Đề luyen thi ĐHCĐ môn văn 2009 - Đề 4 - Pdf 54

Đề 4:
a/ Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong
trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ đất nước
của Nguyễn Đình Thi.
b/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn: " Tây
Tiến đoàn binh không mọc tóc ..... Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (Quang
Dũng, Tây Tiến)
Bài làm
a/ Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong
trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ đất nước của
Nguyễn Đình Thi.
ư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ
Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn
A – gợi ý chung
- Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” không chỉ là kết quả nhận thức của riêng
một người mà là của cả một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
- Phải đánh giá chất lượng mới có sự nhận thức nghệ thuật về đất nước trong mối
quan hệ với toàn bộ lịch sử văn học dân tộc.
B – gợi ý cụ thể
a) mở bài
- Đất nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng , được sáng tác vào
năm 1971
- Nó đã thể hiện được những nhận thức sâu sắc của tác giả về đất nước.
b) thân bài
- Đất nước trong chương thơ đã được nhìn ở tầm gần. Nó hiện lên với vẻ dung dị,
gần gũi.
- Khi nói về lịch sử và địa lý của đất nước, tác giả chú ý đến đóng góp của những
con người vô danh.
- Hạt nhân của nhận nhận thức nghệ thuậ về đất nước là tư tưởng “Đất nước của

tưởng cốt lõi “Đất Nước Nhân dân”.
Để diễn đạt sự hình thành đất nước trong chiều sâu lịch sử, nhà thơ không dùng
những sử liệu, mà bằng những gì thân thuộc nhất trong đời sống của nhân dân:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Nhận thức về đát nước bốn nghìn năm đã trở nên thật cụ thể, sống động, gần gũi.
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
Làm nên đất nước bốn nghìn năm chính là những con người bình dị đso là nhân
dân vô tận. Vì vậy khi nhớ đến “thời gian đằng đẵng” của lịch sử đất nước, tác
giả không chỉ nhớ đến anh ùng có tên tủôi mà nhấn mạn đến những con người
bình dị:
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Nhân dân đã tạo dựng nên giá trị vật chất và tinh thần và truyền sang các thế hệ:
Họ giữ và truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói.
Họ cũng là những người đem xương máu giữ gìn non sông đất nước:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Cùng với thời gian “đằng đẵng” đất nước còn là không gian mênh mông, đó là
non sông gấm vóc, là rừng biển quê hương. Tất cả được dựng lên từ mồ hôi, máu
thịt của bao lớp người. Từ quan niệm đất nước của nhân dân, tác giả đã có cái

Đi trả thù mà không sợ dài lâu.
Đoạn thơ Đất nước là một thành công của Nguyễn Khoa điềm góp thêm vào
thành tựu thơ ca chống Mỹ trên hướng khai thác đề tài. Đó là đất nước của nhân
dân. Quan niệm về Đất nước, nhân dân là tư tưởng chủ đạo, quán xuyến, mở ra
những khám phá sâu ,mới của nhà thơ, ngay cả những chỗ rất quen thuộc. Quan
niệm đó có cội nguồn từ văn chương truyền thống của dân tộc. Nhưng đến thời
hiện đại, qua cách nhìn và cách nghĩ của Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng ấy ngày
càng sâu sắc và phong phú hơn.
Bài làm 2
I – Mở bài
1971, chiến trường Bình Trị Thiên hừng hực bão lửa của bom đạn, chiến tranh
báo hiệu của một mùa hè 1972 đỏ lửa. Trong không khí sôi sục của thời đại đánh
Mỹ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã nung nấu và ra
đời nó thểhiện những suy ngẫm, những nhận thức vừa rất mới mẻ vừa rất thực
tiễn đối với đất nước, nhân dân mình. Chương V – ta quen gọi nó là bài thơ Đất
Nước – có lẽ là chương hay nhất. Nó là nhận thức chín mùi của thế hệ trẻ Việt
Nam về “Đất nước”. Nó là điểm tựa để họ xây dựng vai trò vị trí của mình trong
cuộc đấu tranh vĩ đại chung của dân tộc
II – Thân bài
Điều dễ nhận thấy đầu tiên là tác giả nhìn đất nước ở tầm gần vậy mà khuôn mặt
đất nước rất gần gũi thân quen. Nó bình dân, lam lũ nhưng không kém phần cao
cả. Cả nhà thơ đâu đó nói về Đất Nước dường như đồng nhất cảm xúc nói tới quê
hương mình, Hoàng Cầm bao lần thốt lên trìu mến : “Quê hương ta lúa nếp thơm
nồng; ruộng ta khô; nhà ta cháy; quê hương ta từ ngày khủng khiếp”. Nguyễn
Đình Thi và Tố Hữu nhìn đất nước trong không gian Việt Bắc. Có những câu thơ
quan tâm đến nét hoành tráng, kì vĩ của đất nước:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
(Tố Hữu)
Hoặc Nguyễn Đình Thi:

Đất nước... nhớ thầm.
Chỉ có hai thành tố là đất và nước thế nhưng mỗi lúc tháo rời nó ra, nó dẫn ta vào
mê cung huyền bí, vừa thân thuộc, vừa lạ lẫm vô tận y như một đứa trẻ cứ tháo ra
rồi lắp lại mà vẫn chưa hết nỗi đam mê, nhà thơ của chúng ta cũng hồn nhiên làm
cái điều ngộ nghĩnh ấy để cho thoả cái điều mình muốn nói. Càng suy ngẫm đầy
trách nhiệm đầy tư duy sắc sảo, đầy khám phá mới mẻ gây hứng thú cho người
đọc. Định nghĩa Đất nước tác giả quan tâm đến không gian văn hóa nhưng cũng
không quên cái thời gian văn háo đã làm nên một lịch sử dài đằng đẵng của cha
ông. Lịch sử ấy gắn bó với địa danh, địa lí cụ thể những chi tiết rất đời thường
bình dị đã cát lên thành lời thơ đầy xao xuyến tâm linh con người Việt Nam.
Những ai đã khuất
...
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
Hai tiấng “cúi đầu” đã gợi lên ấn tượng sâu đậm trong văn hoá tâm linh người
Việt, đó là sự thầm kín, ngưỡng vọng thiêng liêng đối với cội nguồn, đối với sức
mạnh tinh thần cưu mang và chở che con cháu của Tổ: Chính là cộng đồng từ bọc
trứng Âu Cơ, là dân tộc là đất nước, nó là dòng họ gia đình, sợi khói nhang trên
bàn thờ gia tiên có năng lực đánh thức tâm linh người Việt hơn tất cả. Nói về
4.000 năm lịch sử của cha ông chúng ta Chế Lan Viên rất tự hào với nữhng anh
hùng, với những người con ưu tú của dân tộc.
Hỡi dân tộc tiếng hát 4.000 năm
Tổ quốc bao giừo đẹp thế này chăng? (...)
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.
Riêng Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ muốn nói nhiều hơn về:
Có biết bao người con gái con trai
.....
Nhưng họ đã làm ra đất nước.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status