Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200 + bản vẽ - pdf 11

Download Đồ án Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200 miễn phí



LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2
2. Tổng quan về các phương pháp truyền động trên máy đào 3
2.1. Truyền động cơ khí 3
2.2. Truyền động thủy lực (TĐTL) 4
3. Các thông số kỹ thuật của máy đào Kobelco SK-200 6
3.1. Đặc điểm kỹ thuật của máy đào Kobelco SK-200 6
3.2. Đặc điểm kỹ thuật các cấu thành hệ thống truyền động thủy lực (HTTĐTL) trên máy đào Kobelco SK-200 8
3.3. Trọng lượng các cấu thành của máy đào Kobelco SK-200 10
4. Khả năng làm việc với các loại thiết bị công tác 12
4.1. Kích thước các thiết bị công tác 12
4.2. Cự ly làm việc 16
4.3. Khả năng nâng tải 21
5. Hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200 26
5.1. Bố trí chung các phần tử của HTTĐTL trên máy đào Kobelco SK-200 26
5.2. Các mạch thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200 28
5.2.1. Mạch thủy lực tổng thể 28
5.2.2. Mạch thủy lực di chuyển 31
5.2.3. Mạch thủy lực quay toa 33
5.2.4. Mạch thủy lực điều khiển các xy lanh thủy lực 34
5.3. Các cấu thành của HTTĐTL trên máy đào Kobelco SK-200 36
5.3.1. Van điều khiển 36
5.3.2. Van phân phối quay toa 37
5.3.3. Van an toàn 37
5.3.4. Bơm bánh răng 38
5.3.5. Khớp quay 40
5.3.6. Bơm chính 41
5.3.7. Bộ điều chỉnh lưu lượng 42
5.3.8. Tổng van phân phối 54
5.3.9. Van hãm di chuyển 54
5.3.10. Mô tơ quay toa 55
5.3.11. Mô tơ di chuyển 57
5.3.12. Xy lanh thủy lực 57
5.3.13. Bộ giảm tốc quay toa 59
5.3.14. Bộ giảm tốc di chuyển 61
6. Tính kiểm nghiệm hệ thống truyền động thủy lực 62
6.1. Tính kiểm nghiệm bơm bánh răng 62
6.2. Tính kiểm nghiệm bơm chính 65
6.2.1. Xác định kích thước cơ bản và công suất của bơm 65
6.2.2. Xây dựng đường đặc tính làm việc của bơm chính 67
6.3. Tính kiểm nghiệm mô tơ quay toa 70
6.3.1. Xác định kích thước cơ bản của mô tơ quay toa 70
6.3.2. Xác định mô men quay, công suất, lưu lượng của mô tơ quay toa 71
6.3.3. Phương trình đặc tính và khu vực điều chỉnh 73
7. Bảo dưỡng và sửa chữa máy đào Kobelco SK-200 77
7.1. Bảo dưỡng kỹ thuật 77

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, cơ sở hạ tầng cho ngành giao thông vận tải nói riêng và trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung đang phát triển rộng khắp. Để phục vụ cho lĩnh vực này, máy công trình là một trong những công cụ chủ lực, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng các công trình.

Ngày nay khoa học công nghệ của thế giới nói chung và nước ta nói riêng đã và đang phát triển mạnh; đặc biệt là điều khiển tự động bằng thủy lực, khí nén, điện cũng như điện tử. Trên các máy công trình ngày nay cũng được hiện đại hóa không chỉ với hệ điều khiển mà cả hệ truyền lực, hầu như tất cả chức năng điều khiển và truyền động đều bằng thủy lực. Đề tài đồ án tốt nghiệp em chọn cũng theo xu hướng này, tên đề tài là “Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200”. Đề tài tốt nghiệp sẽ giúp em củng cố thêm những kiến thức đã học, nâng cao và hiểu sâu hơn về khả năng ứng dụng của truyền động thủy lực trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực máy công trình, truyền động thủy lực đã thay thế các truyền động cơ khí cổ điển.

Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Võ Đạo cùng cô Phạm Thị Kim Loan, quý thầy cô cùng các bạn; với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, sau hơn ba tháng em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được quý thầy cô đóng góp thêm ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin Thank thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Võ Đạo cùng cô Phạm Thị Kim Loan, quý thầy cô trong khoa Cơ khí giao thông và trong trường Đại học Bách khoa đã tận tình hướng dẫn, giáo dục đào tạo em trong suốt 5 năm ở dưới mái trường Đại học.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Vì vậy mà các cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư mạnh mẽ và có kế hoạch để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội nước nhà.

Và chúng ta thấy rằng, ngày nay, bất kỳ công trình xây dựng quy mô lớn nào cũng không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các thiết bị máy móc, công cụ lao động; trong đó máy đào thủy lực đóng vai trò rất quan trọng, hầu như không thể thiếu được trong việc cơ giới hóa công tác đất. Cụ thể nó có thể phục vụ các công việc sau:

+ Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp: đào hố móng, đào rãnh thoát nước, đào rãnh dùng để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, đường điện ngầm, điện thoại, bốc xúc vật liệu ở các bãi, kho chứa vật liệu. Ngoài ra có lúc làm việc thay cần trục khi lắp các ống thoát nước hay thay các búa đóng cọc để thi công móng cọc, phục vụ thi công cọc nhồi…

+ Trong xây dựng thủy lợi: đào kênh, mương; nạo vét sông ngòi, bến cảng, ao, hồ… khai thác đất để đắp đập, đắp đê…

+ Trong xây dựng cầu đường: đào móng, khai thác đất, cát để đắp đường; nạo bạt sườn đồi để tạo ta luy khi thi công đường sát sườn núi…

+ Trong khai thác mỏ: bóc lớp đất tấm thực vật phía trên bề mặt đất; khai thác mỏ lộ thiên (than, đất sét, cao lanh, đá sau nổ mìn,…).

+ Trong các lĩnh vực khác: nhào trộn vật liệu các nhà máy hóa chất (phân lân, cao su,…). Khai thác đất cho các nhà máy gạch, sứ,… Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông, bê tông át phan… Bốc xếp vật liệu trong các ga tầu, bến cảng. Khai thác sỏi, cát ở lòng sông…

Ngoài ra, máy cơ sở của máy xúc một gàu có thể lắp các thiết bị thi công khác ngoài thiết bị gầu xúc như: cần trục, búa đóng cọc,…

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều hãng sản xuất, cung cấp các loại máy xúc khác nhau như: Komatsu, Caterpiller, Kobelco, Liugong, Hitachi, Volvo, Huyndai, Daewoo… Trong đó hãng Kobelco là một trong những hãng có số lượng máy đào nhập khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam trong những năm vừa qua.

Trong những chủng loại máy xây dựng được nhập khẩu về Việt Nam thì máy xúc đào luôn là chủng loại được nhập nhiều nhất. Với nhu cầu máy móc cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông ngày càng tăng nên trong tháng 03/2009 lượng máy xúc đào đã tăng mạnh (tăng 46% về lượng) đưa chủng loại này lần đầu tiên kể từ tháng 07/2008 đạt con số nhập khẩu trên 1000 chiếc/tháng. Trong đó số lượng máy đào Kobelco nhập khẩu chỉ đứng sau Komatsu và Daewoo (Komat su 288 chiếc, Daewoo 215 chiếc, Kobelco 122 chiếc), hứa hẹn trong tương lai sẽ còn tăng nhiều về số lượng.

Cùng với sự tăng nhanh về số lượng các loại máy xúc đào nhập khẩu thì vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa chúng trong suốt thời gian làm việc là điều cần được quan tâm, trong đó truyền động thủy lực là loại truyền động chính trên các máy đào hiện nay. Vì vậy mà em chọn đề tài “Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200”, ngoài việc củng cố thêm những kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết về khả năng ứng dụng của truyền động thủy lực trên tất cả các lĩnh vưc, đặc biệt là lĩnh vực máy công trình, còn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa một loại máy đào nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác sau này.

Tổng quan về các phương pháp truyền động trên máy đào

Truyền động cơ khí

Đây là phương pháp truyền động quen thuộc và có một thời gian dài từng được coi là hình thức truyền động quan trọng nhất. Những kiểu truyền động này bao gồm: truyền động bánh răng, truyền động xích, truyền động bánh vít.

+ Truyền động bánh răng: loại truyền động này thường được sử dụng rộng rãi nhất . Người ta thường dùng nó để truyền chuyển động quay cho trục ra. Tùy theo cách bố trí trục ra song song hay lệch góc mà người ta sử dụng bánh răng trụ hay bánh răng côn. Loại truyền động này vẫn còn được sử dụng trong các bộ giảm tốc.

+ Truyền động xích: là cơ cấu truyền chuyển động giữa các trục song song nhờ dây xích ăn khớp vào các răng của hai đĩa xích. Căn cứ vào số dãy răng trên đĩa xích chủ động và bị động mà ta có truyền động xích một dãy hay nhiều dãy.

+ Truyền động bánh vít: Với phương pháp truyền động này ta có thể truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau là trục vít và bánh vít đối tiếp với nó. Bộ truyền động bánh vít có đặc điểm kích thước nhỏ gọn, tỷ số truyền lớn, làm việc êm và không ồn, có khả năng tự hãm; nhưng hiệu suất thấp, nhiệt sinh nhiều phải dùng các biện pháp làm nguội, vật liệu làm bánh vít tương đối đắt tiền để giảm ma sát.

Nhìn chung bộ truyền động cơ khí có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:

/uc?export=down ... 255MkZGOE0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status