình. Dòng triều có thể đưa một khối lượng nước lớn
vào cửa sông. Dòng sóng dọc bờ mang tính cục bộ, tạo bãi và doi cát.
Hộp 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VÙNG BỜ BIỂN
1. Đa dạng các hệ sinh thái và nơi sinh cư, có thể cung cấp cho cộng đồng ven biển
tài nguyên và dịch vụ giải trí, cũng như bảo vệ bờ biển khỏi sóng bão.
2. Nảy sinh cạnh tranh tài nguyên biển và lục địa, cạnh tranh không gian giữa những
người có quyền lợi, thường gây ra mâu thuẫn và phá huỷ tính thống nhất về chức
năng của hệ thống tài nguyên bờ.
3. Cơ sở phát triển kinh tế biể
n, kinh tế quốc dân của các quốc gia ven bờ, nơi GDP
phụ thuộc vào các hoạt động hàng hải, dầu khí, du lịch.
4. Thường tập trung dân số cao và là nơi hấp dẫn đô thị hoá.
Nguồn: B.Cicin - Sain, 1998
Các hướng sóng chính là Bắc, Đông Bắc về mùa đông, với độ cao sóng trung bình 0,5 -
0,75m và Đông, Đông Nam về mùa hè, với độ cao sóng trung bình là 0,7 - 0,9m, cực đại 2 -
5m. Tần suất sóng khu vực là 20 - 21%. Sóng chủ yếu thuộc loại sóng ngoài khơi truyền vào.
Do đặc điểm địa hình, sóng truyền vào khu vực Đông Bắc Đồ Sơn thấp hơn vào khu vực Tây
Nam. Sóng bão và sóng trong các đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài đều có độ cao lớn, 4 - 6m.
Hướng sóng tại đường phá huỷ làm thành mộ

vào tháng 7 - 11. Mùa khai thác moi bằng đáy, xăm bắt đầu từ
tháng 4 và rộ nhất vào tháng 6,
7. Tôm vụ này thường nhỏ và khai thác kém hiệu quả. 2 - Vụ Bắc từ tháng 11 - 4, là vụ khai
thác tôm chủ yếu. Các loại tôm he mùa, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt tập trung ở vùng gần cửa
sông, độ sâu <20m. Tôm rảo và tôm he Nhật Bản khi còn nhỏ sống ở vùng cửa sông, nhưng
khi trưởng thành và thời gian giao vĩ lại tập trung ở vùng nước sâu >20m, nơi có độ mặn cao
và ổn định. Ngư trường khai thác tôm chủ yếu là từ Cát Bà đến Ba Lạ
t. Khu vực Tây Bắc và
Tây Nam Bạch Long Vĩ tập trung các loại cá nục, cá trích bầu, cá bạc má, cá cơm, cá thu, cá
ngừ, sử dụng lưới vây, vó, rê đều có hiệu quả. Bãi cá Đông Nam Long Châu đánh bắt được cá
trích xương, cá cơm, chỉ vàng. Tháng 12 - 1 cá đáy tập trung ở Bắc Bạch Long Vĩ, tháng 2 - 3
ở Tây Bạch Long Vĩ. Tháng 12 - 4 là mùa khai thác mực nang, dùng lưới rê 3 lớp đạt hiệu quả
cao, khai thác tốt nhất ở Cô Tô - Thanh Lân.
Ngọc Hải, Ngọc Xuyên là hai phường đánh cá truyề
n thống, nhưng do thu nhập không ổn
định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và chứa đựng nhiều yếu tố may rủi nên cư dân
đa phần không giàu. Trước kia Đồ Sơn từng có trên 600 tàu thuyền, nhưng nay bộ phận ngư
dân kiếm đủ vốn thường chuyển sang các hoạt động trên bờ an toàn và có lợi nhuận cao hơn
Hiện số tàu thuyền đánh cá gắn máy của Đồ Sơn còn 295 chi
ếc với tổng công suất 6.310 mã
lực, trong đó có 188 chiếc công suất <20 mã lực, 76 chiếc công suất 20 - 45 mã lực, 20 chiếc
công suất 46 - 89 mã lực và 11 chiếc công suất 90 - 150 mã lực.
Trong lĩnh vực chế biến hải sản, Đồ Sơn từng có nghề làm mắm tôm, nước mắm, phơi cá
tôm, ướp cá, nướng cá. Đáng chú ý có các nghề chế biến vây cá nhám, bóng cá, mực khô, tôm
he, sứa, tuy sản lượng còn khá khiêm tốn.
Diện tích nuôi trồng thủy, hải sả
n cũng từng bước phát triển với việc chuyển mục đích sử
dụng của một số đất trồng lúa và làm muối. Năm 2000, tổng sản lượng đánh bắt hải sản đạt
10
3.200 tấn, trị giá 25 tỷ đồng, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 750 tấn, trị giá 12,5 tỷ

77tấn/ha, năm 1997 chỉ còn 35 tấn/ha. Hiện nay một số hộ làm muối đã chuyển sang nuôi tôm,
cho lợi nhuận cao hơn hẳn.
Diện tích đồi núi Đồ Sơn là 863 ha, trong đó 238 ha rừng giữ nguyên trạng không khai
thác. Phía Tây còn rất nhiều đất tr
ống đồi núi trọc đang được giao cho các hộ dân trồng rừng
theo chương trình 5 triệu ha.
Nông nghiệp ở hai phường Ngọc Xuyên và Vạn Sơn có số lao động khoảng 1,2 nghìn
người và sản lượng thóc 1.152 tấn (năm 1999). Đàn trâu có 50 con, bò 311 con và lợn 4.000
con. Năm 2002, sản lượng khai thác thủy sản 5.500 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 2.300
tấn.
Trước đây, tiểu thủ công nghiệp Đồ Sơn rất đa dạ
ng, với các nghề cổ truyền như trồng
dâu, nuôi tằm, dệt lụa, xe gai, đan lưới và gần đây có thêm nghề đóng mới, sửa chữa tàu
thuyền đánh cá, làm gạch, ngói, mộc nề, dịch vụ hậu cần nghề cá.
Do hoàn cảnh địa lý, Đồ Sơn không có dân gốc địa phương. Nghề cá đã mang ngư dân
đến vùng biển này, định cư gắn liền với những vùng bờ có khả nă
ng đỗ thuyền, làm nên “Bát
vạn chài”, được lưu truyền trong văn học dân gian và tồn tại đến ngày nay. Tại đền Nghè,
người Đồ Sơn hiện vẫn thờ “Lục vị tiên công” có công mở đất và hai vị thần bảo trợ là Đế
Thích Thần Vương và Nam Hải Thần Vương, gọi chung là Bát bộ Tôn thần. Ở Đồ Sơn có
nhiều di tích văn hoá, tâm linh, lịch sử, gắn liền với cảnh quan và con người n
ơi này. Huyền
11
thoại, tín ngưỡng tâm linh, lễ hội vốn là phần hồn của văn hoá truyền thống vạn chài vẫn được
bảo tồn phát huy và đang trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
Trong 12 quận huyện của Hải Phòng, Đồ Sơn là điểm có công tác bảo vệ môi trường tốt
nhất. Công ty công trình công cộng phụ trách thu gom quản lý rác thải tại các trục đường
chính, m
ỗi ngày thu gom được từ 80 đến 100 m
3


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status