HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI -CHẤT ĐỔI - Pdf 24

---Hội nhập WTO của Việt Nam nhìn từ góc độ quy luật lượng đổi-chất đổi---
HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI -CHẤT ĐỔI.
LỜI NÓI ĐẦU
Triết học Mác ra đời từ thế kỷ XIX đã chỉ ra rằng thế giới vật chất không chỉ tồn tại trong
sự thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn trong sự vận động và phát triển
không ngừng theo những quy luật vốn có của nó.
Thế giới vật chất như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng và các
quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau vừa có sự quan hệ qua lại thâm nhập
chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng. Sự liên hệ, tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển không
ngừng.
Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay
đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật sự
chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại – một trong những vấn đề
cơ bản của phép biện chứng duy vật - triết học Mác.
Quá trình hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại trên bình diện toàn cầu đang diễn ra
nhanh chóng và trở thành xu hướng tất yếu của thế giới đương đại. Quá trình này mà đặc
biệt hơn là quá trình hội nhập WTO chính là biểu hiện rõ nét trong việc vận dụng Quy
luật “những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất” của Đảng và nhà
nước ta trong thời gian qua.
Với những kiến thức nghiên cứu được, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giảng viên và nhà trường, trong bài viết này, tôi xin tập trung nghiên cứu những
vấn đề xung quanh Quy luật lượng đổi – chất đổi và sự vận dụng Quy luật này trong quá
trình nước ta hội nhập WTO.
Đề tài có tên gọi: “HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUY
LUẬT LƯỢNG ĐỔI- CHẤT ĐỔI”.
Trang 1
---Hội nhập WTO của Việt Nam nhìn từ góc độ quy luật lượng đổi-chất đổi---
Đây là một đề tài có tính lý luận và thực tiễn cao, đòi hỏi khả năng nắm bắt sâu sắc về

1.1.2. Hêghen : Quan niệm về lượng và chất của sự vật, hiện tượng đã có bước
tiến đáng kế trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hêghen. Hêghen đã
phân tích một cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng, mối quan hệ qua lại, sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa lượng và chất, xem xét chất và lượng nằm trong quá trình vận động và phát
triển không ngừng. Với quan điểm biện chứng, Hêghen đã xem xét từ chất thuần tuý đến
chất được xác định ; chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng; lượng cũng không ngừng
tiến hoá, số lượng là đỉnh cao nhất trong sự tiến hoá.
Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất,
Hêghen đặc biệt chú ý tới phạm trù bước nhảy. Chính dựa trên tư tưởng của Hêghen,
Lênin đã rút ra một kết luận quan trọng là : Việc thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu
chí cơ bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay siêu hình về sự phát triển.
Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất,
lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của tinh thần, của ‘‘ý niệm tuyệt
Trang 3
---Hội nhập WTO của Việt Nam nhìn từ góc độ quy luật lượng đổi-chất đổi---
đối’’chứ không phải là những nấc thang nhận thức của con người đối với thế giới bên
ngoài.
1.2. Quan niệm biện chứng duy vật về chất và lượng
1.2.1 Quan niệm biện chứng duy vật về chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm ra nó và do đó nó khác với cái
khác.
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mối
quan hệ qua lại với sự vật khác. Ví dụ : Khi cho đường vào nước ta thấy đường có tính
tan, khi nếm ta biết đường có vị ngọt. Vậy tính tan, vị ngọt .. là thuộc tính của đường. Tất
cả những thuộc tính của đường là những cái vốn có của đường, nhưng chúng chỉ bộc lộ
ra trong quan hệ của đường với nước hay trong quan hệ của đường với vị giác của con
người.
Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của con người đối
với vật chất của sự vật, để nhận thức được những thuộc tính, chúng ta cần nhận thức nó

phương thức liên kết khác nhau của các nguyên tử cácbon.
Chất của sự vật không chỉ thay đổi khi có sự thay đổi những yếu tố cấu thành mà
nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Do vậy, để
làm biến đổi chất của sự vật, chúng ta có thể cải tạo các yếu tố cấu thành, hoặc biến đổi
phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.
1.2.2. Quan niệm biện chứng duy vật về lượng
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, nó
biểu thị số lượng các thuộc tính, tống số các bộ phận, các đại lượng, trình độ, quy mô,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển
Những đặc trưng về lượng cũng mang tính khách quan vốn có của sự vật : chúng
cũng là những đặc trưng giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
Những đặc trưng về lượng cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất
định. Nhưng, khác với những mối quan hệ là phương thức bộc lộ các thuộc tính về chất,
những mối quan hệ nhờ đó những thuộc tính về lượng bộc lộ ra, mang tính xác định, chặt
chẽ, nghiêm ngặt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu
thị một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng. Ví dụ : trình độ giác ngộ cách mạng,
Trang 5
---Hội nhập WTO của Việt Nam nhìn từ góc độ quy luật lượng đổi-chất đổi---
phẩm chất, tư cách, đạo đức của một con người… Trong những trường hợp như thế, để
có tri thức đúng đắn về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu tượng hoá rất cao với một phương
pháp luận khoa học.
Không chỉ chất, mà cả các thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. Do
vậy, một sự vật cũng có vô vàn lượng.
Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau trong sự vật. Trong quá trình vận
động và phát triển, chất và lượng của sự vật không đứng im. Chúng luôn vận động không
phải biệt lập với nhau mà luôn luôn có quan hệ qua lại theo một quy luật nhất định.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đồi về chất.
Lượng có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn
bản về chất của sự vật. Ở thời điểm này sự vật vẫn còn là nó mà chưa thành cái khác. Ví

hiện tượng phóng xạ trong tự nhiên của một số nguyên tố hoá học…
Tính đa dạng trong hình thức thay đổi về chất còn được quy định bởi điều kiện
trong đó diễn ra sự thay đổi về chất. Chẳng hạn, cũng là vấn đề thay đổi quyền lực chính
trị trong quá trình phát triển xã hội,nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử – cụ thể mà sự
thay đổi đó có thể diễn ra bằng con đường hoà bình hoặc bạo lực cách mạng. Khi diễn ra
theo con đường thứ 2, bước nhảy được thực hiện trong khoảng thời gian tương đối ngắn.
Trong thực tế, sự thay đổi về chất thông qua các bước nhảy hết sức đa dạng và
phong phú. Nhìn chung, các bước nhảy thể hiện qua một số cách cơ bản sau:
Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần :
Sự phân chia như vậy được dựa trên không chỉ thời gian của sự thay đổi về chất,
mà còn dựa trên cả tính chất của bản thân sự thay đổi đó. Những bước nhảy đột biến, khi
chất của sự vật được biến đổi một các nhanh chóng. Chẳng hạn, sự chuyển hoá của các
hạt cơ bản…Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về
chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần
dần những nhân tố của chất cũ. Chẳng hạn, quá trình chuyển hoá từ vượn người thành
người… Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời gian
diễn ra sự thay đổi về chất, và cả ở cơ chế của sự thay đổi đó. Khi nói về bước nhảy dần
dần, ngoài nhân tố tốc độ, chúng ta còn nói đến cơ chế của việc tạo ra chất mới. Ở đây,
chất mới được tạo thành không phải ngay lập tức, mà được tạo thành từng phần.
Trang 7
---Hội nhập WTO của Việt Nam nhìn từ góc độ quy luật lượng đổi-chất đổi---
Mặt khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về
lượng. Nhưng sự thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuôn khổ
của chất đang có; còn bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chất khác, là sự
đứt đoạn của tính liên tục, là bước ngoặc quyết định trong sự phát triển.
Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất ở tất cả các mặt, các bộ
phận, các nhân tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi một
số mặt, một số nhân tố, một số bộ phận của sự vật đó. Đối với các sự vật phức tạp về tính
chất, về những nhân tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành.. bước nhảy thường diễn ra

nhậphiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp. Ở đây
bất kỳ sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra tổn thất cho cách mạng,
cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước.
PHẦN II
HỘI NHẬP WTO CỦA NƯỚC TA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI-CHẤT ĐỔI.
Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại đã chỉ ra rằng : Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa chất và
lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn
bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự
thay đổi của lượng. Kế thừa quy luật này Đảng và nhà nước ta nhất quán trong đường
lối, chủ trương, và quá trình thực hiện để đưa nước ta hội nhập vào kinh tế quốc tế đặc
biệt là tổ chức thương mại thế giới WTO. “Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách
quan; phải chủ động, có lộ trình phù hợp với bước đi tích cực, vững chắc, không do dự
chần chừ; nhưng cũng không được nóng vội, giản đơn.”
2
( Trích văn kiện đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X)
1. Giới thiệu về WTO :
Trang 9
---Hội nhập WTO của Việt Nam nhìn từ góc độ quy luật lượng đổi-chất đổi---
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, sau gần 12 năm đàm phán, tại Phiên họp đặc biệt
của Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã chính thức được
kết nạp vào WTO. Đây là một thành công to lớn, là sự kiện trọng đại của lịch sử thương
mại và ngoại giao của Việt Nam, là một cột mốc quan trọng của Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế..
WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01 tháng 01
năm 1995, ‘‘hiện có 153 thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150)’’
3
.Tiền thân của


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status