Thực trạng hoạt động TD đối với các DNVVN tại NHNo PTNT huyện Thanh Trì Hà Nội - Pdf 62

Thực trạng hoạt động TD đối với các DNVVN tại NHNo PTNT huyện Thanh Trì Hà Nội.
2.1 Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì,
Hà Nội.
2.1.1 Thực trạng các DNVVN hiện nay ở Việt Nam.
Ở nước ta mặc dù với xuất phát điểm là một nền kinh tế yếu kém, chủ
yếu là sản xuất nhỏ nhưng sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế nước ta
đã và đang phát triển nhanh, ổn định, giảm lạm phát, tăng xuất khẩu và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới ngày càng mở rộng và phát triển. Cũng trong Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IV, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vai trò của nền kinh tế thị
trường đa thành phần, đa sở hữu nên đã có những chủ trương, chính sách
nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển những tế bào của nền kinh tế- đó là
các loại hình doanh nghiệp trong đó có các DNVVN.
Bức tranh thực tế trong phát triển kinh tế nước ta hiện nay cho thấy
DNVVN chiếm một vị trí rất quan trọng. Toàn bộ khu vực DNVVN tạo ra
khoảng 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng năm, khoảng 24%- 25%
GDP trong toàn quốc. Nếu căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP của các DNVVN
như hiện nay có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng, tiềm năng phát triển để đạt
được những mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra trong giai đoạn tới phụ thuộc rất
lớn vào sự phát triển của các DNVVN chứ không phải chỉ có phụ thuộc vào các
công trình dự án lớn.
Theo số liệu thống kê, năm 1991 cả nước có 132 doanh nghiệp, công ty
TNHH đăng ký kinh doanh, hầu hết là các DNVVN. Đến thời điểm 1/7/1995, cả
nước có 23.708 doanh nghiệp thì trong đó 87,8% thuộc vào loại hình DNVVN
tức là khoảng 20.815 doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng là
70,3%, vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng chiếm 17,5%. Nếu dựa vào tiêu chí vốn thì
DNVVN chiếm 99,6% trong tổng số doanh nghiệp tư nhân, chiếm 97,4% trong
tổng số các HTX, chiếm 94,7% trong tổng số các công ty TNHH, chiếm 42,4%
trong tổng số các công ty cổ phần và chiếm 65,9% trong tổng số các doanh
nghiệp nhà nước.
Sau năm 1995, con số điều tra chính xác về DNVVN chưa được thực hiện

nước nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhỏ, đang phấn đấu xây dựng một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, trong đó có nền nông nghiệp hàng hoá
lớn, phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập kinh
tế. Quán triệt được điều đó, hiện nay DNVVN khu vực nông thôn đang ngày
càng phát triển góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế không những
trong nông nghiệp mà trong toàn bộ nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
Một số địa phương, DNVVN của các làng nghề ở nhiều xã đã tạo ra giá trị sản
lượng tiểu thủ công nghiệp từ 150- 250 tỷ đồng/ năm, chiếm tới trên 90% GDP
của các xã đó. Đáng chú ý là đã có nhiều làng nghề hàng năm, kim ngạch xuất
khẩu khá lớn như Bát Tràng (Hà Nội) xuất khẩu 10 triệu USD, La Phù (Hà Tây)
xuất khẩu 15 triệu USD…
Theo xu thế tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bộ
phận lao động dư thừa ở nông thôn dịch chuyển sang khu vực phi nông nghiệp,
nhưng nếu lao động trong nông nghiệp giảm dần mà không tìm kiếm được
việc làm thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại tạo ra đội ngũ lao động
thất nghiệp trong nông thôn, nông dân mất đât, mất việc làm, lâm vào cảnh
khó khăn. Hướng chuyển dịch khác là số lao động tách khỏi nông nghiệp tập
trung vào đô thị lớn để tìm kiếm việc làm sẽ dẫn đến việc tạo ra dân số ở đô thị
quá lớn, làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội môi trường nhưng DNVVN
được thành lập trong nông thôn đã giải quyết được vấn đề đó.
Hàng năm nước ta có khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động vì vậy vấn
đề việc làm được coi là một vấn đề của xã hội. Hiện nay, hàng vạn doanh
nghiệp tư nhân và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đã thu hơn 10 triệu lao động
có việc làm, chiếm khoảng 27% lực lượng lao động đang làm trong các ngành
kinh tế, đặc biệt góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho khu vực
nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân nông thôn với mức lương khoảng
500-700 ngàn đồng/tháng.
Đánh giá đúng đắn tiềm năng và vai trò của các DNVVN trong sự nghiệp
phát triển kinh tế nước nhà, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm
khuyến khích hoạt động và kích thích tăng trưởng các DNVVN, cụ thể như sự

tranh và chiếm lĩnh thị phần, chất lượng hàng hoá, chiến lược tiếp thị, điều
kiện cạnh tranh không bình đẳng…khiến cho việc tiếp cận thị trường trong
nước và thế giới của DNVVN gặp nhiều khó khăn.
Không chỉ có vậy, một điều cần quan tâm là các DNVVN rất thiếu thông
tin về thị trường, do đó họ tham gia vào các hoạt động thị trường không mang
tính định hướng chiến lược, hơn nữa các DNVVN phần lớn chưa chủ động tự
giác tham gia vào các tổ chức, hiệp hội để từ đó nắm bắt thêm nguồn thông tin
cần thiết cho một chiến lược kinh doanh lâu dài. Một số đại diện của các doanh
nghiệp phải thừa nhận là họ hầu như có rất ít thông tin về thị trường liên quan
đến doanh nghiệp họ. Nếu có, nguồn thông tin đó cũng khó đảm bảo độ chính
xác và kịp thời, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định kinh doanh, đặc
biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Nhân tố con người là rất quan trọng và không thể thiếu được trong kinh
doanh. Phần nhiều các chủ doanh nghiệp tự làm, tự học, ít được đào tạo bài
bản về quản lý và nghiệp vụ, trình độ tay nghề của người lao động cũng yếu
kém. Số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 5,13% lao động trong khu vực ngoài quốc
doanh có trình độ đại học, tập trung vào các công ty TNHH và công ty cổ phần,
khoảng 42,5% chủ DNVVN mới thành lập đã từng là cán bộ, nhân viên nhà
nước, 48,4% chủ DNVVN không có bằng cấp chuyên môn, chỉ có 31,2% có trình
độ từ cao đẳng trở nên. Trình độ văn hoá người lao động chủ yếu là văn hoá
cấp II và cấp III, số người được đào tạo tay nghề chính quy chỉ 10%, một con số
quá thấp trong khi tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn đang lan tràn đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Về phía Nhà nước, vai trò của DNVVN hiện nay đã được quan tâm nhưng
còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ chỗ còn thiếu một sân chơi bình đẳng
giữa các DNVVN và các doanh nghiệp quốc doanh, khung pháp lý cho các
DNVVN chưa rõ ràng, sự ủng hộ của các cơ quan chức năng còn hạn chế…
Chính những nguyên nhân này kiến cho các DNVVN chưa phát huy hết hiệu
quả hoạt động của nó. Trong xu thế hội nhập thế giới, đặc biệt sự gia nhập vào
AFTA năm 2006 sẽ tạo ra những cơ hội và phải đối mặt với không ít những

2. Công nghiệp
3. Thương mại
388652
204839
128846
54967
435697
211222
159475
65000
47045
6383
30629
10033
10,21
2,13
18,4
18,7
501100
221904
201724
78481
65403
10682
42249
13481
15,01
5,05
26,4
20,74

Khó khăn và thách thức
Mặc dù có rất nhiều điều kiện thuận lợi nhưng thực tế cho thấy, hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động cấp TD cho các DNVVN nói riêng của
NHNoTT còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi tất cả thành viên
của NHNoTT phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu vượt qua những trở ngại để
hoàn thành nhiệm vụ.
Kinh tế đất nước đã dần đi vào ổn định và tăng trưởng tuy nhiên với tốc
độ cạnh tranh như hiện nay, sản phẩm sản xuất ra nhiều trong khi tiêu dùng
thì tăng chậm dẫn đến sản phẩm ứ đọng nhiều điều đó ảnh hưởng đến quy mô
mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phối quá trình phát
triển của nền kinh tế.
Tuy rằng huyện Thanh Trì nằm sát với nội thành Hà Nội nhưng vẫn
mang tính chất một vùng nông thôn nên dù có phát triển nhưng phát triển
cũng rất hạn chế, cái gì cũng mới manh nha nên kinh tế của huyện không thể
một sớm, một chiều mà vững mạnh và ổn định được.
Vị trí ngoại thành cũng có nhiều bất lợi như không được nhiều người
biết đến nên các giao dịch hầu như cũng bó hẹp trong huyện; cơ hội tiếp cận
nhanh, chính xác các thông tin của thị trường vẫn bị hạn chế; không có điều
kiện tiếp xúc thường xuyên với các khu công nghiệp, thương mại lớn của đất
nước nên cơ hội tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn cũng rất ít…
Do từ trước đến nay phần lớn đất để dùng làm nông nghiệp nên diện
tích dành cho công nghiệp và thương mại, dịch vụ rất hạn chế, quá trình đô thị
hoá nhanh cũng không thay đổi ngay được “lề, lối” ở nông thôn, trong nông
nghiệp mà điều đó cần thời gian, thêm vào đó là trình độ dân trí của người dân
nông thôn chủ yếu là trình độ văn hoá thấp vì vậy việc tiếp thị các dịch vụ của
ngân hàng còn khó khăn do họ chưa hiểu hết tác dụng của các dịch vụ đó.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của các ngành công
nghiệp, thương mại, dịch vụ có tăng hơn nhưng tỷ trọng GTSX của các ngành
này trong tổng GTSX toàn huyện lại không ở mức cao nhất.
Đồ thị 2.2 Tỷ trọng các ngành kinh tế ở huyện Thanh Trì

NHNoTT đóng trên địa bàn thị trấn Văn Điển với một ngân hàng trung tâm và
4 ngân hàng chi nhánh là chi nhánh ngân hàng Lĩnh Nam, chi nhánh ngân
hàng Linh Đàm, chi nhánh ngân hàng Ngũ Hiệp và chi nhánh ngân hàng Cầu
Biêu, hoạt động chủ yếu ở một số nghiệp vụ là huy động vốn, nghiệp vụ TD,
nghiệp vụ bảo lãnh, ngoại tệ, thanh toán trong đó chủ yếu là huy động vốn và
TD. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNoTT qua một số năm:
Biểu 2.3 Kết quả kinh doanh của NHNoTT.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
Tổng thu 22602 21189
Tổng chi 18047 13577
Lãi 4555 7612
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Như vậy, hai năm qua hoạt động kinh doanh của NHNoTT đã cơ bản có
lãi, có nguồn để thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, tháng 2/2001 đưa vào
hoạt động một chi nhánh nữa của ngân hàng là chi nhánh Linh Đàm, năm
2002 mở thêm 2 phòng giao dịch Vĩnh Tuy và Khương Đình để gần dân hơn, dễ
dàng tiếp cận với khu công nghiệp và 2 phường nội thành Hạ Đình, Khương
Đình, bên cạnh đó NHNoTT không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng bằng việc xây
lại trụ sở chi nhánh ngân hàng cấp 4 là ngân hàng Cầu Biêu vào cuối năm
2000 và cuối năm 2002 là ngân hàng Lĩnh Nam, thông qua hoạt động đó ngân
hàng đã tạo hình ảnh tốt cho khách hàng của mình. Cũng từ quỹ thu nhập này,
đời sống của cán bộ nhân viên từng bước được cải thiện, tạo ra sự phấn khởi
trong lao động nên hiệu quả công việc cũng được nâng lên.
Năm 2001 tổng thu của NHNoTT đạt 22.602 trđ trong khi chi ra khoảng
18.047 trđ nên chênh lệch giữa thu chi là 4.555 trđ, nhưng bước sang năm
2002 cả tổng thu và tổng chi đều giảm, thu giảm 1.413 trđ, tương đương với
6,25%, tổng chi giảm 4.470 trđ tương đương 24,76%, nhưng do tốc độ giảm
của tổng chi nhanh hơn tốc độ giảm của tổng thu, nên kết quả lãi cuối cùng thu
được là 7.612 trđ, tăng 3.057 trđ so với cùng kỳ năm 2001, tương đương với

có vốn chủ động trong kinh doanh tiền tệ và thanh toán cho nền kinh tế. Do có
tín nhiệm với nhân dân, tổ chức thu tiền mặt thuận lợi và mở rộng màng lưới
giao dịch tại các ngân hàng cấp 4, phòng giao dịch nên hoạt động huy động
vốn đã đạt hiệu quả cao tạo nguồn vốn thường xuyên ổn định cho NHNoTT.
Năm 2001 do được quan tâm đúng mức nên NHNoTT đã có cơ chế linh
hoạt, uyển chuyển trong công tác huy động vốn nên nguồn vốn của NHNoTT
không những đủ nhu cầu mà còn nộp vốn thừa để thực hiện điều hoà vốn trong
toàn hệ thống. Trong năm, chi nhánh Linh Đàm đã thực hiện huy động nguồn
vốn có lãi suất bằng hoặc thậm chí cao hơn NHĐT ở gần đó đồng thời đã nắm
bắt kịp thời các dự án có đền bù, cụ thể là nguồn đền bù tại thị trấn Văn Điển
để trực tiếp huy động vốn. Được gia hạn thêm 3 tháng (70 tỷ) nguồn vay NHCT
TW và vay 100 tỷ/ 6

tháng của quỹ Bảo hiểm Việt Nam. Hai nguồn vốn này đã
mang lại thu nhập là 1.420 trđ (chiếm 31% chênh lệch thu- chi của năm 2001).
Bên cạnh đó NHNoTT còn linh hoạt xử lý lãi tiền gửi để thu hút nguồn tiền gửi
của công ty phân lân Văn Điển, số tiền thường xuyên gửi tại NHNoTT là 6tỷ
(trước đây gửi tại NHĐT).
Bước sang năm 2002, theo kế hoạch phải huy động được 300 tỷ đồng
vậy nên ngay từ đầu năm, tất cả cán bộ nhân viên NHNoTT đều nhận định rõ
trách nhiệm của mỗi người. Tiếp tục bám sát các dự án có tiền đền bù, trong
đó hai chi nhánh ngân hàng Lĩnh Nam và ngân hàng Linh Đàm là có nguồn vốn
tăng trưởng rất mạnh do vị thế của 2 ngân hàng này gần nội thành hơn nên
giá đất bán cao, tuy nhiên vẫn không quên khai thác nguồn vốn ở ngân hàng
Cầu Biêu và Ngũ Hiệp, nơi có dự án khu du lịch sinh thái tại xã Đông Mỹ, Khu
công nghiệp Liên Ninh. Trong tương lai gần nguồn vốn của NHNoTT sẽ tăng
trưởng mạnh từ: Dự án cầu Thanh Trì, vành đai 3 đường 70, khu đô thị mới
Pháp Vân- Tứ Hiệp.
Tính đến cuối năm 2002, tổng nguồn vốn huy động là 317.074 triệu đồng,
đạt 105,69% so kế hoạch cấp trên giao, tăng 96.481 triệu đồng so với cùng kỳ

tăng 88.036 trđ tương ứng 77,38% so với năm 2001. Năm 2001 tỷ trọng loại
dưới 12 tháng giảm nhiều hơn so với các năm khác là do tỷ trọng huy động
thông qua phát hành kỳ phiếu tăng lên một cách rõ ràng so với các năm đạt
35,4% trong khi các năm khác chỉ hơn 10%. Có hiện tượng này là do thời kỳ đó
NHNoTT phải cạnh tranh gay gắt với các đơn vị trên địa bàn và phải xử lý tài
chính cho năm sau nên NHNoTT đã huy động kỳ phiếu trả lãi trước vào hai
đợt, đợt I: tháng 8/2001 và đợt II: tháng 12/2001.
Nếu phân loại công tác huy động vốn theo đối tượng thì có tiền gửi của
các TCKT và tiền gửi của dân cư trong đó chiếm ưu thế là tiền gửi của dân cư
khoảng trên 80% tổng số. Năm 2002 tiền gửi của dân cư đạt 271.438trđ,
chiếm 65,61% tổng nguồn vốn huy động, tăng hơn năm trước 84.445 trđ tức là
45,16%. Trong khi đó do biến động của nền kinh tế năm 2001, hoạt động của
các TCKT bị ảnh hưởng làm cho tiền gửi vào ngân hàng của họ giảm nhẹ, chỉ
đạt 33.600trđ, giảm so với năm 2000 là 2.007trđ, tương đương với 5,6%. Tuy
nhiên đến năm 2002 con số này lại đi vào ổn định, tiền gửi của các TCKT tăng
35,82% so với năm trước. Tại NHNoTT, tiền gửi của các TCKT đạt ở con số
khiêm tốn như vậy là do địa bàn huyện ít các doanh nghiệp, công ty, HTX…mặc
dù vậy họ đã tin vào uy tín và chất lượng phục vụ của NHTT nên tiền gửi của
họ chủ yếu theo hình thức không kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán
nhanh, kịp thời và an toàn.
Tình hình sử dụng vốn
Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có một
vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu huy động
tốt nhưng không cho vay được sẽ gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn và như vậy
nguồn vốn không được sử dụng một cách hiệu quả. Vì vậy, đối với hoạt động
này, không riêng ngân hàng nào mà tất cả các tổ chức TD tham gia vào kinh
doanh tiền tệ đều coi là mục tiêu số một.
Tuy nhiên, do đặc thù của huyện Thanh Trì là chuyên sản xuất nông
nghiệp với diện tích canh tác rất lớn, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp
trên địa bàn lại không nhiều cộng với tình hình kinh tế trong nước gặp khó

doanh trong thời gian này đều chỉ cần vốn để bổ sung vốn lưu động nên nhu
cầu về vốn ngắn hạn cũng tăng lên và dư nợ TD ngắn hạn luôn chiếm ưu thế.
Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của NHNoTT là ổn định, năm sau cao hơn năm
trước, năm 2001 tăng 29.378 trđ tương đương 28,7% so với năm 2000, năm
2002 mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ thấp hơn các năm
trước (đều trên 90%), chỉ đạt 89.13% nhưng cả số tuyệt đối và số tương đối
đều tăng, đạt ở mức 140.301 trđ, tăng 8.559 trđ tương ứng 6,5%.
Cho vay trung hạn chủ yếu tập trung vào cho vay tiêu dùng và cho các
doanh nghiệp, công ty…vay để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
kinh doanh. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng con số này vẫn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status