Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù - Pdf 31

Chuyên đề hội thảo: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ Nhật kí trong

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Hơn 70 năm trôi qua kể từ khi Nhật kí trong tù ra đời. Kể ra, thời gian
cũng đã gần trọn một đời người. Nhưng những gì Nhật kí trong tù để lại cho đời
sau không phải vì thế mà đã cũ. Mỗi thời đại, bằng nhãn quan riêng của mình lại
khám phá vẻ đẹp của nó dưới những góc độ khác nhau. Việc đi tìm vẻ đẹp cổ
điển và hiện đại trong tập thơ Nhật kí trong tù của chúng ta hôm nay cũng là
quá trình đồng sáng tạo của độc giả đối với tác phẩm này.
Trong thực tế nghiên cứu về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh,
chúng ta đã bắt gặp nhiều bài viết khá toàn diện với những nhận định, đánh giá
mang tính khái quát trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Những bài
viết đó đã trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập
thơ này. Tuy nhiên, nghệ thuật là lĩnh vực của cái không bao giờ khép lại, không
bao giờ đóng khung. Nên việc đi tìm vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ
Nhật kí trong tù của chúng ta làm hôm nay là một việc làm cần thiết, có tính
khoa học và có ý nghĩa thực tiễn giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
trong nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn.
II. Mục đích của đề tài
Trong chuyền đề này, chúng tôi đi vào trình bày những nội dung nghiên
cứu của chúng tôi về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ Nhật ký trong tù
trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, cùng mối quan hệ giữa chúng,
đồng thời lí giải nguyên nhân cội nguồn tạo nên vẻ đẹp đó của tập thơ.
Chúng tôi nghĩ rằng, đây là chuyên đề rất có ý nghĩa thực tiễn đối với cả
giáo viên lẫn học sinh. Về phía giáo viên, nó giúp cho giáo viên hình thành kĩ
năng giảng dạy của mình. Đó là dạy bất kì tác phẩm nào đều phải có ý thức vận

1




bất luận như thế nào, ở lĩnh vực nghệ thuật, sáng tác văn nghệ đích thực bao giờ
cũng là “một phát hiện về nội dung và là một phát minh về hình thức”.
Vậy, trong văn học kế thừa và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Kế thừa
làm cho văn học phát triển liên tục không bị đứt gãy. Sự kế thừa sẽ làm nên bề
dày truyền thống, làm nên giá trị truyền thống của bất kì nền văn học nào. Và
sáng tạo trước hết là đáp ứng được nhu cầu của thời đại, sau đó thúc đẩy sự phát
triển. Có thể hình dung quy luật kế thừa sáng tạo trong văn nghệ như một cuộc
chạy tiếp sức vô tận của các tài năng. Người đến sau nắm ngọn đuốc của người
đi trước thắp sáng bằng hiện thực thời đại mình và vượt lên chinh phục chặng
đường mới, tiến lên đỉnh cao mới.
Việc đi tìm vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ Nhật kí trong tù
được dựa trên cơ sở lí luận đó và cũng là để chứng minh cho những vấn đề lí
luận đó!
II. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ Nhật kí trong tù
1. Vẻ đẹp cổ điển
1.1. Khái niệm vẻ đẹp cổ điển
Trong văn học, vẻ đẹp cổ điển được hiểu là vẻ đẹp đã trở thành chuẩn
mực, kinh điển trong văn chương cổ (Trung đại). Nó được biểu hiện cụ thể ở
những phương diện sau: thứ nhất là có cảm hứng đặc biệt đối với thiên nhiên;
thứ hai, được viết bằng bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình (không miêu tả
nhiều chi tiết mà chỉ phác họa qua vài nét giản đơn nhưng vẫn thâu tóm, nắm bắt
linh hồn của tạo vật); thứ ba, nhân vật trữ tình trong không gian nghệ thuật của
bài thơ thường có phong thái ung dung tự tại sống giao hòa với thiên nhiên…
Một tác phẩm văn học được cho là mang vẻ đẹp cổ điển khi tác phẩm đó phải
hay, đạt đến độ mẫu mực, điển hình.

1.2. Những biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển trong Nhật ký trong tù

3


4


Theo như tác giả Nguyễn Đăng Mạnh “Phong cảnh thiên nhiên trong thơ
xưa thường là một thiên nhiên được nhìn từ xa, từ cao, nhà thơ bao quát trong
tầm mắt của mình toàn cảnh cao sơn lưu thủy và ghi lại bằng vài nét chấm phá
đơn sơ, bỏ nhiều khoảng trống để gợi lên cái nhìn mênh mông bát ngát của đất
trời” (Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh,
trang 82). Qua bài thơ Tẩu lộ, bạn đọc sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về điều đó.
Tẩu lộ
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lý dư đồ cố niệm gian.
Dịch thơ:

Đi đường

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Thiên nhiên không được tập trung miêu tả tỉ mỉ, chỉ bằng vài nét chấm
phá mà cái hồn của thiên nhiên, tạo vật được tái hiện lên qua sự liên tưởng, đồng
sáng tạo của bạn đọc: hình ảnh một con người đi về phía trước với muôn trùng
núi cao chất ngất đại ngàn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã so sánh bài thơ này
với tác phẩm Lên lầu quan tước của Vương Chi Hoán đời nhà Đường của
Trung Quốc như sau:

Trong nhiều bài thơ viết về thiên nhiên, cả thơ cổ điển và Nhật ký trong
tù của Hồ Chí Minh còn có sự gặp nhau nữa đó là thường đề cập đến trăng. Nói
như một ai đó là “đặc biệt thiên vị với ánh trăng”. Điểm qua những tác phẩm
sau ta sẽ thấy điều đó: Vọng nguyệt (Ngắm trăng), Trung thu, Tảo giải…
Vọng nguyệt
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

6


Đối thử hương tiêu nại nhược hà?
Nhân hứng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Ngắm trăng
Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nếu như các nhà thơ cổ điển thường thưởng nguyệt trong lúc trà dư tửu
hậu, trong Nhật ký trong tù Bác chỉ có một lần được ngắm trăng trong tư thế
“chưa thấy trong thơ ca quá khứ” (chữ của Vũ Quần Phương). Hoàn cảnh tù đày
- chân tay bị trói, với Bác “người ngắm trăng nhưng trăng cũng mê mải ngắm
người”.
Lí giải về sự xuất hiện với tần số cao của những vần thơ viết về ánh trăng,
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: có lẽ tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong
sáng hiền hòa, với cái duyên mặn mà kín đáo của chị Hằng?
Trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, thơ cổ điển nói chung
và thơ Đường nói riêng đặc biệt chú ý sự hài hòa giao cảm giữa con người và

văn học, kế thừa cái có trước, cái có sẵn của người đi trước là một quy luật. Tuy
nhiên, với Nhật ký trong tù, chúng ta có thể lí giải sự xuất hiện của vấn đề này
như sau. Trước hết thế giới trong nhà tù là thế giới khép kín, cái ác, sự tăm tối sẽ
được lên ngôi ngự trị, con người muốn vượt lên trên điều đó tất yếu phải vượt
ngục về với sự tự do của thiên nhiên của đất trời. Đấy là lí do vì sao tác giả
Nhật ký trong tù đã tìm mọi cách để đưa thiên nhiên vào trong tác phẩm của
mình. Bên cạnh đó, theo quan niệm triết học của người Á Đông, thiên nhiên là
đại vũ trụ và con người là tiểu vũ trụ. Giữa con người và vũ trụ có mối tương
giao hài hòa với nhau - “thiên nhân tương cảm”. Con người không thể sống biệt

8


lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài theo đúng ý nghĩa đích thực của từ sống.
Nên ngay từ thời xa xưa, con người đã có nhu cầu được sống hòa đồng với thiên
nhiên. Nhu cầu đó vừa có ý nghĩa tinh thần và cả ý nghĩa vật chất, thậm chí cao
hơn nữa ta có thể cho rằng đó là nhu cầu văn hóa lớn của con người. Ngày trước
cụ Tam Nguyên Yên Đỗ cũng có câu “song thưa để mặc bóng trăng vào”. Từ đó
mới thấy rằng, những vần thơ viết về thiên nhiên với nỗi niềm khao khát hướng
ra bên ngoài đã giúp cho Nhật ký trong tù mang tầm văn hóa nhân loại. Chính
từ những câu thơ viết về thiên nhiên đó sẽ chạm đến được những gì thuộc về bản
chất của cuộc sống, sẽ chạm tới được cái bản thể trong mỗi cá nhân con người.
1.2.1.2. Về hình tượng nhân vật trữ tình
Về khái niệm nhân vật trữ tình, Từ điển thuật ngữ văn học đinh nghĩa
như sau: “Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ
hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một
vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể đôi
khi có cả nét vẽ chân dung…” (trang 162)
Trong văn chương trung đại, hình tượng nghệ thuật để lại ấn tượng nổi bật
về con người đó là hình tượng người ẩn sĩ. Trong môi trường văn hóa trung đại,

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Dịch thơ:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ,
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa
Con người xuất hiện trong không gian khoáng đạt, đứng giữa trời đất, đầu
đội trời chân đạp đất, nối giữa trời và đất. Tân xuất ngục học đăng sơn là một
thi phẩm đẹp bởi nhiều lẽ, trước hết là nhờ cảnh mang một vẻ đẹp hùng vĩ hài
hòa, đẹp đến trong suốt. Sau đó là hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện với tư
thế điềm nhiên dạo bước giữa thiên nhiên núi rừng như một vị tiên lạc giữa cõi
trần. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của nó - được viết ngay sau khi ra tù,

10


sau hơn một năm bị giam cầm (1942-1943), sức khỏe của Hồ Chí Minh bị giảm
sút rất nhiều, đôi chân gần như bị tê liệt; ra tù, Người cố gắng tập leo núi, luyện
cho sức khỏe sớm phục hồi để về nước - ta mới thấy được bản lĩnh kiên cường,
đứng cao hơn hoàn cảnh của người tù Hồ Chí Minh. Đến với Nhàn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, bạn đọc gặp được con người hòa mình với thiên nhiên vui cái thú
điền viên để giữ cho tâm hồn được thanh khiết. Đến với Tân xuất ngục học
đăng sơn của Hồ Chí Minh, bạn đọc được gặp một con người trước hết vượt lên
trên hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân để bộc lộ, giãi bày tấm lòng trong sáng
như gương - Lòng sông gương sáng bụi không mờ. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm
thiên nhiên là điều kiện cần để giữ mình. Đối với Hồ Chí Minh thiên nhiên là
phương tiện để bộc lộ mình. Từ giữ mình đến bộc lộ mình là cả một khoảng

tích cổ rất đậm” (Giọng điệu trong thơ trữ tình- trang 18). Trong Nhật ký
trong tù, không khí cổ kính, trang trọng lan tỏa bao trùm cả tác phẩm là nhờ ở
việc sử dụng hệ thống từ Hán Việt với tần số rất cao.
Về mặt thể loại, tất cả 134 bài thơ trong Nhật ký trong tù được sáng tác
theo thể thơ Đường luật gồm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, bát cú, thơ cổ
phong. Đây là những thể thơ có yêu cầu niêm, luật, nghệ thuật đối, bố cục rất
chặt chẽ. Những thể thơ đó là thành quả của quá trình bền bỉ tìm tòi trong suốt
nhiều thế kỉ của văn học Trung Quốc. Và khi du nhập vào Việt Nam những thể
thơ đó cũng nhanh chóng trở thành chuẩn mực trong sáng tác văn học trung đại
trong suốt mười thế kỉ phát triển.
Đến với Nhật ký trong tù - một tập nhật ký được ghi bằng thơ, nghĩa là
giá trị của một tập nhật ký ngang hàng với giá trị một tập thơ. Việc sử dụng các
thể thơ Đường luật có ý nghĩa rất tích cực, thơ có niêm, luật, đối, bố cục chặt
chẽ sẽ có tác dụng gạn lọc loại bỏ khỏi tác phẩm những cái gì chưa thật sự là
thơ.
Đọc Nhật ký trong tù, bạn đọc sẽ thấy ở những bài có nội dung lớn, cần
viết nhiều hơn khuôn khổ quy định, tác giả chia thành hai bài đứng chung dưới
một đầu đề (ví dụ: Tảo giải). Nếu tách riêng ra, mỗi bài có thể tồn tại như một
bài thơ độc lập nhưng cùng chung một đầu đề, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau.

12


Nhật ký trong tù cũng có hai bài thơ phá thể. Bài thứ nhất là Cháu bé
trong nhà lao Tân Dương, câu đầu chỉ có ba chữ chứ không đúng bảy chữ theo
quy định của thể thơ.
Phiên âm:
Oa…! Oa…! Oa…!
Gia pha đương bình cứu quốc gia,
Sở dĩ ngã niêm tài bán tuế,

đứng riêng tạo ra một câu cảm thán đặc biệt. Đó là hai bài thơ phá cách biểu
hiện của yếu tố phản thơ Đường đầy sáng tạo của tác giả.
1.2.2.2. Thi liệu (Đường thi)
Khi tiến hành khảo sát tập thơ Nhật ký trong tù trên phương diện thi liệu
(Đường thi), chúng tôi thấy nổi bật lên ở hai điểm đó là tứ thơ và hình ảnh thơ.
Thời Đường, thi nhân Vương Chi Hoán có bài Đăng Quán Tước lâu như
sau:
Bạch nhật y sơn tận,
Hoàng Hà nhập hải lưu;
Dục cùng thiên lí mục,
Cánh thướng nhất tằng lâu.
Trong Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có bài Nạn hữu xuy địch (Người
bạn tù thổi sáo)
Phiên âm:
Ngục trung hốt thính tư hương khúc,
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu;
Thiên lý quan hà vô hạn cảm,
Khuê nhân cách thướng nhất tằng lâu.
Dịch thơ:
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu;
Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó đứng trông nhau.
Hình ảnh con người trong tư thế đăng cao là hình ảnh quen thuộc trong
thơ Đường (Đăng U Chân đài ca - của tác giả Trần Tử Ngang, Đăng cao - của
Đỗ Phủ…). Có lẽ tư thế đăng cao thể hiện được khí thế vươn lên của con người,
vươn lên để mở rộng chân trời tri thức, lên cao để hòa nhập với thiên địa vô

14


(Lý Bạch - Tĩnh dạ tư)

15


và:

Quần tinh ủng nguyệt thướng thu sang
(Hồ Chí Minh – Tảo giải)

+ Hình ảnh đám mây, cánh chim:
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
(Thôi Hiệu – Hoàng Hạc lâu)


Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
(Hồ Chí Minh – Mộ)

Và rất nhiều hình ảnh nữa mà trong giới hạn của chuyên đề người viết
chưa có điều kiện nêu hết ra ở đây. Dẫu là tiếp thu thi liệu Đường thi nhưng
chúng ta vẫn thấy đến với thơ Hồ Chí Minh những hình ảnh thơ ấy mang dáng
dấp nỗi niềm của hồn Việt. Cùng là hình ảnh cánh chim nhưng trong Hoàng
hạc lâu của Thôi Hiệu ta hình dung ra hình ảnh cánh chim bay vào chốn vô
cùng để rồi mất hút trong hư không. Còn ở thơ Hồ Chí Minh cánh chim có tâm
trạng, có đường bay cụ thể, có mục đích để bay về. Nó là một biểu hiện của sự
sống rất đỗi bình thường và giản dị nhưng không thiếu được trên thế giới này.
Việc lưu luyến nhìn theo cánh chim bay giữa trời chiều còn thể hiện được tâm
hồn của một con người luôn biết nâng niu trìu mến đối với sự sống, biết rung

sống.
Thử so sánh hai bài Hoàng hôn của Hồ Chí Minh và Phòng kiều dạ bạc
của Trương Kế.
Hoàng hôn
Phiên âm:
Phong như lợi kiến ma sơn thạch,
Hàn tự tiên phong thích thụ chu;
Viễn tự chung thanh thôi khách bộ,
Mục đồng xuy địch dẫn ngưu quy.
Dịch thơ:
Gió sắc tựa gươm mài đá núi;

17


Rét như dùi nhọn chích cành cây;
Chùa xa chuông giục người nhanh bước
Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay.
Phong kiều dạ bạc
Phiên âm:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên;
Cô Tô thành ngoại hàn san tự,
Dạ bán chu thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài ông bến sầu vương giấc hồ;
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Cả hai bài thơ đều có những chi tiết: âm thanh tiếng chuông chùa, tiếng

Lung lý tù nhân dục đoạn hồn;
Tá vấn tự do hà xứ hữu?
Vệ binh dao chỉ biện công môn.
Dịch thơ:
Thanh minh lất phất mưa phùn,
Tù nhân nghe thấm nỗi buồn xót xa;
Tự do thử hỏi là đâu?
Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường
Thanh minh (Đỗ Mục)
Phiên âm:
Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thương hành nhân dục đoạn hồn;
Tá vấn hữu gia hà hữu xứ?
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Dịch thơ:

19


Thanh minh lất phất mưa phùn,
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa;
Hỏi thăm quán rượu là đâu?
Mục đồng trỏ lối: Hạnh Hoa thôn ngoài.
Không những tên bài thơ giống nhau mà cả không gian mưa bụi cũng có,
cái se lạnh của thời tiết cũng có, và cả cách cấu tứ cũng giống nhau. Nhưng xét
thật kĩ thì có ngoại cảnh giống nhau thôi còn tâm cảnh thì lại khác. Cũng trên
nền không gian đó một người muốn tìm nơi bán rượu để sưởi ấm trong tiết trời
lạnh giá, còn người kia thì lại khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do.
Và còn rất nhiều thi liệu (Đường thi) trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí
Minh nữa nhưng chúng tôi muốn dùng hai bài thơ sau để khép lại phần này.

Cách cấu tứ bài thơ giống nhau, giá trị tư tưởng của hai bài thơ cũng
giống nhau - đó là sự thông cảm, chia sẻ với cảnh ngộ bị chia cách của những
người yêu nhau. Nhưng khác nhau ở chỗ Tương Giang của Lương Ý Nương
không nói đến nguyên nhân của sự xa cách, còn bài thơ của Hồ Chí Minh
nguyên nhân hiện lên qua hình ảnh cánh cửa sắt.
Từ những điều đã viết ở trên, có thể giúp cho chúng ta nhận xét rằng trong
Nhật ký trong tù, tác giả Hồ Chí Minh đã cố ý ghi chép sự việc diễn ra trong đời
sống hằng ngày bằng những phương tiện đặc trưng của thi ca cổ điển. Việc sử
dụng thi liệu (Đương thi) vào trong Nhật ký trong tù có ý nghĩa rất tích cực. Nó
giúp cho người cầm bút gạn lọc được những xù xì, góc cạnh xô bồ tràn vào
trong tác phẩm và mặt khác nó cũng giúp cho nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết trở
nên gợi cảm, có giá trị nghệ thuật cao hơn.
1.2.2.3 Nghệ thuật đối
Như đã khẳng định điều làm nên nét đẹp riêng của tập thơ Nhật ký trong
tù là vẻ đẹp cổ điển sang trọng bát ngát như thơ Đường thơ Tống. Điều này càng
kỳ diệu hơn nữa khi ta nhớ năm 1941 cũng là năm nhà phê bình Hoài Thanh viết
Thi Nhân Việt Nam, tập sách được xem là bảng tổng kết thành tựu của một nền
thi ca mới. Cùng trong thời gian này cội nguồn thi ca cổ điển kia lần nữa lại trổ
đóa hoa muộn mà hương sắc lạ lùng đủ gợi lại cả một thời xuân sắc mãn khai đó
là Nhật ký trong tù.
Riêng trong vẻ đẹp của thi ca cổ điển, phép đối giữ vai trò điều phối giữa
tình và ý, làm thơ không chỉ nặng về tình mà còn sâu sắc trong ý tứ. Chính vì thế
mà mọi uyên bác thâm sâu của thơ Đường hầu như đều được triển khai trong các
vế đối, và như chắc chắn rằng tên gọi Thực – Luận của các cặp đối của thể thất
ngôn bát cú có mối liên hệ chặt chẽ và nhân quả trong đặc tính thiên về ý tứ của

21


nó. Cũng do đó mà phép đối trong thơ ca cổ điển cũng là phép thử chắc chắn tài

Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.
Dịch thơ:
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn lên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Cặp hai câu đầu sử dụng phản đối để nêu lên một nghịch cảnh, sắc gọn
như những nhát cắt hiện thực nghiệt ngã, cặp hai câu sau dụng chính đối như
thừa long nâng đỡ tinh thần bay lên cõi lạ, vững trong tư thế đứng trên ngục thất
vượt ngoài ngục trung. Lối vận dụng này lần nữa rất sắc sảo trong bài Nhập
Tĩnh Tây huyện ngục.
Bài Học dịch kỳ II bàn từ kỳ thế bỗng chuyển sang sự thế một cách thâm
trầm cũng là công năng của phép chỉnh đối:
Thác lộ, song xa dã một dụng,
Phùng thì, nhất tốt khả thành công.
Lưu thủy đối ý tứ nâng đỡ lẫn nhau, bay bướm tài hoa trong vịnh cảnh ( là
nét đặc trưng trong chùm ba bài thơ Thu của Tam Nguyên Yên Đỗ), lại khoan
thai đĩnh đạc khi dụng tình. Tham lĩnh ý tứ tác giả Nhật ký trong tù khi vận
dụng thể loại này:
Nguyệt chiếu đình tiêu tăng lãnh khí,
Khuy song Bắc đẩu dĩ hoành thiên.
(Dạ lãnh)
Không gian mở rộng bát ngát mênh mông, một cuộc vượt ngục tinh thần
thật ngoạn mục được thực hiện nhờ nghệ thuật đối!
Tuy thị hiềm nghi gián điệp phạm,
Nghi dung khước tượng cựu công khanh.
(Vãng Nam Ninh)

23


24


Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du.
(Hoàng hạc lâu)
Thế mới biết việc đem các vế bằng trắc làm công cụ để đo cái tài thật khác gì
việc làm ngu ngơ của mấy gã thầy bói xem voi.
Luận về phép đối của thơ ca cổ điển, tôi cứ liên tưởng đến huyền thoại về
Thập bát La Hán trận của phái Thiếu Lâm: Cao đồ Thiếu Lâm Tự khi muốn hạ
sơn thì phải tự mình vượt qua trận đồ do thập bát La Hán án ngữ. Có những cao
đồ vượt qua để hoằng dương võ thuật Thiếu Lâm, cũng có những môn đồ kém
độ tu vi đã phải bị vây khổn giữa trận đồ đến khốn đốn. Và trong trận đồ của thi
ca cổ điển, bao nhiêu môn đồ bị khổn nguy, được mấy cao đồ vượt trận đồ? Nền
văn học Việt Nam qua mười thế kỷ với thi nhân danh tiếng đếm trên đầu ngón
tay là một cảnh báo nghiêm khắc. Và cái tên Hồ Chí Minh bằng tập Nhật ký
trong tù với địa vị chắc chắn trên lộ trình tiếp nối của thơ ca cổ điển là một dấu
lạ phép kì của thi ca Việt. Và nền thi ca cổ điển Việt Nam như đã yên lòng khi
dừng lại ở tên tuổi cuối cùng này. Nên chăng? Hay tiếc thay?
1.2.2.4. Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình
Mỗi một thể loại hay trường phái văn học, đều có phương pháp sáng tác
riêng. Và chính điều này sẽ mang lại nét đặc trưng của nó. Thơ Đường là một
thành tựu đặc sắc của văn học Trung Quốc nói riêng và của nhân loại nói chung
lại càng không thể thiếu điều đó. Nói đến nghệ thuật thơ Đường, ngoài nghệ
thuật đối như đã trình bày ở trên, chúng ta không thể không nói đến bút pháp
chấm phá, tả cảnh ngụ tình. Bút pháp chấm phá là một đặc điểm thi pháp của thơ
Đường. Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp này trong tập thơ Nhật ký trong tù.
Có điều tác giả đã sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được
sự sáo mòn. Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình đã góp phần thể hiện được bức


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status