phân lập và tuyển chọn vi khuẩn chuyển hóa đạm từ phân trùn quế (perionyx excavatus) - Pdf 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH VI SINH VẬT HỌC

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN
CHUYỂN HÓA ĐẠM TỪ PHÂN TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. BÙI THỊ MINH DIỆU

LÊ THỊ BẢO TRÂN
MSSV: 3113763
LỚP: VI SINH VẬT HỌC k37

Cần Thơ, Tháng 12/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH VI SINH VẬT HỌC



…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký tên)


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm và động viên từ gia đình, quý thầy cô, anh chị và
bạn bè xung quanh. Cho đến khi em bắt đầu làm đề tài luận văn tốt nghiệp thì sự nhiệt
tình giúp đỡ, tấm lòng tận tụy chỉ dạy của thầy cô, anh chị đi trước và bạn bè đã trở
thành động lực rất lớn giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát
triển Công nghệ Sinh học. Viện đã tạo môi trường thuận lợi để anh chị và các bạn sinh
viên trong Viện được học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là TS. Bùi Thị
Minh Diệu, cô đã tận tình hướng dẫn trực tiếp để giúp em thực hiện luận văn của
mình.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn anh chị và các bạn phòng Sinh học phân tử
thực vật, phòng thí nghiệm Sinh hóa, phòng thí nghiệm Thực phẩm đã giúp đỡ và hỗ
trợ cho em trong thời gian thực hiện đề tài.
Lời cuối em kính chúc quý thầy cô, anh chị và các bạn được nhiều sức khỏe và

MỤC LỤC …………………………………………………………………………...ii
DANH SÁCH BẢNG ……………………………………………………………….iv
DANH SÁCH HÌNH ………………………………………… ……………………..vi
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ..............................................................................................2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................2
2.1. Trùn Quế.......................................................................................................2
2.1.1. Giới thiệu.................................................................................................2
2.1.2. Đặc tính sinh lý của trùn Quế ...................................................................2
2.1.3. Sinh sản và phát triển ...............................................................................3
2.2. Phân trùn (vermicompost) ...........................................................................4
2.3. Hệ vi sinh vật trong phân trùn Quế .............................................................5
2.4. Một số giống vi khuẩn chuyển hóa đạm tiêu biểu .......................................5
2.4.1. Vi khuẩn Pseudomonas sp. ......................................................................6
2.4.2. Vi khuẩn Nitrosomonas sp. ......................................................................7
2.4.3. Vi khuẩn Bacillus sp. ...............................................................................8
2.4.4. Vi khuẩn Corynebacterium Spp................................................................9
2.4.5. Vi khuẩn Micrococcus Spp.....................................................................10
2.4.6. Vi khuẩn Staphyloccus Spp. ...................................................................10
2.5. Chu trình nitơ .............................................................................................11
2.6. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn chuyển hóa đạm......................................13
a. Nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................13
b. Nghiên cứu trong nước..................................................................................15
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............16
3.1. Phương tiện nghiên cứu..............................................................................16
3.1.1. Dụng cụ và thiết bị .................................................................................16
3.1.2. Nguyên liệu............................................................................................16
3.1.3. Hoá chất.................................................................................................16
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................17

b. Định danh sơ bộ ............................................................................................... 59
4.5.2. Nhận diện các dòng vi khuẩn nitrate hóa mạnh được tuyển chọn............60
a. Kết quả khảo sát các đặc điểm hình thái, nhuộm Gram vi khuẩn................. 60
b. Định danh sơ bộ ............................................................................................... 62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................63

iii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần hóa học của các loại phân chuồng ................................................ 4
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của phân trùn nguyên chất .............................................. 5
Bảng 3.1. Thành phần môi trường phân lập vi khuẩn chuyển hóa nitơ, bổ sung
ammonium và nitrite. ...................................................................................... 16
Bảng 4.1: Kí hiệu và nguồn gốc của các dòng vi khuẩn chuyển hóa NH4+ phân
lập được............................................................................................................ 23
Bảng 4.2: Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn có khả năng chuyển hóa
NH4+ ................................................................................................................. 25
Bảng 4.3: Đặc điểm của các dòng vi khuẩn chuyển hóa ammonium phân lập
được .................................................................................................................. 28
Bảng 4.4: Đánh giá khả năng chuyển hóa NH4+ của các dòng vi khuẩn phân lập
được ở nồng tăng dần 1.2 g/l; 2.4 g/l; 3.6 g/l; 4.8 g/l .................................... 31
Bảng 4.5: Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường
Vinogradski bổ sung NH4+ ở nồng độ 1.2 g/l; 2.4 g/l; 3.6 g/l; 4.8 g/l. ........ 33
Bảng 4.6: Đánh giá khả năng chuyển hóa NH4+ của các dòng vi khuẩn phân lập
được ở nồng tăng dần 6 g/l; 7.2 g/l; 8.4 g/l .................................................... 34
Bảng 4.7: Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn phát triển trên môi trường
Vinogradski bổ sung NH4+ ở nồng độ 6 g/l; 7.2 g/l; 8.4 g/l. ........................ 36

Hình 4.1: Một số hình dạng khuẩn lạc của vi khuẩn chuyển hóa ammonium..............28
Hình 4.2: Vi khuẩn nhuộm Gram................................................................................. 31
Hình 4.3: Một số hình dạng khuẩn lạc của vi khuẩn chuyển hóa ammonium………..43
Hình 4.4: Vi khuẩn Gram âm....................................................................................... 46
Hình 4.5: Vi khuẩn Gram dương……………………………………………..……....46
Hình 4.6: Khả năng nitrate của các dòng vi khuẩn ở ngày nuôi thứ 7……………...54
Hình 4.7: Khả năng nitrate của các dòng vi khuẩn ở ngày nuôi thứ 11……………...55
Hình 4.8: Vi khuẩn chuyển hóa NH4+ có phản ứng oxidase âm tính……….………...57
Hình 4.9: Vi khuẩn chuyển hóa NH4+ có phản ứng catalase dương tính…………..…58
Hình 4.10: Vi khuẩn hình cầu NHB13..........................................................................58
Hình 4.11: Vi khuẩn nitrate hóa có phản ứng oxydase âm tính....................................60
Hình 4.12: Vi khuẩn nitrate hóa có phản ứng catalase dương tính...............................61
Hình4.13 : Vi khuẩn hình cầu NOH7………………………………..………………..61

v


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2014

Trường ĐHCT

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đạm được xem là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và cần thiết cho sự sinh trưởng và
phát triển của thực vật. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đạm của cây trồng, trên thị
trường đã có rất nhiều loại phân bón hóa học giàu đạm được sản xuất với số lượng lớn.
Tuy nhiên, theo Võ Minh Kha, 2013. Khi bón phân đạm hóa học, chỉ có khoảng 50% –
60% lượng đạm bón vào đất cây trồng có thể hấp thụ được, phần đạm còn lại bị nước
mưa, nước tưới rửa trôi hoặc bị chuyển hóa và bốc hơi ở dạng NH3, NOx, N2.
Thực tế đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu và ứng dụng trong việc cải


Trường ĐHCT

CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Trùn Quế
2.1.1 Giới thiệu
Phân loại khoa học
Giới:

Animalia

Ngành:

Annelida

Lớp:

Clitellata

Phân lớp:

Oligochaeta

Bộ:

Haplotaxida

Họ:

Megascolecidae


2

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2014

Trường ĐHCT

trong môi trường nước có thổi oxy và đặc biệt thích sống trong môi trường có độ pH
ổn định.Trùn Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu
cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (phân gia súc, gia cầm, rác đang phân hủy,…).
Tuy nhiên, thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho trùn
sinh trưởng và sinh sản tốt.Trong tự nhiên, trùn Quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống
rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rửa như trong các đống phân
động vật, các đóng rác hoại mục. Trùn Quế rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh
tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này
thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện ẩm độ thường xuyên.
2.1.3 Sinh sản và phát triển
Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định
và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp
ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể trong một
năm.
Trùn Quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu
của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con. Kén được
hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén có hình dạng thon
dài, hai đầu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau
chuyển sang màu xanh nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con (Eward and J.
Dominguez, 1998).

thích sự tăng trưởng của cây trồng. Không giống như phân chuồng, phân trùn được
hấp thu ngay một cách dễ dàng bởi cây trồng. Phân trùn không chỉ kích thích tăng
trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng duy trì giữ nước trong đất và thậm chí còn có
thể ngăn ngừa các bệnh về rễ…Mặt khác, phân trùn quế có nồng độ pH = 7 nên nó
hoặt động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá
thấp.
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của các loại phân chuồng
Cơ chất

Nước
(%)

Chất
hữu cơ
(%)

N
(%)

P2O5
(%)

K2O
(%)

CaO
(%)

MgO
(%)


0.13

(*Nguồn: Haga, 1999; Michael, 2001)
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của phân trùn nguyên chất
Thành phần

Hàm lượng (%)

N

1.5 – 2.2

P2O5

1.8 – 2.2

K2 O

1.0 – 1.5

CaO

4.6 – 4.8

MgO

0.3
(*Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2003)


(N2), một hydroxyamine (NH2OH) hay nitrite oxide (NO) tùy thuộc vào từng loài vi
sinh vật và điều kiện môi trường (Trần Linh Thước, 2003).
2.4.1 Vi khuẩn Pseudomonas sp.
Theo Migula (1894), giống Pseudomonas được xếp vào:
Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Pseudomonadales
Họ: Pseudomonadaceae
Chi: Pseudomonas
Hình 2.1: Pseudomonas aeruginosa

Chuyên ngành Vi sinh vật học

5

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2014

Trường ĐHCT

( />Pseudomonas là nhóm vi khuẩn Gram âm, tế bào hình que, di động nhờ roi ở
đầu và không có bào tử. một vài đặc điểm sinh lý đặc trưng là: sống dị dưỡng, không
lên men, linh hoạt về dinh dưỡng, không quang hợp hoặc cố định nitrogen.
Pseudomonas xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường. Sự biến dưỡng linh động và dễ
thay đổi của nhóm vi khuẩn này giúp chúng có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau
như: nước, đất, trên cây, trong các loài vật,… Giống Pseudomonas là nhóm vi khuẩn
đa dạng và có ý nghĩa về mặt sinh thái môi trường, đồng thời đóng vai trò quan trọng


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2014

Trường ĐHCT

earuginosa có ba dạng: một là những khuẩn lạc nhỏ, thô ở những chủng hoang dại
phân lập từ đất, nước; hai là khuẩn lạc to, trơn, rìa phẳng, nhô cao; ba là khuẩn lạc có
dạng nhầy (Trần Linh Thước, 2003).
Vi khuẩn Pseudomonas. denitrificans là vi khuẩn kị khí Gram âm, có khả năng
thực hiện sự khử đạm. P. denitrificans được phân lập đầu tiên từ mẫu đất vườn nhà ở
Vienna, Áo; có thể tổng hợp vitamin B12. Người ta còn sản xuất vitamin B12 từ P.
denitrificans (Nguyên Văn Tuyên, 1996).
2.4.2 Vi khuẩn Nitrosomonas sp.
Theo Winogradsky (1892) giống Nitrosomonas được xếp vào:
Giới:

Bacteria

Ngành:

Proteobacteria

Lớp:

Betaproteobacteria

Bộ:

Nitrosomonadales


Trường ĐHCT

phân đôi. Nitromonas sp. có hiện diện trong nước ngọt hoặc nước biển giàu
ammonium và các muối vô cơ. Năng lượng cho sự sinh trưởng được lấy từ quá trình
oxy hoá ammonium thành nitrite (Winogradsky, 1892). Một số loài tiêu biểu của quá
trình này là: Nitromonas ureae, Nitromonas oligotropha, Nitromonas nitrosa,
Nitromonas eutropha,…
2.4.3 Vi khuẩn Bacillus sp.
Theo Cohn (1872) giống Bacillus được xếp vào:
Giới:

Bacteria

Ngành:

Firmicutes

Lớp:

Bacilli

Bộ:

Bacillales

Họ:

Bacillaceae

Chi:

Bacteria

Ngành:

Actinobacteria

Lớp:

Actinomycetales

Bộ:

Corynebacterineae

Họ:

Corynebacteriaceae

Chi:

Corynebacterium

(Lehmann và Neumann 1896)

Hình 2.4: Corynebacterium spp.

Vi khuẩn Corynebacterium được mô tả bởi Collins và Cummins vào năm 1986.
Corynebacterium là vi khuẩn Gram dương, không có bào tử, đa số là không chuyển
động, tế bào có dạng hình que hoặc hơi cong nhưng cũng có dạng hình elip. Chúng là
những vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc. Corynebacterium phát triển

Micrococcaceae

Chi:

Micrococcus

(Cohn, 1872)

Chuyên ngành Vi sinh vật học

Hình 2.5: Micrococcus spp.
9

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2014

Trường ĐHCT

Vi khuẩn Micrococcus thuộc họ Micrococcaceae. Chúng hiện diện diện trong
nhiều môi trường khác nhau như nước, bụi và đất. Micrococcus là vi khuẩn hình cầu,
Gram dương, catalase dương tính, oxidase dương tính, âm tính đối với indole và
citrate. Micrococcus có vách tế bào lớn, có thể chiếm đến 50% tế bào vi khuẩn.
Micrococcus có bộ gen giàu guanine và cytosine và chiếm đến 65 -75%. Micrococci
thường mang plasmid (khoảng 1-100 MDA). Micrococci giống như nhiều đại diện
khác của Actinobacteria với khả năng sử dụng các chất không hữu dụng như pyridine,
thuốc diệt cỏ, biphenyls chlorinated và dầu (Dodamani and Ninnekar, 2001).
Micrococci có lien quan đến khả năng giải độc hoặc phân hủy sinh học các chất gây ô
nhiễm môi trường (Zhuang et al., 2003).

Staphylococcus là vi khuẩn Gram dương. Dưới kính hiển vi, chúng có dạng
hình cầu và kết cụm giống như chùm nho (Ryan KJ, Ray CG et al., 2004).
Staphylococcus chứa enzyme catalase, có vách tế bào chứa peptidoglycan và acid
teichoic, có tỷ lệ G + C trong DNA khoảng 30 – 40 mol%. Staphylococcus Spp. có thể
phát triển ở điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Staphylococcus bao gồm ít nhất 40 loài. Phần
lớn chúng là những vi khuẩn vô hại và thường cư trú trên da và màng nhầy của con
người và các sinh vật khác. Trên thế giới, Staphylococcus chiếm một thành phần nhỏ
của hệ vi khuẩn trong đất (Madigan et al., 2005).

10

Chuyên ngành Vi sinh vật học
học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2014

Trường ĐHCT

2.5 Chu trình nitơ
Chu trình nitơ là một quá trình mà theo đó nitơ bị biến đổi qua lại giữa các dạng
hợp chất hoá học của nó. Việc biến đổi này có thể được tiến hành bởi cả hai quá trình
sinh học và phi sinh học. Quá trình quan trọng trong chu trình nitơ bao gồm sự cố định
nitơ, khoáng hoá, nitrate hoá và sự khử nitrate.

Hình 2.7: Chu trình nitơ

( />Nitơ trong môi trường tồn tại ở nhiều dạng hoá học khác nhau bao gồm nitơ


2NH4+ + 12ADP +12P + 4H+.

− Quá trình amon hoá:
Khi các sinh vật chết đi, các vi khuẩn hoại sinh sẽ hoạt động biến đổi các hợp
chất nitơ thành ammonia (NH3) hoặc ammonium (NH4). Ngoài ra, các hợp chất chứa
nitơ như urê, acid uric, ammonia hiện diện trong đất, cũng được một số vi khuẩn biến
đổi thành ammonium.
− Quá trình nitrate hoá:
Là sự chuyển đổi ammonium (NH4+) thành nitrate (NO3-) bởi hoạt động của các
vi sinh vật. Quá trình này được thực hiện bằng hai loại vi sinh vật, trong hai giai đoạn:
chuyển ammonium thành nitrite và chuyển nitrite thành nitrate.
Chuyển amonium thành nitrite: được thực hiện bởi các vi khuẩn oxy hoá
ammonium, các vi khuẩn này được xếp vào nhóm phụ beta (Nitrosomonas,
Nitrosospira,

Nitrosolobus



Nitrosovibrio)



gamma

proteobacteria

(Nitrosococcus). Nitrosomonas (N. europaea) là vi khuẩn tự dưỡng oxy hoá
ammonium thành nitrite thông qua hydroxylamine (NH2OH) (Purkhold et al., 2003).


Trường ĐHCT

proteobacteria và các loài tự dưỡng bắt buộc ngoại trừ Nitrobacter, loài có thể sinh
trưởng dị dưỡng với sự hiện diện của acetate, formate hoặc pyruvate (Bitton, 2005).
− Quá trình phản nitrate hoá:
Là quá trình mà trong đó NO3- hay NO2- là chất nhận điện tử cuối cùng. NO3- và
NO2- được biến đổi thành nitrite oxide (NO), NO2 và cuối cùng là N2. Quá trình phản
nitrate hoá (khử đạm) làm giảm lượng nitrate, tạo thành vòng khép kín, làm hoàn thiện
vòng tuần hoàn nitơ.
Quá trình khử đạm được xem là then chốt trong chu trình nitơ (Lee et al., 2002).
Quá trình này là tập hợp của hô hấp nitrate, nitrite, kết hợp với sự khử nitrite oxide và
sự hô hấp nitrous oxide (Zumft, 1997):
NO3-

NO2-

NO

N2 O

N2 .

Dạng phản ứng oxy hoá khử:
2NO3- + 10e- + 12H+

N2 + 6H2O.

2.6 Tình hình nghiên cứu vi khuẩn chuyển hóa đạm
a. Nghiên cứu trên thế giới

dạng hydroxylamine, nitrite, nitrate và hợp chất chứa N, có 40.5% NH4+ được đồng
hóa thành sinh khối và 45.9% NH4+ được chuyển thành N2 thông qua hợp chất trung
gian N2O.
Theo Nguyễn Thị Kiều Tiên (2013), Singh và Mittal đã khảo sát khả năng loại
bỏ nitrogen trong nước thải (112 mg/L NH4+ - N) của màng sinh học (biofilm) trong hệ
thống đĩa quay sinh học (Rotating biological cantactor – RBC). Lớp màng sinh học
này gồm có vi khuẩn Paracoccus pantotrophus, vi khuẩn nitrate hóa và các vi khuẩn dị
dưỡng khác. Với đặc tính đặc biệt của Paracoccus pantotrophus – nitrate hóa đồng thời
với phản nitrate hóa, hiệu quả loại bỏ nitrogen tổng đạt 68%.
Theo Bock và Wagner. (2006) qua các nghiên cứu khác nhau, phát hiện có tối
thiểu bốn dòng vi khuẩn nitrate hóa trong tự nhiên nhưng phần lớn những hiểu biết về
các dòng vi khuẩn này đều được xuất phát từ sự nghiên cứu trên các loài thuộc giống
Nitrobacter. Năm 1958, Stojanovic và Alexander đã nghiên cứu trên Nitrobacter agilis
để xác định tầm quan trọng của vi khuẩn nitrate hóa trong nông nghiệp với hoạt động
ức chế sự tích tụ nitrite (NO2-). Theo Trần Thị Tuyết (2008), năm 1997, Degramge et
al. đã nghiên cứu về vai trò của nitrite và carbon hữu cơ lên cấu trúc, mật độ và hoạt
động của cộng đồng Nitrobacter trong đất. Trong môi trường bổ sung carbon hữu cơ,
sáu ngày đầu, tế bào Nitrobacter sp. tăng theo cấp số nhân nhưng từ ngày thứ bảy trở
đi, số lượng của chúng giảm một cách đáng kể. Trong môi trường bổ sung nitrite hữu
cơ, thời gian có vẻ kéo dài hơn, cho đến ngày 15 trở đi, tế bào Nitrobacter sp. bị giảm
nhiều.
b. Nghiên cứu trong nước
Dương Thị Bích (2009) sử dụng cặp mồi khuyếch đại gen amoA, amoA-1F và
amoA-2R để nhận diện 6 dòng vi khuẩn có khả năng oxy hóa ammonia cao. Kết quả
giải trình tự cho thấy 2 dòng vi khuẩn oxy hóa ammonia (CB9, CN4) có tỷ lệ đồng
hình với họ Nitrosomonadaceae bacterium clone 3CC11 ammonia monooxygenase là
99%.

14


với cặp mồi 16S rRNA (8F và 1492R) và cặp mồi chuyên biệt của gen amoA (amoA1F và amoA-2R). Cây phả hệ được xây dựng dựa trên trình tự gen 16S rRNA bằng
phương pháp neighborjoining cho thấy các dòng vi khuẩn tuyển chọn có mối quan hệ
di truyền với các dòng vi khuẩn thuộc giống Bacillus, Geobacillus, Rheinheimera và
Paracoccus.

15

Chuyên ngành Vi sinh vật học
học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2014

Trường ĐHCT

CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Dụng cụ và thiết bị
− Đĩa petri, ống nghiệm, bình tam giác, que cấy, que gạt, lame, lamen, tuýp
eppendorft, bọc nilon, chai đựng mẫu,…
− Cân điện tử Satorius (Đức)
− Tủ cấy vi sinh vật (Pháp)
− Tủ ủ vi sinh vật (Đức)
− Tủ lạnh Hitachi (Nhật)
− Máy lắc mẫu GFL 3005 (Đức)
− Bộ micropipet Gibson P10, P20, P30, P50, P200, P1000 (Đức)
− Nồi khử trùng nhiệt ướt Pbinternational (Đức)
− Lò vi sóng Panasonic NN-GX 36WF (Thái Lan)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status