phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
------------

BÁO CÁO THỰC TẬP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM

GVHD :TS. NGUYỄN NGỌC HUY
SVTH :PHAN THỊ MY
Lớp

: K09.404.A

Mã số sinh viên: K09.404.0568

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013


LỜI CẢM ƠN
----------

Để báo cáo thực tập này được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có những
kiến thức, kinh nghiệm được tích luỹ qua quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Luật và trong thời gian thực tập tại Phòng Thanh toán Xuất - Nhập Khẩu, Ngân hàng
Vietcombank Chi nhánh tp.Hồ Chí Minh.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa Tài chính – Ngân
hàng, cùng tất cả các thầy cô giảng viên tại Đại học Kinh tế - Luật đã giảng dạy em trong
suốt thời gian qua, cho em được học những điều thật sự bổ ích, giúp em trưởng thành và
vững vàng hơn trên con đường tương lai đã chọn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân


22


5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Phòng Thanh toán Xuất – Nhập khẩu............................16
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lwoij nhuận các hoạt động dịch vụ của VCB và CTG....................19
Biểu đồ 2.2 so sánh hiệu quả hoạt động TTQT của VCB và CTG.................................21


6

DANH MỤC VIẾT TẮT















:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Báo cáo tài chính
Bộ chứng từ
Báo cáo thực tập
Ngân hàng TMCP Công thương
Hồ Chí Minh
kinh doanh ngoại hối
Leter of credit
Lợi nhuận trước thuế
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Nhập khẩu
Phòng giao dịch
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Thanh toán quốc tế
Vietcombank

nhuận, duy trì tỉ suất lợi nhuận không bị giảm sút.
Với những lí do nêu trên cùng mong muốn ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn hoạt động cung
ứng dịch vụ nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, em mạnh dạn tìm hiểu đề
tài " Phân tích hoạt động thanh toán quôc tế tại ngân hàng thương mại cổ
phầnNgoại thương Việt Nam”. Qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong phương thức thanh toán này.


8
2

Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động của NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam thông qua các chỉ số. Mục tiêu cụ thể:
Xác định các nhóm chỉ số đánh giá thu nhập và rủi ro gặp phải đối với ngân
hàng. Qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) của ngân
hàng.
Đề xuất giải pháp thích hợp ghóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phát
triển bền vũng của ngân hàng VCB.
3
Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ số phân tích thu
nhập và đánh giá rủi ro trong hoạt động TTQT của ngân hàng VCB.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam theo các năm tài chính từ 2010-2012.
Phương pháp nghiên cứu:
-

Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu nêu trên, em lựa chọn phương pháp nghiên

chức quốc tế thong qua hệ thống ngân hàng.
1.1.1.2

Vai trò:

 Đối với nền kinh tế:
-

Là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa. Do đó nếu quá
trình TTQT diễn ra liên tục và nhanh chóng, giá trị hầng hóa xuất nhập
khẩu được thực hiện sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, giúp các
doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng khối lượng mua bán
hàng hóa.

-

Trước xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh thì TTQT là cầu nối giúp
các nước mở rộng quan hệ, hợp tác lâu bền, gắn kết kinh tế trong nước
với kinh tế thế giới bên ngoài.

-

Thực hiện tốt TTQT góp phần tập trung nguồn ngoại tệ trong nước, xử
dụng một cách có mục đích và hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế.
đồng thời thuận tiện cho việc quản lí ngoại hối.

-

Tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài.


thương mại quốc tế có các phương thức thanh toán phổ biến sau:
-

Phương thức ghi sổ hay mở tài khoản (Open Account)

-

Phương thức chuyển tiền (Telegraphic Transfer Remmitance)

-

Phương thức nhờ thu (Collection)

-

Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit)

Tuy nhiên, hiện nay tại NHTMCP VCB không sử dụng phương thức ghi sổ,
mở tài khoản, nên báo cáo chỉ tập trung vào ba phương thức còn lại.
1.1.2.1.Phương thức thanh toán chuyển tiền (Telegraphic Transfer
Remmitance)
• Chuyển tiền là phương thức trong đó người đề nghị (người trả tiền) yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền cho một người khác
(người thụ hưởng) với những nội dung cụ thể kèm theo. Có hai hình
thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng điện và bằng thư thanh toán. Tuy
nhiên hiện nay các NHTM không còn sử dụng phương thức chuyển tiền
bằng thư nên bài BCTT chỉ đề cập đến phương thức chuyển tiền bằng
điện (Telegraphic Transfer).
• Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền:
Người đề nghị (Remitter) là nhà nhập khẩu, người thụ hưởng (Beneficiary) là nhà xuất khẩu,

ngoại thương nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng. tính hợp lệ của bộ
chứng từ chỉ được xét trên bề mặt của bộ chứng từ đó và việc thanh toán
không phụ thuộc vào tình trạng hàng hóa. Tín dụng phải ghi rõ là tuân
theo quy tắc, quy định nào để tránh tranh cãi khi có sự không thống nhất
giữa các bên. Hiện nay tín dụng thư tuân theo quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 (Uniform Custorms and Practice for
Documentary Credit)
• Các bên tham gia: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành
L/C (Issue bank) phục vụ nhà nhập khẩu, ngân hàng thông báo LC
(Advising bank) phục vụ nhà xuất khẩu, ngoài ra có thể có ngân hàng
xác nhận (Conforming bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank).
• Phân loại thư tín dụng:
Căn cứ vào đặc điểm nghiệp vụ:
o Theo công dụng: có L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C) và
L/C xác nhận (Conforming L/C)
o Theo thời hạn: có L/C trả ngay (L/C at sight), L/C trả chậm
(Deferred L/C), L/C hỗn hợp trả ngay và trả chậm (Mixed L/C)


12

Căn cứ vào tính thông dụng:
o Các loại cơ bản: có L/C không hủy ngang (Irrevocable) và L/C
không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
o Các loại đặc biệt: L/C chuyển nhượng (Transfeable L/C), L/C
giáp lưng (Back to back L/C), L/C tuần hoàn (Revolving L/C),
L/C dự phòng (Standby L/C), L/C đối ứng (Receiprocal L/C),
L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C
Hiện nay loại L/C có thể hủy ngang không còn được sử dụng vì vậy bài báo
cáo này không đề cập đến loại L/C này


 Rủi ro hệ thống: tác động chung đến tất cả các chủ thể tham gia trong
quá trình TTQT, gồm có:
• Rủi ro bất khả kháng: Là rủi ro gây ra bởi các sự kiện về thiên tai, nổi
loạn, bạo động, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, đình công… những
nguyên nhân này đều gây ra các hậu quả về thời gian, địa điểm, hàng
hóa khi giao hàng có thể sai khác so với quy định của hợp đồng hoặc
L/C. Do đó gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, mức độ
nghiêm trọng có thể dẫn đến khả năng nhà nhập khẩu bị phá sản. Điều
đó làm cho nguồn thu của ngân hàng cũng không được đảm bảo, tệ hơn
là một khi khách hàng gặp khó khăn thì mối quan hệ với ngân hàng sẽ
không bền chặt như trước, thậm chí có thể ngân hàng sẽ bị mất khách
hàng.
• Rủi ro thương mại: xảy ra trong quan hệ mua bán giũa các bên, gây ra
bởi bên mua hoặc bên bán vi phạm hợp đồng thương mại đã kí kết, gây
thiệt hại cho bên kia. Rủi ro thương mại bao gồm: rủi ro về thời hạn
giao hàng; rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi bảo hiểm
hàng hóa chưa được mua, trách nhiệm này thuộc về hang vận tải, tuy
nhiên nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả ba bên là nhà xuất khẩu, nhà nhập
khẩu và ngân hàng hoặc rủi ro cho nhà nhập khẩu khi hàng không đúng
phẩm chất; rủi ro phá sản của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu ảnh hưởng
đến việc giao hàng hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.
• Rủi ro quốc gia: phát sinh khi có sự thay đổi về chính trị, tôn giáo, kinh
tế, chính sách tài khóa, cấm vận..làm cho nhà nhập khẩu khó khăn trong
việc nhận hàng. Khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh thì nguồn
thu của ngân hàng cũng bị hạn chế.
• Rủi ro pháp lí: xảy ra khi có sự tranh chấp giữa các bên khi căn cứ thực
hiện của các bên tham gia khác nhau. Hoặc do có sự thay đổi về quy
định pháp luật của bất kì bên nào về hàng hóa xuât-nhập khẩu.
• Rủi ro đạo đức: là rủi ro phát sinh khi các bên tham gia cố tình không

của các nhân viên ngân hàng. Có thể là lỗi chính tả trong quá trình đánh
máy dẫn của giao dịch viên tới việc sai khác với nội dung của đơn yêu
cầu mở L/C, lệnh chuyển tiền hay chỉ thị nhờ thu; hoặc sự bất cẩn trong
quá trình kiểm tra tính phù hợp của bộ chứng từ; hay sự sai sót lỗi của
máy móc thiết bị làm chậm trễ trong việc chuyển điện thông báo đến
khách hàng, hay sự không thông báo chấp nhận tu chỉnh của người thụ
hưởng làm ảnh hưởng tới việc giao nhận hàng và thiệt hại cho khách
hàng. Điều đó gây ra những tổn thất cho ngân hàng và cả hình ảnh của
ngân hàng đối với khách hàng cũng bị ảnh hưởng.
Trong các loại rủi ro trong TTQT thì gây ra cho NHTM rủi ro tỉ giá và rủi
ro tác nghiệp là thường xuyên, phổ biến và gây nhiều thiệt hại nhất cho
NHTM.
1.3

Các chỉ số đánh giá hoạt động TTQT:
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động TTQT:


15

1.3.1.1.Doanh số thanh toán xuất – nhập khẩu
Doanh số thanh toán xuất – nhập khẩu là số tiền thanh toán xuất khẩu và số
tiền thanh toán nhập khẩu mà ngân hàng đã thu theo lệnh của nhà xuất
khẩu hoặc thanh toán theo yêu cầu của nhà nhập khẩu trong một khoảng
thời gian nhất định nào đó. Doanh số thanh toán thường được xác định
theo tháng, quý, năm. Chỉ tiêu doanh số thanh toán cho ta thấy khả năng
đáp ứng nhu cầu xuất-nhập khẩu của thị trường trong nước.
1.3.1.1

Doanh thu hoạt động TTQT

mà ngân hàng thu về được có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ TTQT tạo ra
cho ngân hàng. Đồng thời so sánh chất lượng thu nhập từ hoạt động
TTQT so với các hoạt động khác trong ngân hàng.


16

1.3.3 Các chỉ số đo lường rủi ro
Để đo lường và dự phòng cho các rủi ro xảy đến với ngân hàng, mỗi
NHTM đều lập ra các chỉ tiêu an toàn đối với những loại rủi ro có thể
lượng hóa được như nhóm các rủi ro tác động đến NHTM. Đối với
nhóm rủi ro hệ thống có thể đo lường bằng mẫu khảo sát ý kiến các
chuyên gia trong ngành Tài chính ngân hàng đánh giá thực tế phát sinh
các rủi ro này. Tuy nhiên vì điều kiện thực tập giới hạn cùng với các
quy định tại cơ quan thực tập nên tôi không thể thực hiện được phương
pháp đo lường các rủi ro hệ thống. Do đó bài báo cáo chỉ đề cập đến các
chỉ tiêu đo lường rủi ro tác động đến NHTM. Sau đây là nhóm các chỉ
tiêu đo lường:
1.3.3.1Tỷ lệ cam kết phát hành LC:
Tỷ lệ cam kết phát hành LC =
Là tổng giá trị LC còn lại sau khi khách hàng kí quỹ theo một tỉ lệ nhất
định, được xếp trong khoản mục “nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng”.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xảy ra rủi ro tiềm ẩn đi đôi với trách
nhiệm của ngân hàng khi cam kết thực hiện nghiệp vụ mở LC cho khách
hàng. Gọi là rủi ro tiềm ẩn bởi lẽ nó chỉ phát sinh khi khách hàng không
có khả năng thanh toán, hoặc chậm thanh toán tại thời điểm thanh toán
cho ngân hàng xuất khẩu để nhận hàng. Khi đã rủi ro xảy ra, các khoản
cam kết này cũng được phân loại và xếp vào các nhóm nợ quá hạn
tương tự như hoạt động tín dụng theo quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/5/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
22/4/2007.

TTQT, các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động TTQT, hiệu quả hoạt
động và đánh giá rủi ro. Trong chương 2, bài báo cáo sẽ phân tích tình
hình TTQT giai đoạn 2010-2012 và đánh giá hoạt động thông qua các
chỉ tiêu đo lường đã được nêu ra ở chương 1. Thêm nữa báo cáo sẽ so
sánh hiệu quả hoạt động TTQT của VCB với ngân hàng TMCP
Vietinbank để có cái nhìn tổng quan hơn khi nhận xét.


18

CHƯƠNG2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VCB THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ
2.1

Giới thiệu ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tên quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam
Trụ sở chính: 198 đường Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, tp.Hà Nội
Điện thoại: 04 43934 3137
Fax: 04 43826 9067
SWIFT: BFTV VNVX
Telex: 411504/411229 VCB - VT
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi
vào hoạt động vào ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Quản lý
Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam). Là ngân hàng
thương mại nhà nước đầu tiên được Chính Phủ lựa chọn thực hiện thí
điểm cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt
động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi

1976: thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tp.HCM
1978: thành lập công ty tài chính Vinafico-Hong Kong ở Hồng Kong
1990-1995: ngày 14/11/1990, Ngân hàng Ngoại thương chính thức chuyển
sang NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo quyết định số 403-CT
ngày 14/11/1990 của Chủ tich Hội đồng Bộ trưởng.
1996: Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mô hình Tổng công
ty, quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/3/1994 của Thủ
tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of
Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
1997-2006: xây dựng và lớn mạnh, nâng tổng số chi nhánh lên đến 58 Chi
nhánh, 01 sở giao dịch, 87 PGD và 04 công ty con trực thuộc trên toàn
quốc, 02 Văn phòng đại diện, 01 công ty con tại nước ngoài.
2008: chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một NHTMCP
theo giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc NHNN cấp ngày
23/5/2008 với số vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 đồng.
Ngày 31/12/2008 mã cổ phiếu VCB được niêm yết lần đầu tại Sở giao dịch
chứng khoán tp.HCM
2009-2012: tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 12.200.860 – 23.174.171 triệu đồng.
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực kinh doanh:


20

Khai thác tất cả các nghiệp vụ ngân hàng theo quyết định số 493 QĐ-NH5
ngày 06/8/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
phạm vi được ủy quyền để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế,
tiếp nhận nguồn vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
- Hoạt động tín dụng: cho vay các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho


P.Phòng phụ

P.Phòng phụ
trách nghiệp vụ
Thanh toán NK

trách nghiệp vụ

trách Quan hệ

trách tín dụng

trách quan hệ

trách tín dụng

Thanh toán XK

Quốc tế

XK

quốc tế

NK

Kiểm soát viên

Kiểm soát viên

khối ngành khác thấp. Dẫn đến mức tăng lợi nhuận không còn ấn tượng như năm 2011.
2.2

Thực trạng hoạt động TTQT giai đoạn 2010-2012
2.2.1 Doanh số thanh toán xuất khẩu, doanh số thanh toán nhập khẩu và thị
phần nắm giữ:
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động TTQT theo doanh số thanh toán xuất-nhập khẩu

Nguồn: Báo cáo ĐHCĐ thường niên VCB, Tổng cục thống kê
Bảng 2.2 cho ta cái nhìn trực diện về tình hình hoạt động TTQT theo doanh số thanh toán
xuất-nhập khẩu đề tăng theo các năm 2010-2012, thị phần do VCB phục vụ nhu cầu
TTQT của khách hàng trong nước cũng ổn định trong 3 năm-khoản 19%. Tuy nhiên khi
quan sát theo thị phần chiếm giữ của từng mảng hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập
khẩu lại theo chiều hướng ngược lại. Điều đó nói lên tốc độ tăng doanh số hoạt động
TTQT chưa bắt kịp với tăng trưởng kim ngạch xuất-nhập khẩu trong nước, liệu rằng hoạt
động của ngân hàng đang chậm lại so với xu hướng của thi trường? Có thể giải thích tình
hình trên do kinh tế trong nước đang tăng trưởng chậm, nhu cầu khách hàng không tăng
đáng kể nên các ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt, do đó thị phần hoạt động dần
bão hòa với những khách hàng thân thuộc thay vì mở rộng thêm thị trường với những
khách hàng mới mang rủi ro tiềm ẩn.
2.2.2 Lợi nhuận hoạt động TTQT, lợi nhuận hoạt động dịch vụ và cơ cấu:
Bảng 2.3: tình hình hoạt động dịch vụ, hoạt động TTQT theo doanh thu và cơ cấu


23

Nguồn: BCTC ngân hàng mẹ (đã kiểm toán)
Căn cứ theo tình hình doanh thu, lợi nhuận hoạt động dịch vụ của VCB nói chung và hoạt
động TTQT riêng đều theo xu hướng giảm dần từ năm 2010 – 2012 nhìn chung do công
tác quản lí chi phí chưa hiệu quả. Riêng đối với hoạt động TTQT, do doanh thu chủ yếu


VCB đang đánh đổi giữa doanh thu và chất lượng hoạt động, một giải pháp an toàn cho
hoạt động trong lúc kinh tế diễn biến không ổn định.
2.3

Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT
2.3.1 Dựa theo chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động TTQT/lợi nhuận hoạt động dịch
vụ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lợi nhuận các hoạt động dịch vụ

Biểu đồ 2.2 cho ta biết mặc dù lợi nhuận từ hoạt động TTQT giảm dần trong 3 năm qua
nhưng vẫn là hoạt động đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận hoạt động dịch vụ. So với các
hoạt động dịch vụ còn lại, có thể nói TTQT là mảng hoạt động mạnh của VCB bởi lợi thế
nền tảng của VCB là ngân hàng chuyên phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại từ những
ngày đầu hình thành.
2.3.2 Dựa theo chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động TTQT/lợi nhuận trước thuế
Bảng 2.5: So sánh lợi nhuận hoạt động TTQT, dịch vụ và KDNH với LNTT
Nếu chỉ xét lợi nhuận TTQT so với tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng, vì là hoạt
động dịch vụ nên tỷ lệ lợi nhuận đóng góp vào lợi nhuận hoạt động trước thuế của ngân
hàng chưa cao.Tuy nhiên, nếu xem xét ở một góc độ rộng hơn bao gồm cả với tỷ trọng
của hoạt động dịch vụ và tỷ trọng của hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ cho ta một cái
nhìn khả quan hơn về hoạt động TTQT.Khi tỷ trọng TTQT đạt gần ½ tổng các hoat động
dịch vụ và đạt khoản 1/3 trong 2 năm trở lại đây đối với tỷ trọng hoạt động kinh doanh
ngoại hối-một trong những thế mạnh của VCB.Qua đó có thể nhận xét hoạt động TTQT
tại ngân hàng VCB tương đối hiệu quả.
2.3.3 So sánh hoạt động TTQT giữa VCB và CTG
Bảng 2.6: lợi nhuận, tỷ trọng hoạt động TTQT/hoạt động dịch vụ và thị phần
XNK tại VCB với CGT

Để việc đánh khách quanhơn, tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách so sánh hoạt

Bảng 2.8:rủi ro tác nghiệp hoạt động TTQT

Nhìn chung các giao dịch bằng điện phát sinh rủi ro tại ngân hàng VCB có tỉ lệ thấp và
năm trong chuẩn quy định của ngân hàng (tỷ lệ phát sinh lỗi trong giao dịch Swift không
vượt quá 5%). Hiện nay, tại VCB chưa có quỹ bù đắp các rủi ro xảy ra do lỗi phát sinh
trong giao dịch bằng điện. Bởi trường hợp xảy ra lỗi là rất ít và đại đa số các giao dịch
bằng lỗi sẽ được thu hồi lại số tiền thanh toán, chỉ gây rủi ro bởi sự chậm trễ trong thanh
toán và chi phí thực hiện giao dịch tăng lên. Như vậy đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến chi phí thực hiện ngiệp vụ tăng nhanh.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status