Tài liệu Tiểu luận triết học - Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ - Pdf 91

- - -    - - -

Tiểu luận triết học:
Phép biện chứng về mối liên hệ
phổ biến và vận dụng phân tích
mối liên hệ giữ
Ch ng 1 Phép bi n ch ng v m i liên h ph bi nươ ệ ứ ề ố ệ ổ ế .................4
1.1 Sự ra đời của phép biện chứng .......................................................................................4
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến....................................................................................5
Ch ng 2 M i liên h gi a t ng tr ng kinh t v b o vươ ố ệ ữ ă ưở ế à ả ệ
môi tr ng Vi t Namườ ở ệ ..............................................................................9
2.1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.............................9
2.2 Môi trường đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ............10
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường..................................................................................16
2.4 Giải pháp giải quyết vấn đề............................................................................................17
L i k tờ ế .............................................................................................................19
T i li u tham kh oà ệ ả ..................................................................................20
Lêi më ®Çu
Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sụ sống rộng lớn. Giống như một
mạng nhện, càng có nhiều mối liên hệ thì mạng lưới càng bền vững. Chúng
ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và phát
triển được nếu không được hỗ trợ bởi môi trường. Với tốc độ phá hoại môi
trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần bị
suy thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự
tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của
người dân nhưng mặt khác nó đang gây một sức ép mạnh mẽ lên môi trường
tự nhiên. Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả về
kinh tế trong giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi ssự bền
vững của các nguồn tài nguyên về lâu dài. Một thập kỷ phát triển nhanh
chóng ở việt nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và
quan trọng hơn là gia tăng mưc tiêu thụ, phân hoá giầu nghèo… mạng lưới

thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển. Tuy nhiên sự hạn chế
của phương pháp biện chứng này là tuy nó cho chúng ta thấy một bức tranh
về sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ được
cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát
triển. Hơn nữa phép biện chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện
4
chứng duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen - đại diện lỗi lạc
của phép biện chứng. Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới
bên ngoài chỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà
thôi. Phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu
óc của chúng ta chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách
quan, do đó bản thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có
ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan.Như
vậy phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật
vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy P.Ăngen đã định
nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của
sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư
duy.”
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1.2.1 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên
hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy ở bất
kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái
quát nhất. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng
và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ
qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động
qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn
nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yéu
tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

quá trình tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi
phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác
nhau có thể chuyển hoá cho nhau. Sự chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do
thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do kết quả vận động khách quan
của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó
phản ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng
trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng
cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới
vật chất. Xét dưới góc độ nhận thức lí luận, nó là cơ sơ lí luận của quan điểm
toàn diện. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận
thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có nhận thức
đúng về sự vật chúng ta cần xem xét nó: một là : trong mối liên hệ qua lại
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật
đó, hai là : trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác,
kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hơn thế nữa quan điểm toàn diện đòi hỏi để
nhận thức đúng sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu
cầu thực tiễn của con người. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ
tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút
ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Nhưng quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt
kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó, nó đòi hỏi phải
làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng
đó. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,
nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta
7
phải bằng hoạt động thực tiiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại
của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status