tóm tắt luận án nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, - Pdf 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐÀO ĐỨC MẪN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG BỀN VỮNG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62 85 01 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2014
Công trình hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trong điểm tập trung nhiều các viện nghiên
cứu, trường đại học, nông dân có truyền thống canh tác lâu đời nhưng hiệu quả sử dụng
đất canh tác chưa cao, đồng thời lực lượng lao động dư thừa quá lớn. Mặc dù có sự
chuyển dịch về thành phố và khu công nghiệp nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn chiếm
75,5% (năm 2004) so với 84,2% (năm 1990). Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp theo hướng hiệu quả khai thác lợi thế về thị trường, điều kiện tự nhiên
và lao động là yêu cầu cấp thiết (Nguyễn Văn Bộ và Nguyễn Trọng Khanh, 2010).
Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích
đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.212,06 ha (đất
trồng cây hàng năm 8.497,79 ha). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm 45%
tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2010). Tứ Kỳ có nhiều lợi thế cho sản xuất nông
nghiệp, tuy nhiên, nhiều tiềm năng vẫn chưa được phát huy, khai thác một cách đầy đủ;
các nguồn lực chưa được khai thác, thể hiện như: đất sản xuất nông nghiệp của các hộ
dân còn manh mún, phân tán, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung,
chuyên môn hóa nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển, việc tổ chức kinh doanh dịch vụ,
chế biến nông sản chưa gắn với việc sản xuất hàng hóa, chưa có chiến lược quy hoạch
dài hạn gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối
với các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất là thế mạnh của huyện
Để hướng tới sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững trên địa bàn
huyện cần có những nghiên cứu đánh giá toàn diện về tiềm năng lợi thế, đồng thời xác
định những điểm yếu đang hạn chế sự phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho các nhà quản
lý, quy hoạch sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, phù hợp
với điều kiện cụ thể của huyện. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số
loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” được thực hiện nhằm góp phần bổ sung cơ
sở lý luận và thực tiễn cho định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững ở huyện Tứ Kỳ.
2. Mục tiêu nghiên cứu

tuyến tính đa mục tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để đề xuất hướng sử dụng
đất nông nghiệp bền vững cho một huyện điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng,
đất chật người đông, làm cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng hiệu quả và bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra lợi thế để phát triển sản xuất trồng trọt
là lực lượng lao động dồi dào và trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội
trong sử dụng đất canh tác ở huyện Tứ Kỳ là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất trồng trọt.
6. Bố cục của luận án
Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo gồm các phần: Mở đầu 3
trang; tổng quan tài liệu 45 trang; đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 8
trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 92 trang; kết luận và đề nghị 2 trang. 38 bảng
số liệu, 11 hình, 59 phụ lục. Trong luận án đã tham khảo 110 tài liệu trong đó: 90 tài
liệu tiếng Việt và 20 tài liệu tiếng Anh.

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.1.1. Đất và sử dụng đất nông nghiệp
Theo Vi-li-am (dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, 2007) thì đất là một lớp vật thể

3

tơi xốp trên bề mặt của hành tinh chúng ta, mà thực vật có thể sinh trưởng được, được
hình thành lâu đời, do các kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật,
khí hậu, địa hình và thời gian (tuổi). Là môi trường giữ năng lượng ánh sáng mặt trời,
giữ nước mưa; cung cấp và dự trữ chất dinh dưỡng, nước cho cây, là nơi để các loại
cây trồng sinh trưởng và phát triển, địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy
các phế thải hữu cơ và khoáng, nơi cư trú cho các động vật, thực vật, vi sinh vật, nấm
(Nguyễn Tất Cảnh, 2008).
Trên thế giới, ước tính có đến 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do

1
– K
0
)/(C
1
– C
0
).

4

Trong đó: H: hiệu quả; K: kết quả; C: chi phí; 1 và 0 là chỉ số về thời gian: 0 là chỉ số
đầu vào nghiên cứu, 1 là thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định
sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về
vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Phạm
Quang Khánh và Vũ Cao Thái, 1994).
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh
học, vật lý , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật
chất trong môi trường. (Tôn Thất Chiểu và cs.,1992).
1.2. Các nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững phục vụ quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa
ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành
một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước (Nguyễn Duy
Tính, 1995).
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân
(Thủ tướng Chính phủ, 2012).
1.4. Đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp bền vững
1.4.1. Đánh giá đất thích hợp theo FAO
Đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không
gian và thời gian, tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các yếu tố dùng trong đánh giá đất đai
của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng được (Đào Châu
Thu và Nguyễn Khang, 1998).
1.4.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam
Từ những năm 1960 trở lại đây, công tác đánh giá đất đai được tiến hành có hệ
thống toàn diện và có cơ sở khoa học hơn. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học về đánh giá khả năng sử dụng đất đai đã được triển khai ở Việt Nam. Các công
trình nghiên cứu đánh giá đất đai ở phạm vi các cấp đã góp phần định hướng cho việc
xây dựng, hoạch định chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, bố trí hệ thống cây
trồng và sử dụng đất thích hợp, một số công trình sau đây đã đóng góp rất lớn trong công
tác đánh giá tài nguyên đất đai (Tôn Thất Chiểu và Lê Thái Bạt, 1993).
Trên phạm vi toàn quốc, nghiên cứu của Tôn Thất Chiểu (1994), thực hiện ở tỉ
lệ bản đồ 1/500.000, đã xác định 7 nhóm đất đai được phân lập, trong đó: 4 nhóm đầu
có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, 2 nhóm kế tiếp có khả năng sử dụng vào
mục đích lâm nghiệp, nhóm cuối cùng có thể sử dụng vào mục đích khác. Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1995), đã xác định 372 đơn vị bản đồ đất, 90 loại
hình sử dụng đất chính và phân chia 41 loại đất thích hợp cho 9 vùng sinh thái khác
nhau trên phạm vi toàn quốc.
Trên phạm vi vùng và cấp tỉnh, Nguyễn Công Pho (1995), đã tiến hành đánh giá
đất vùng đồng bằng sông Hồng, đã xây dựng hướng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái
lâu bền, phục vụ cho công tác quy hoạch tổng thể của vùng. Nghiên cứu của Trần An
Phong (1996), đã vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích hợp đất đai định lượng

6

trong phương pháp quy hoạch chưa thiết lập được nhiều phương án để lựa chọn.
Công tác quy hoạch thiếu công cụ hỗ trợ để giúp các nhà quản lý đưa ra các phương
án quy hoạch sử dụng đất hiệu quả hơn. Mô hình toán học GAMS là công cụ hỗ trợ ra
quyết định trong việc sử dụng đất trên cơ sở có nhiều định hướng (lựa chọn), các yếu
tố hạn chế của thực tế sản xuất. Giúp phân tích được những tồn tại (hạn chế) của sản
xuất (yếu tố nào quyết định là chủ yếu) như: về vốn đầu tư, đất đai, lao động, kỹ thuật,
lương thực và quan trọng hơn cả là xác định được khả năng sản xuất, mức độ thích
hợp, giá trị thu nhập… tối đa của vùng dựa trên điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) và
các điều kiện kinh tế-xã hội khác của vùng nghiên cứu.

Ở nước ta, trong thời gian qua,

7

đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các mô hình toán học vào việc quản lý đất đai, xác
định cơ cấu cây trồng, điển hình như nghiên cứu của Đoàn Công Quỳ về xây dựng phần
mền quy trình công nghệ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã; nghiên cứu của Nguyễn
Thị Vòng, Nguyễn Hải Thanh và cộng sự về ứng dụng mô hình toán xây dựng cơ cấu
cây trồng sử dụng đất tối ưu; nghiên cứu của Nguyễn Văn Bỉ, Đại học Lâm nghiệp về
ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu trong công nghiệp rừng …
* Nhận xét chung phần tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài
Nhận định chung của các tài liệu nghiên cứu là: Tài nguyên đất đai có hạn và
ngày càng bị thu hẹp dần dưới tác động của con người, trước sự gia tăng dân số thì
sức ép về đất đai là rất lớn; đặc biệt liên quan đến vấn đề an ninh lương thực toàn
cầu; đánh giá hiệu quả sử dụng đất và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp bền vững được
đặt ra ở tất cả các nước trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực, ổn
định kinh tế, chính trị, xã hội; các nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
cũng như trên thế giới đã khá đầy đủ và chi tiết, đó là cơ sở xác định và đề xuất các
loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, các kết quả
nghiên cứu còn mang tính riêng lẻ, chủ yếu đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể;

loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu phục vụ quy hoạch sử dụng đất (xác định
các mục tiêu và hạn chế trong bài toán tối ưu; xác định các yếu tố đầu vào của bài
toán; kết quả chạy bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu; đề xuất loại hình sử
dụng đất bền vững đến năm 2020; giải pháp thực hiện các phương án đề xuất).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận án gồm: (1) Phương pháp
chọn điểm (6 xã đại diện được chọn làm điểm điều tra là Nguyên Giáp, Hưng Đạo,
Ngọc Kỳ, Tứ Xuyên, Tái Sơn và Cộng Lạc); (2) Phương pháp điều tra thu thập thông
tin (điều tra, thu thập số liệu, văn bản tại các đơn vị chức năng của huyện; điều tra,
thu thập các số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra nông hộ có sự tham gia của
người dân theo mẫu câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn trước khi điều tra; tổng số hộ
điều tra là 400 hộ); (3) Phương pháp thống kê tổng hợp; (4) Phương pháp đánh giá
thích hợp theo FAO (chọn 6 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao
gồm: loại đất, thành phần cơ giới, độ sâu xuất hiện tầng glây, chế độ tiêu nước, địa
hình tương đối, độ phì nhiêu của đất; phân hạng thích hợp đất đai theo FAO (thích
hợp - S, không thích hợp - N); (5) Phương pháp tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội sử dụng đất (sử dụng các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GTSX), Giá trị gia tăng
(GTGT), Chi phí trung gian (CPTG), hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động
(LĐ); các chỉ tiêu hiệu quả xã hội gồm: khả năng phù hợp với hướng thị trường tiêu
thụ; giá trị sản xuất và giá trị gia tăng trên công lao động; khả năng thu hút lao động,
giải quyết việc làm cho người sản xuất; mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở
mức độ đầu tư cho sản xuất); (6) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm (các
chỉ tiêu phân tích: pH
H2O,
pH
KCL,
OC, N, P
2
O
5,

diện tích gieo trồng. Nhiệt độ trung bình khoảng 23
0
C. Tổng lượng nhiệt cả năm là
8.500
0
C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 - 85%. Số giờ nắng trung bình hàng năm
là 1.341 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 1.650 mm. Là huyện
có điều kiện tự nhiên thích hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Diện tích gieo trồng cây lương thực là 15.754 ha, diện tích gieo trồng cây thực
phẩm là 2.822 ha. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt cũng được tăng lên qua từng
năm, năm 2005 là 505.642 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 961.974 triệu đồng. Giá
trị gia tăng đạt 626.430 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện
đạt 456.320 triệu đồng (năm 2009), tăng 304.320 triệu đồng so với năm 2005. Trong
đó công nghiệp khai thác 10.734 triệu đồng, công nghiệp chế biến 440.710 triệu
đồng, công nghiệp sản xuất 4.876 triệu đồng.
Dân số là 158.190 người, trong đó nam giới chiếm 48,59%, nữ giới chiếm
51,35%. Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2010 là 0,7%. Toàn huyện có 101.592 lao
động (chiếm 64,22% dân số), trong đó lao động nông nghiệp là 65.266 người (lao động
trực tiếp cho trồng trọt là 11.543 người, cho chăn nuôi là 5.707 người).
Toàn huyện có 5.542 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; hệ thống chợ trên
địa bàn huyện ngày một phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, đã đáp ứng ngày càng
tốt nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho
ngân sách địa phương.
3.1.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ
Nông nghiệp trong những năm qua vẫn là ngành sản xuất chính, tỉ trọng ngành
trồng trọt chiếm 69,8%, chăn nuôi thuỷ sản chiếm 30,2%. Đã có sự chuyển dịch tích

10


tăng trưởng ngành nông nghiệp chậm. Số lao động ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ
lệ lớn, đây là nguyên nhân tạo ra sức ép lớn về lao động, việc làm, thu nhập và mức
sống của người nông dân ở khu vực nông thôn.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất chủ yếu
Tứ Kỳ có tổng diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất nông nghiệp
11.212,06 ha; đất phi nông nghiệp 5.768,69 ha; đất chưa sử dụng 38,26 ha. Diện tích
đất trồng cây hàng năm chiếm tới 75,79% diện tích đất nông nghiệp, trong số đó chủ
yếu là đất trồng lúa chiếm 74,47%, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 1,32%. Đất

11

trồng cây lâu năm chiếm 12,16%. Đất nuôi trồng thủy sản chiếm 11,92%, còn lại là đất
nông nghiệp khác chiếm 0,13% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Với 17 loại cây trồng chính được luân canh trên các kiểu sử dụng đất thuộc các
loại hình sử dụng chủ yếu, biến động về diện tích, sản lượng và giá trị của các loại
cây trồng phụ thuộc vào nhu cầu, giá cả thị trường và một phần có xu hướng thay đổi
theo lao động của địa phương. Với 3 loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính và 30
kiểu sử dụng đất: loại hình chuyên lúa với 2 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa và 1 vụ lúa
xuân, loại hình sử dụng này có diện tích là 6.284,88 ha, chiếm 73,96% tổng diện tích
trồng trọt. Loại hình lúa - màu với 19 kiểu sử dụng đất, diện tích là 2.067,55 ha,
chiếm 24,30% tổng diện tích trồng trọt. Loại hình chuyên màu có 9 kiểu sử dụng đất
với 148,36 ha, chiếm 1,74% tổng số diện tích đất trồng trọt.

24,30%
1,74%
73,96%
Chuyên lúa Lúa - màu Chuyên rau màu

12

trung bình đạt 121,230 triệu đồng/ha thì đến năm 2009 và 2010 đã tăng lần lượt là
129,092 triệu đồng và 140,318 triệu đồng/ha. GTGT/ha tính trung bình năm 2008 đạt
96,569 triệu đồng thì đến năm 2009 đã đạt 104,287 triệu đồng và năm 2010 đạt
113,059 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động không nằm ngoài xu
hướng biến động tăng qua các năm, GTSX/LĐ tăng lần lượt là 136,39 ngàn đồng (năm
2008), 181,31 ngàn đồng (năm 2009) và 198,11 ngàn đồng (năm 2010).
Đối với loại hình chuyên rau màu, như đã phân tích, đây là loại hình sử dụng
đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở các năm tính toán, tuy nhiên loại hình sử dụng đất
này chiếm diện tích ít, phân tán ở các xã trong huyện và hạn chế về khả năng mở
rộng. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình chuyên rau màu cũng
theo xu hướng tăng qua các năm như đối với loại hình chuyên lúa và lúa - màu,
GTSX/ha năm 2008 là 171,765 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên 188,549 triệu đồng
và 204,944 triệu đồng vào năm 2010, GTGT/ha năm 2010 tăng gấp 1,08 lần so với
năm 2009 và 1,21 lần so với năm 2008. Các chỉ số tính toán về hiệu quả kinh tế trên
ngày công lao động cũng tăng qua các năm, GTGT/LĐ năm 2008 là 191,98 ngàn
đồng, năm 2009 là 216,96 ngàn đồng, năm 2010 là 237,96 ngàn đồng.


lao động và 216,96 ngàn đồng/công lao động, năm 2008 là 226,62 ngàn đồng/công lao
động và 191,98 ngàn đồng/công lao động.
Loại hình lúa - màu (tính trung bình năm 2008 sử dụng khoảng 895 lao
động/ha, năm 2009 sử dụng khoảng 724 lao động/ha, năm 2010 sử dụng khoảng 720
lao động/ha), GTSX/LĐ tính trung bình năm 2010 khoảng 198,11 ngàn đồng/công
lao động, năm 2009 là 181,31 ngàn đồng/công lao động và năm 2008 là 136,39 ngàn
đồng/công lao động. GTGT/LĐ trung bình năm 2010 khoảng 159,86 ngàn đồng/công
lao động, cao gấp 1,23 đến 1,26 lần so với các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình
chuyên lúa, năm 2009 là 146,68 ngàn đồng/công lao động và năm 2008 là 108,73
ngàn đồng/công lao động.
Loại hình chuyên lúa, phù hợp với năng lực của đa số nông hộ, loại hình này
sử dụng ít lao động hơn, chỉ bằng khoảng 50% đến 60% so với số lao động sử dụng
cho loại hình chuyên rau màu và lúa - màu (tính trung bình năm 2008 sử dụng
khoảng 478 lao động/ha, năm 2009 sử dụng khoảng 334 lao động/ha và năm 2010 sử
dụng khoảng 332 lao động/ha). Hình 3.3. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất chủ yếu từ 2008 - 2010
3.3. Hiện trạng môi trường đất của các loại hình sử dụng chủ yếu
3.3.1. Loại hình chuyên lúa
Phân hữu cơ lượng bón còn ít. Phân hóa học người dân còn lạm dụng khá nhiều

mức trung bình, Ca trao đổi nghèo, có hiện tượng rửa trôi kim loại kiềm, kiềm thổ, giá
trị độ bão hòa bazơ của đất thấp. Chưa có biểu hiện thoái hóa ở loại đất này. Kim loại
nặng đều chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp (Tiêu
chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, 2002).
3.3.2. Loại hình lúa - màu
Phân hữu cơ, tập trung cho những cây trồng có giá trị hàng hóa cao. Thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ cỏ và thuốc kích thích sinh trưởng người dân sử dụng hầu hết
cho các loại cây trồng trên loại hình sử dụng này. Đất lúa - màu có đặc tính chua
đến chua ít. Hàm lượng các bon hữu cơ (OC) và đạm tổng số ở mức trung bình.
Lân, kali tổng số ở mức trung bình, hàm lượng lân dễ tiêu cao, kali dễ tiêu ở mức
trung bình thấp, cation trao đổi ở mức trung bình. Độ bão hòa bazơ ở mức trung bình
đến cao, CEC ở mức trung bình. Kim loại nặng đều chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép
(Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, 2002).
3.3.3. Loại hình chuyên rau màu
Lượng phân chuồng sử dụng cho nhóm cây trồng không nhiều. Phân vô cơ,
phân đạm và phân lân được sử dụng tương đối cao, phân kali được sử dụng rất ít.
Thuốc bảo vệ thực vật, người dân sử dụng cho nhóm cây rau màu ngày càng cao. Đất
chuyên rau màu có phản ứng chua ít, hàm lượng cacbon hữu cơ, đạm, lân, kali tổng
số ở mức trung bình. Dung tích hấp thu của đất ở mức trung bình. Lân, kali dễ tiêu từ
trung bình đến cao. Cation trong đất ở mức trung bình. Cation kiềm, kiềm thổ trong
dung tích hấp thu từ trung bình đến cao. Chỉ tiêu kim loại nặng đều chưa vượt
ngưỡng đối đa cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam
năm 2002 (Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, 2002).
Từ kết quả đánh giá và nhận định trên, trong quá trình đề xuất sử dụng bền vững
đối với các loại hình sử dụng đất chúng tôi coi đây là yếu tố tham chiếu cho việc
quyết định lựa chọn việc bố trí hệ thống cây trồng trên các loại hình sử dụng đất. Kết
quả đánh giá hiện trạng môi trường đất không sử dụng để làm yếu tố đầu vào cho việc
chạy mô hình toán học (GAMS) khi xem xét đề xuất sử dụng đất đến năm 2020.
3.4. Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất
3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

thích hợp với điều kiện đất đai của huyện ở các mức độ khác nhau, loại hình chuyên
lúa diện tích thích hợp ở mức S
1
là 6.246,12 ha, ở mức S
2
là 1.646,59 ha, ở mức S
3

là 605,08 ha. Loại hình lúa - màu ở mức S
1
là 4.423,49 ha, ở mức S
2
là 3.224,65 ha,
ở mức S
3
là 606,25 ha, ở mức không thích hợp là 243,40 ha. Loại hình chuyên rau
màu thích hợp ở mức S
1
là 2.852,12 ha, ở mức S
2
là 2.742,91 ha, ở mức S
3

1.564,61 ha, ở mức không thích hợp là 1.338,15 ha (xem bảng 3.31, 3.32 và các phụ
lục từ 13 đến 16 và từ 17 đến 48 trong luận án).
3.5. Ứng dụng mô hình toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu đề xuất sử dụng
bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu phục vụ quy hoạch
sử dụng đất
3.5.1. Xác định các mục tiêu và hạn chế trong bài toán tối ưu
Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của

- Các yếu tố về đất đai và tiềm năng đất đai, gồm: đơn vị đất đai của toàn huyện,
khả năng thích hợp đất đai của từng cây trồng và loại hình sử dụng đất của huyện. Các
yếu tố này đã được phân tích, đánh giá chi tiết tại mục 3.4 của luận án và được trình
bày, tổ chức dưới dạng bảng yếu tố đầu vào trên nền của Microsoft Office Excel để
liên kết với phần mềm GAMS phục vụ cho chạy bài toán tối ưu.
- Các yếu tố về hiệu quả kinh tế, xã hội, sử dụng kết quả điều tra, đánh giá của
năm 2010 là năm có lợi thế lớn nhất của huyện trong 3 năm gần nhất làm yếu tố đầu vào
của bài toán, các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội được đưa vào bài
toán gồm: chi phí vật chất cho các cây trồng (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…);
giá của các sản phẩm trồng trọt (bao gồm giống và sản phẩm sản xuất ra); sản lượng
thực tế đạt được và khả năng đạt được theo khuyến cáo; mức sử dụng công lao động

17

hiện có; lao động trong độ tuổi, trình độ lao động; loại cây trồng; khả năng tiêu thụ
trên thị trường của các sản phẩm. Các yếu tố này đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả
kinh tế, xã hội tại mục 3.2 của luận án và được trình bày, tổ chức dưới dạng bảng yếu tố
đầu vào trên nền của Microsoft Office Excel để liên kết với phần mềm GAMS phục vụ
cho chạy bài toán.
- Các yếu tố liên quan đến định hướng phát triển của huyện, gồm: định hướng
nhu cầu lượng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của toàn huyện; yêu cầu về an
ninh lương thực đến năm 2020. Các yếu tố này được trình bày dưới dạng bảng yếu tố
đầu vào trên nền của Microsoft Office Excel để liên kết với phần mềm GAMS phục
vụ cho chạy bài toán tối ưu.
3.5.3. Kết quả chạy bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu
Chạy bài toán trên phạm vi toàn huyện để thấy được bức tranh toàn cảnh về các
mục tiêu đặt ra và được khống chế bằng các yếu tố hạn chế hiện tại của huyện (tức là
chạy bài toán với các kịch bản và điều kiện ràng buộc như đất đai, mức vốn đầu tư, lao
động và khả năng thích hợp đất đai hiện tại của huyện, chưa gắn với các mục tiêu phát
triển của huyện đến năm 2020), kết quả được trình bày tại bảng 3.1, cụ thể như sau:

động
(người/năm)
Nhu cầu vốn
đầu tư cho
canh tác
(tỷ đồng/năm)
Thu nhập
(GTGT-
(tỷ đồng/năm)
Sản lượng
lương thực
(tấn/năm)
Mục tiêu Yếu tố hạn chế
1 Thu nhập Đất đai
*

25.132 20.713 313,97 3.010,59 18.765
2 Lương thực Đất đai 16.996 13.130 189,33 702,28 127.373
3 Việc làm Đất đai 25.132 23.996 287,22 831,12 4.448
4

Thu nh
ập

Đ
ất đai, lao động
*

25.132


8 Lương thực Đất đai, vốn 15.882 12.277 142,45 529,04 98.190
9 Việc làm Đất đai, vốn 19.627 17.996 156,72 354,35 3.955
10 Thu nhập Đất đai, lao động,vốn 12.510 10.441 156,72 1.776,11 1.928
11


ơng th
ực

Đ
ất đai, lao động,vốn

15.882

12.277

142,45

529,04

98.190

12 Việc làm Đất đai, lao động,vốn 19.627 12.277 156,72 354,35 3.955
Thực tế sản xuất đạt năm 2010 18.576 11.543 156,72 626,43 82.776
Ghi chú:
- Đất đai
*
: Diện tích gieo trồng năm 2010 của huyện (18,576 ha), đặc điểm điều kiện tự nhiên và khả năng thích hợp đất đai của các
loại cây trồng trên các loại hình sử dụng đất
- Lao động

2010 mới chỉ bằng 64,98% của kịch bản 2; với mục tiêu tạo ra được nhiều việc làm
nhất thì thực tế sản xuất 2010 mới chỉ bằng 48,10 % của kịch bản 3.
Từ các kết quả trên cho thấy, việc bố trí các loại hình sử dụng đất, chuyển đổi
hình thức sử dụng đất kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu thu nhập, lương thực, việc
làm trên cơ sở đánh giá tác động của các yếu tố môi trường là cần thiết với huyện
Tứ Kỳ cũng như các địa phương khác.
3.5.4. Đề xuất loại hình sử dụng đất bền vững đến năm 2020
Từ kết quả chạy mô hình (chạy mở chưa khống chế bởi định hướng phát triển
của huyện như đã ở trên đã trình bày) đã thấy được bức tranh chung về các mục tiêu
tối ưu phải đạt được về thu nhập, sản lượng lương thực và việc làm, đồng thời xác
định được yếu tố hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đó
(chính là vốn đầu tư cho sản xuất, được chỉ ra từ các kịch bản như đã phân tích ở trên),
trên cơ sở đó tiếp tục chạy bài toán với mục tiêu được khống chế bởi định hướng phát
triển của huyện đến năm 2020 và yếu tố ràng buộc của bài toán là không hạn chế về
20
vốn đầu tư cho sản xuất để làm cơ sở đề xuất sử dụng đất đến năm 2020 (kết quả
được trình bày tại bảng 3.2 và chi tiết tại các phụ lục từ 50 đến 59 trong luận án). Các
mục tiêu phải đạt được đến năm 2020 là:
(1) Phải đáp ứng được 68.000 tấn lương thực vào năm 2020 để đảm bảo an
ninh lương thực (tính toán lý thuyết trên cơ sở dân số hiện trạng năm 2010 là
158.190 người, với mức nhu cầu lương thực/người/năm tương ứng 400 kg, tốc độ
tăng dân số trung bình 0,7%/năm).
(2) Phải đáp ứng được 85.000 tấn lương thực vào năm 2020 theo định hướng
phát triển của huyện (thuộc khoảng định hướng của huyện cần đạt 82.000 - 90.000 tấn).
Bảng 3.2. Đề xuất sử dụng đất tối ưu đến năm 2020 của huyện Tứ Kỳ
Đề xuất
sử dụng đất
Diện tích
gieo trồng
(ha/năm)

- Nếu mục tiêu sản lượng lương thực của huyện đến năm 2020 là 85.000 tấn,
nhu cầu vốn đầu tư cho trồng trọt là 286,15 tỷ đồng thì giá trị gia tăng đạt 2.033,28
tỷ đồng, cao hơn so với hiện trạng năm 2010 là 1.406,84 tỷ đồng. Diện tích gieo
trồng là 25.132 ha. Tạo việc làm cho 20.121 lao động trong trồng trọt.
Kết quả định hướng bố trí các kiểu sử dụng đất trên các loại hình sử dụng
theo đề xuất 01 được thể hiện trên bảng 3.3 cho thấy, có tới 31 kiểu sử dụng đất,
tập trung trên ba loại hình sử dụng chủ yếu là chuyên lúa, lúa - màu và chuyên rau
màu, trong đó các kiểu sử dụng đất có tỷ lệ diện tích lớn nhất, gồm: lúa thuần - dưa
lê - cà chua, diện tích là 1.187,71 ha; tiếp đến các kiểu sử dụng đất có diện tích thấp
hơn như: lúa lai - dưa lê - cà chua, diện tích là 869,76 ha; dưa lê - dưa hấu - cà
chua, diện tích là 855,34 ha; lúa thuần - lúa chất lượng cao - súp lơ, diện tích là
701,23 ha; lúa lai - dưa lê - súp lơ, diện tích là 582,48 ha; lúa lai - lúa chất lượng
cao - súp lơ, diện tích là 507,84 ha; lúa chất lượng cao - súp lơ, diện tích là 543,24
ha; còn lại các kiểu sử dụng đất có diện tích nhỏ hơn (chi tiết tại các phụ lục từ 50
đến 54 trong luận án).
21
Bảng 3.3. Bố trí kiểu sử dụng đất trên các loại hình sử dụng theo đề xuất 01
Loại hình sử
dụng
Kiểu sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Chuyên lúa
1-Lúa thuần - lúa chất lượng cao 244,83 2,88
2-Lúa lai - lúa chất lượng cao 56,44 0,66
3-Lúa chất lượng cao - lúa chất lượng cao 60,41 0,71
Lúa - màu
4-Lúa thuần - lúa chất lượng cao - lạc 67,93 0,80


16-Lúa chất lượng cao - lúa chất lượng cao - ớt 117,10 1,38
17-Lúa chất lượng cao - lúa chất lượng cao - cà chua 37,71 0,44
18-Lúa chất lượng cao - lúa chất lượng cao - súp lơ 543,24 6,39
19-Lúa chất lượng cao - dưa lê - dưa chuột 48,01 0,56
20
-
Lúa ch
ất l
ư
ợng cao
-

dưa lê
-

cà chua

202,90

2,39

21-Lúa chất lượng cao - dưa lê - súp lơ 75,10 0,88
22-Lúa lai - dưa lê - dưa chuột 262,61 3,09
23-Lúa lai - dưa lê - cà chua 869,76 10,24
24
-
Lúa lai
-


22
diện tích là 695,08 ha; lúa thuần - lúa chất lượng cao - súp lơ, diện tích là 674,45 ha;
lúa lai - lúa chất lượng cao - cà chua, diện tích là 510,31 ha; dưa lê - dưa hấu - cà
chua, diện tích là 537,03 ha;
lúa lai - dưa lê - cà chua, diện tích 485,86 ha;
tiếp đến các
kiểu sử dụng đất có diện tích thấp hơn và các kiểu sử dụng đất có diện tích nhỏ hơn
(chi tiết tại các phụ lục từ 55 đến 59 trong luận án).
Bảng 3.4. Bố trí kiểu sử dụng đất trên các loại hình sử dụng theo đề xuất 02
Loại hình
sử dụng
Kiểu sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Chuyên lúa
1-Lúa thuần - lúa thuần 75,71 0,89
2-Lúa thuần - lúa chất lượng cao 64,01 0,75
3-Lúa lai - lúa thuần 30,18 0,36
4-Lúa lai - lúa chất lượng cao 191,78 2,26
Lúa - màu
5-Lúa thuần - lúa thuần - ớt 272,79 3,21
6-Lúa thuần - lúa thuần - súp lơ 287,76 3,39
7-Lúa thuần - lúa chất lượng cao - lạc 70,57 0,83
8-Lúa thuần - lúa chất lượng cao - dưa chuột 118,95 1,40
9-Lúa thuần - lúa chất lượng cao - bí xanh 365,00 4,30
10-Lúa thuần - lúa chất lượng cao - cà chua 695,08 8,18
11-Lúa thuần - lúa chất lượng cao - súp lơ 674,45 7,94
12-Lúa lai - lúa chất lượng cao - lạc 27,62 0,33

dưa lê
-

dưa chu
ột

294,92

3,47

25-Lúa lai - dưa lê - cà chua 485,86 5,72
26-Lúa lai - dưa lê - súp lơ 199,65 2,35
Chuyên rau màu 27-Dưa lê - dưa hấu - cà chua 537,03 6,32
Tổng diện tích 8.497,79 100
3.5.5. Giải pháp thực hiện các phương án đề xuất
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn dỗi trong dân, ưu
tiên cho người vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá với các cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao.
- Hình thành ngay các hợp tác xã tiêu thụ nông sản trong nông thôn theo những
nguyên tắc nhất định. Khuyến khích các hộ nông dân làm dịch vụ bao tiêu nông sản
hàng hoá, hình thành các trung tâm thương mại ở các xã, các thị tứ và thị trấn, tạo môi
tường cho trao đổi hàng hoá.
23
- Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao các công nghệ
sản xuất nông nghiệp mới đến cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn kỹ
thuật, trình diễn các mô hình thí nghiệm tại địa phương.
- Thường xuyên bón phân đầy đủ, cân đối, đặc biệt là phân hữu cơ cho cây
trồng, tăng cường xới xáo làm xốp đất, tăng độ thấm của đất, giữ ẩm cho đất. Tăng
cường bón vôi và lân để cải tạo đất, đồng thời tận dụng hiện tượng đối kháng ion để hạn
chế độ độc của một số ion đối với cây trồng. Cần có sự kết hợp hài hoà giữa sử dụng

1.4. Toàn huyện có 46 đơn vị đất đai, các loại cây trồng và loại hình sử
dụng đất hiện tại thích hợp với điều kiện đất đai ở các mức độ khác nhau. Loại
hình chuyên lúa diện tích thích hợp ở mức S
1
là 6.246,12 ha, ở mức S
2
là 1.646,59


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status