Tài liệu Tiểu luận triết học - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI doc - Pdf 97


Tiểu luận triết học:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI
HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-
HIỆN ĐẠI
Tiểu luận triết học
MỤC LỤC
2
Tiểu luận triết học
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-
HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG
THÔN
4
I. Tính tất yếu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 4
1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 4
2. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 5
II. Một số nhận định về tình hình nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện
nay
5
1. Nông nghiệp đã phát triển nhanh về sản lượng, đặc biệt là sản lượng
lương thực nhưng chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh còn yếu
kém
6
2. Hình thành các khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tập trung 6
3. Nông nghiệp nước ta đã bước đầu được thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, cơ khí
hoá, điện khí hoá, áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ
nhưng cơ sở hạ tầng còn thấp, lao động thủ công vẫn còn phổ bién,
trình độ khoa học công nghệ còn thấp
7

2. Mục tiêu 14
3
Tiểu luận triết học
II. Bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 15
1. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 15
2. Giai đoạn 2010-2020 15
III. Một số phương hướng về phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông thôn
15
1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các vùng chuyên
canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hoá
15
2. Thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 17
3. Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn 18
4. Một số nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn
trong những năm trước mắt
20
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
4
LỜI MỞ ĐẦU
Với đặc điểm 80% dân số nước ta sống ở nông thôn và trên 70% lực
lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn
diện nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng
nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát
triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài.
Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn là một tất yếu
trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta nhằm:
1. Thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, từ đó nâng

tiến thẳng.
Ở các nước quá độ tuần tự hay còn gọi là những nước quá độ từ chủ
nghiã tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù chưa có cơ sở vật chất kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng đã có tiền đề vật chất là nền đại
công nghiệp cơ khí do chủ nghiã tư bản để lại. Vì vậy, để xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, những nước này chỉ cần tiếp
tục đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, ứng
dụng thành tựu của nó vào sản xuất, tiến hành cuộc cách mạng xã hội
chủ nghiã về quan hệ sản xuất, phân bố và phát triển sản xuất một cách
đồng bộ trong cả nước. Thực chất của quá trình này là biến những tiền
đề vật chất do chủ nghĩa tư bản để lại thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội ở trình độ cao hơn.
Ở các nước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản
như ở nước ta, sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chât kĩ thuật cho chủ nghĩa
xã hội được thể hiện bằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình biến đổi một nước có
nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Qua các kì
đại hội VI,VII,VIII Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá hiện đại hoá
là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Đại hội lần thứ IX của đảng Cộng sản Việt Nam lại một
6
Tiểu luận triết học
lần nữa xác định mục tiêu cho những năm trước mắt: “Đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém
phát triển; tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp
nặng quan trọng và công nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để
trang bị và trang bị lại kĩ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu quốc phòng,
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp”.

thực nhưng chất lượng nông sản còn thấp, khả năng cạnh tranh còn
yếu kém.
Từ năm 1981 đến nay, nông nghiệp đã phát triển với nhịp độ bình
quân hàng năm là 4,5%. Năm 2000 sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp phát
triển toàn diện tăng bình quân 5%. Sản xuất lương thực tăng nhanh, bình
quân mỗi năm tăng khoảng 1,3 triệu tấn. Lương thực bình quân đầu
người tăng từ 370 kg (năm 1995) lên 435 kg (năm 2000). Năng xuất lúa
từ 32 tạ/ha (năm 1990) lên 43 tạ/ ha (năm 2000). Sản xuất mầu cũng ổn
định, nhất là ngô. Năm 1995 diện tích cả nước mới đạt 55 vạn ha, năng
suất 21 tạ /ha, sản lượng 1,184 triệu tấn. Đến năm 1999 diện tích ngô 69
1 vạn ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 1,75 triệu tấn. Cây công nghiệp,
cây ăn quả có bước phát triển khá bình quân 10 năm1990-1999 so với
bình quân 5 năm trước đó: sản lượng lạc tăng 74% cà phê nhân tăng 2,8
lần, cao su tăng 87%, hồ tiêu tăng 68%, chè tăng 27,3%, bông tăng 2,83
lần. Cây ăn quả cả nước năm 1999 đạt 512,8 nghìn ha.
Chăn nuôi có bước tăng trưởng khá cao và ổn định. Bình quân 10
năm 1990-2000 so với bình quân 5 năm trước đó: đàn lợn tăng 20%, bò
tăng 10%, sản lượng trứng tăng 33%.
Thuỷ hải sản tăng liên tục. Hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông,
trên biển phát triển mạnh. Đến năm 2000 cả nước có 229,9 nghìn hộ dân
trang bị 7150 tầu đánh cá cơ giới.
(Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 năm 2000, trang 6,7,8)
Tuy nhiên do sản xuất các mặt hàng nông sản tăng nhanh so với nhu
cầu trong nước khiến cho sản lượng hàng hoá cần được xuất khẩu tăng
lên. Vì vậy giá cả nông sản phần lớn phụ thuộc vào xuất khẩu. Trong
thời gian qua một số mặt hàng nông sản giá xuống thấp: lúa gạo, cà phê,
tiêu, … chủ yếu là do xuất khẩu kém hiệu quả. Chính vì vậy để phát
triển nông nghiệp chúng ta cần chú trọng đến tiêu thụ sản phẩm, giảm
khó khăn cho người nông dân. Muốn giải quyết được vấn đề này cần
phải thay đổi cơ cấu và chất lượng sản giống, áp dụng khoa học kỹ thuật

được tu bổ, nâng cấp, xây dựng mới. Hiện nay chúng ta đã hình thành
một hệ thống các công trình phân bố trên phạm vi rộng với 743 hồ chứa
nước lớn và vừa, 1017 đập dâng, 4716 cống tưới tiêu, 1796 trạm bơm
đIện và hơn 2000 trạm biến thế chuyên dùng cho thuỷ lợi. Đã xây dựng
được mạng lưới giao thông nông thôn phát triển theo chiều sâu và rộng.
Năm 1994 tỷ lệ xã có đường ô tô về đến trung tâm xã là 86,5%, năm
1999 tăng lên 95%, khoảng 9777 xã. Tuy nhiên đường giao thông lạc
hậu đã gây ách tắc về giao lưu hàng hoá trên thị trường. ĐIện đã xuống
được thôn xóm nhưng chất lượng còn thấp và giá cả cao so với thu nhập
của người dân nông thôn. Năm 1999 có 8 894 143 hộ ở nông thôn có
đIện dùng, đạt 69,3% số hộ nông thôn được dùng đIện lưới quốc gia
(Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 năm 2000 trang 7).
Việc sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp nước ta ngày một
tăng. Mặc dù các loại hoá chất đã góp một phần quan trọng trong việc
gia tăng sản lượng nông sản, nhưng cũng đặt ra những vấn đề về môi
trường, về sức khoẻ người tiêu dùng, do vậy cần phải hướng dẫn và
quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp.
9
Tiểu luận triết học
Nhờ việc ứng dụng thành tựu cách mạng sinh học trong những năm
gần đây, chúng ta đã tạo ra nhiều giống cây trồng, cây lương thực, cây
lâm nghiệp, đặc biệt là các loại giống lai có khả năng thích nghi với thời
tiết tốt và cho năng suất cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản, chún
ta đã có những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, gà công nghiệp có tốc độ sing
trưởng nhanh, tốn ít thức ăn. Tuy nhiên trình độ áp dụng thành tựu cách
mạng sinh học của nước ta còn thấp nên chưa tạo được các bước đột
phá.
4. Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản có bước tiến bộ đáng kể,
nhưng còn nhỏ bé và ở trình độ thấp
4.1. Chế biến nông sản

sản chế biến ở nước ta có khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường ở
một số mặt hàng như thị trường đồ gỗ ngoài trời ở EU.
4.3. Chế biến thuỷ hải sản
Công nghiệp chế biến thuỷ hải sản ở nước ta chủ yếu vẫn chỉ là làm
sạch, bảo quản và đóng hộp. Công nghệ chưa cao và còn thủ công. Tuy
nhiên ngành thuỷ sản vẫn là ngành sản xuất mũi nhọn với mức tăng
trưởng cao, giải quyết nhiều công ăn việc làm. Năm 1999 giá trị xuất
khẩu thuỷ sản đạt 979 triệu USD, tăng 57,6% so với năm 1995.
5. Ngành nghề nông thôn đang phát triển nhanh chóng, đóng góp
quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập ở nông
thôn, nhưng công nghệ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm thấp .
Hiện nay ở nông thôn nước ta có nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng, chế tạo, sửa chữa cơ khí, rèn, đúc, xây dựng, dệt, may, thêu ren,
làm gốm sứ…Trong cả nước có khoảng 1450 làng nghề với 450 000 hộ,
thu hút khoảng 1,2 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, do sức ép của dư
luận cũ hình thành từ thời ngự trị của chế độ quản lý bao cấp, rất nhiều
hộ gia đình giàu đã không dám thuê mướn công nhân, họ sử dụng chủ
yếu lao động gia đình. Vấn đề đặt ra là công tác tư tưởng, công tác
thông tin tuyên truyền bằng một phức hợp các phương tiện cần phải xếp
ở một vị trí thích đáng. Làm được việc đó dư luận xã hội mới có tác
động mạnh mẽ hơn, thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới nói chung và phát
triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nói riêng.
Trình độ văn hoá và tay nghề của người lao động ở gia đình nói
chung là thấp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn của các cơ sở,
hộ nông thôn còn rất thấp, chủ yếu là vốn tự có nên sản phẩm họ làm ra
chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, mặt hàng đơn điệu, chất lượng
thấp, mẫu mã, bao bì kém. Cho đến nay, Việt nam vẫn là nước nông
nghiệp mang tính tự cung tự cấp.
Các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn phát triển đã thúc đẩy
quá ttình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công

phải giải quyết. Để khai thác và phát huy được những tiềm năng đồng
thời giải quyết những khó khăn yếu kém đó thì con đường duy nhất là
phải thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
12
Tiểu luận triết học
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP - HOÁ HIỆN ĐẠI
HOÁ NÔNG THÔN.
I. HIỆN TRẠNG NÔNG THÔN VIỆT NAM BƯỚC VÀO CÔNG
NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ.
- Đời sống của người nông dân nước ta còn rất thấp cho nên nhiều người
nông dân thiếu vốn để sản xuất. Đồng thời do hạn chế về trình độ học
vấn, nhận thức nên người nông dân khó có điều kiện tiếp nhận nguồn
lực sản xuất và công nghệ mới.
- Trong tình trạng nước ta dân số ngày càng đông, đất canh tác dần bị
thu hẹp, các ngành nghề khác chưa phát triển lắm, cho nên ở nông thôn
diễn ra tình trạng dư thừa nhiều sức lao động. Việc làm thường không
đem lại thu nhập đảm bảo cuộc sống gia đình.
- Thể chế, chính sách của nhà nước không bình đẳng so với thành thị
khiến người dân ở nông thôn khó thoát khỏi cái nghèo. Cụ thể đối với
công nghệ nông thôn chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của nông
nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội.
- Hạ tầng cơ sở cho sản xuất ở nông thôn như đường xá, cầu, hệ thống
đIện, nước; văn hoá, giáo dục… còn thiếu và yếu kém.
II. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ.
- Sản lượng lương thực tăng liên tục, đây chính là thành tựu nổi bật nhất
và có ý nghĩa chiến lược của nước ta trong thời kỳ thực hiện công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Trên đất nước ta về cơ bản không còn nạn đói,
dự trữ quốc gia và xuất khẩu lương thực cũng tăng lên đáng kể.
- Tiềm lực của người nông dân được phát huy cả về nguồn lao động

thẳng xã hội về nguồn nhân lực dư thừa ngày càng trở nên nóng bỏng.
- Sự chênh lệch ngày càng xa về mức sống vật chất và văn hoá giữa
nông thôn và thành thị
IV. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
- Nguyên nhân cơ bản của thành tựu đạt được đó là nhờ chính sách đổi
mới tác động mạnh mẽ vào cuộc sống được đông đảo dân cư nông thôn
hưởng ứng tích cực, đã thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát
triển vượt bậc.
- Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào thực tiễn sản xuất; kết
cấu hạ tầng nông thôn phát triển tạo đIều kiện cho phát triển kinh tế.
- Việc cung cấp tín dụng cho hộ nông dân được mở rộng và mức vay
đượ nâng lên, nhất là hình thức cho vay không phải thế chấp mở rộng đã
giúp cho các hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện
sản xuất phát triển.
- Đặc biệt đó là sự quan tâm của các cấp Đảng bộ và chính quyền trong
việc vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới vào nông nghiệp, nông thôn ở
từng địa phương cụ thể cùng với sự nỗ lực cố gắng của dân cư nông
thôn đã làm nên kỳ tích của nông nghiệp và nông thôn, tạo nền móng
cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
14
Tiểu luận triết học
- Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân làm cho nông nghiệp, nông thôn
bị hạn chế trong việc sản xuất:
Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
còn chưa tốt, kém nghiêm túc. Ở nhiều nơi, nhiều địa phương, sự
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành còn chưa nhanh nhậy, chủ động.
Trong nhiều năm, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội chưa chú ý
đúng mức tới việc bảo vệ môi trường.
Trình độ dân trí thấp và nghèo đói đã làm cho dân cư nông thôn
không hiểu biết được hết quyền lợi của mình và không có điều kiện

sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng năng xuất lao động giải quyết việc
làm. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Hệ
thống đê điều xung yếu được củng cố vững chắc, hệ thống thuỷ nông
phát triển và phần lớn được kiên cố hoá. Hầu hết các xã được sử dụng
điện, điện thoại và các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản. Cố gắng
nâng quĩ thời gian lao động ở nông thôn lên khoảng 80-85%, xoá đói
giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông
thôn. Đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại. Giảm tỷ lệ lao
động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%.
16
Tiểu luận triết học
II. BƯỚC ĐI CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN.
1. Giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta ra khỏi tình trạng lạc
hậu, hiện đại hoá nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu, hình thành
các vùng chuyên canh tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở nông
thôn, chủ yếu là đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống cấp đIện,
nước, thông tin liên lạc, áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học;
phát triển công nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm sản;
dệt may; vật liệu xây dựng; thuỷ tinh; sành sứ…) ngành nghề thủ công
và dịch vụ, giải quyết việc làm ở nông thôn.
2. Giai đoạn 2010-2020.
Hiện đại hoá nông nghiệp bằng cơ giới hoá, điện khí hoá và áp dụng
các thành tựu của cách mạng sinh học ở mức độ cao; hiện đại hoá cơ sở
sản xuất công nghiệp cũng như các ngành nghề, dịch vụ để tăng nâng
suất lao động, làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN.

tăng nhanh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, kết hợp
với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh trồng rừng. Có biện pháp hạn chế
tác hại của thiên tai, lũ lụt, hạn hán nặng, kết hợp bố trí lại dân cư. Phát
triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường toàn dải ven
biển.
-Trung du và miền núi Bắc bộ (tây bắc và đông bắc):
Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản;
chăn nuôi đại gia súc gắn liền với chế biến. Tạo rừng phòng hộ đầu
nguồn sông Đà, rừng nguyên liệu công nghiệp, gỗ trụ mỏ.
- Tây nguyên:
Tây nguyên là nơi có lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp
với công nghệ chế biến thực phẩm.
Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây nông
nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông…), chăn
nuôi đại gia súc; trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và
công chế biến nông, lâm sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
Tiếp tục phát huy vai trò của vùng lúa và nông sản, thuỷ sản xuất
khẩu trong cả nước; đẩy mạnh sản xuất và nâng cao chất lượng lương
thực, rau quả, chăn nuôi, thuỷ sản hàng hoá. Phát triển công nghiệp chế
biến, cơ khí phục vụ cho nông nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế,
tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ.
Cố gắng đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng
40 triệu tấn. Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm sản) tăng
bình quân hàng năm 4,0-4.5%. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng
16-17%; tỷ trọng các ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3,5 triệu tấn
(trong đó 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên,
hoàn thành chương trình trồng 5 triệu hecta rừng. Kim ngạch xuất nhập
18

2.4. Điện khí hoá và thông tin liên lạc.
Phát triển mạng lưới cung cấp điện ở nông thôn để đạt tới năm 2010
toàn bộ dân cư nông thôn có điện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về điện của
các nghành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Khai
19
Tiểu luận triết học
thác có hiệu quả các hồ chứa nước chống lũ và làm thuỷ điện ở vùng
Bắc trung bộ, duyên hải Trung bộ, đặc biệt là vùng đất phía tây. Phát
triển thuỷ điện lớn và vừa ở Tây nguyên. Xúc tiến nghiên cứu và xây
dựng thuỷ điện ở Sơn la.
Nhà nước tập trung đầu tư để nhanh chóng hoàn thành phủ sóng phát
thanh truyền hình, phát triển mạng điện thoại, đa dạng hoá và hỗ trợ các
hình thức đưa thông tin tới người dân, nhất là các thông tin về thị trường
và công nghệ.
2.5. Ứng dụng các thành quả của cách mạng sinh học
Áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng sinh học để tạo và nhân
nhanh giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là áp dụng các thành tựu về
giống có ưu thế lai. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch,
bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng
dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực phẩm.
Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số
khu vực công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực phát
huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
3. Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn.
Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn là một lối thoát cơ bản của
nền nông nghiệp hiện đại hoá, là hướng chủ yếu và lâu dài để tạo việc
làm, tăng thu nhập cho nông dân, đô thị hoá nông thôn, rút ngăn khoảng
cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị trong quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước.
3.1. Công nghiệp hoá chế biến nông lâm thuỷ sản.

3.3. Phát triển các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô hộ gia
đình.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực để khôi phục các làng nghề,
khuyến khích các hộ gia đình bỏ vốn đầu tư vào các loại ngành nghề đa
dạng khác bao gồm: chế biến nông, lâm thuỷ sản, sản xuất gốm, sứ.
Tới năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 0,5 tỷ USD, tới năm
2020 đạt 1 tỷ USD.
4. Một số nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
thôn trong những năm trước mắt.
4.1. Phương hướng chung
Việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở mỗi vùng trước hết
phải do dân cư các vùng đó chủ động thực hiện theo định hướng của
Nhà nước. Nhà nước có thể hỗ trợ, nhưng không làm thay, và cũng chỉ
hỗ trợ trên cơ sở năng lực nội sinh của mỗi vùng. Các địa phương dù là
trọng điểm, cũng không thể trông chờ vào nguồn tài trợ của Nhà nước.
Hơn nữa, các khoản hỗ trợ của Nhà nước cũng phải được tính toán,
quyết định trên cơ sở hiệu quả cụ thể, rõ ràng, cuối cùng của mỗi dự án.
Cần tránh biến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn thành một
phong trào, nơi nào, địa phương nào cũng phải làm để khỏi thua kém nơi
khác, địa phương khác.
21
Tiểu luận triết học
Mặt khác, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
không chỉ là sự nghiệp của riêng dân cư nông thôn mà mỗi ngành đều có
trách nhiệm nhận thức rõ sự cần thiết của nó để có các chương trình
hành động cụ thể thích hợp. Chương trình phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của mỗi đơn vị phải phù hợp với
khả năng của từng ngành, đơn vị, phải phục vụ nhu cầu cụ thể của nông
nghiệp và nông thôn, đồng thời cố gắng có những địa chỉ áp dụng cụ
thể.

địa phương nào sớm tìm hướng đi toàn diện cho nông nghiệp và lợi
22
Tiểu luận triết học
dụng được thế mạnh của mình để dần phá thế độc canh cây lúa, đưa
khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển hướng sang sản xuất hàng
hoá, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị
trường tiêu thụ nông sản phẩm… thì nơi đó, nông nghiệp và kinh tế
nông thôn phát triển, đưa lại thu nhập cao, đời sống bà con nông dân
được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi.Và ngược lại, nơi nào vẫn ở
tình trạng độc canh cây lúa thì ở đó đời sống của người dân vẫn còn cực
khổ. Nông nghiệp không thể tự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, công
nghệ; muốn phát triển nhanh công nghiệp phải có sự tác động mạnh mẽ
của công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp chế biến và các hoạt động
dịch vụ trên địa bàn nông thôn được tổ chức tốt sẽ tạo đIều kiện thuận
lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ, hải sản có năng suất, chất
lượng cao; phát triển mạnh để phá vỡ trạng thái khép kín, trì trệ, lạc hậu
vốn có của nông nghiệp nhỏ nước ta, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân, tạo cơ sở cho công nghiệp phát triển.
Nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ tạo
điều kiện cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ vững chắc cho
công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ phát triển. Đất nước ta có
nhiều điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển toàn diện, hơn thế
nữa đó chính là nhu cầu thế giới đang rất cần nhiều loại hàng hoá nông
sản chế biến của ta, đây chính là những khả năng, tiền đề quí hiếm để
chúng ta phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, gắn với công nghiệp
chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thương mại dịch vụ.
- Thứ hai, tiến hành đồng thời với từng bước thực hiện cơ khí hoá, hiện
đại hoá, phải chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Trong những năm
trước mắt, nước ta và đặc biệt là hai vùng nông nghiệp lớn của đất nước,
phải dựa vào thế mạnh từng vùng để từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế

phần vào việc đưa đất nước đi lên hiện đại, văn minh.
- Thứ tư, coi trọng việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ sinh hoá vào
nông nghiệp, trước hết là các loại giống mới về cây con phù hợp với
điều kiện khí hậu đất đai nước ta nhằm tạo nguồn nguyên liệu lớn có
chất lượng cao cho công nghiệp chế biến, áp dụng rộng rãi công nghệ
và các biện pháp sinh học trong các khâu chính của quá trình sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học trong giai
đoạn sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị nông sản phẩm tiêu dùng
và xuất khẩu. Khoa học công nghệ là một khâu quan trọng trong quá
trình cải tiến và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, vì vậy
chúng ta cần phải tập trung nhiều hơn về vấn đề này.
- Thứ năm, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn hiện nay. Thực tế cho thấy không
thể phát triển mạnh nông nghiệp và đưa nông thôn tiến lên nếu
chúng ta vẫn ở trong tình trạng cơ sở hạ tầng của các khu vực nông
thôn còn lạc hậu và thấp kém như hiện nay. Cơ sở hạ tầng được phát
triển và hiện đại sẽ tạo điều kiện mở rộng sự giao lưu kinh tế, xã hội
giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng với nhau; kích thích kinh
tế hàng hoá phát triển đồng đều, mở rộng thị trường trong nước và
gắn được thị trường trong nước với thế giới, phục vụ tốt các nhu cầu
đòi hỏi phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông
thôn nói riêng ở nước ta.
- Thứ sáu, ưu tiên đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển
kinh tế nông thôn, miền núi. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn thì một trong những
vấn đề cơ bản là phải có vốn. Nhu cầu về vốn cho công nghiệp hoá,
24
Tiểu luận triết học
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta là rất lớn. Điều này

nông dân phải có trình độ dân trí, kiến thức khoa học, kỹ thuật cao
mới có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới về sản xuất nông
nghiệp. Không có tri thức cao về nông nghiệp và tổ chức quản lý đời
sống kinh tế ở nông thôn thì dù có đất đai, tiền bạc, đIều kiện thuật
lợi cũng không thể đem lại nhiều của cải vật chất trong nghiệp. Do
đó nâng cao trình độ tri thức và trình độ khoa học, kỹ thuật nông
nghiệp cho nông dân là một điều kiện không thể thiếu để bảo đảm sự
thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status