Đồ án Công nghệ chế tạo máy thiết kế giá đồ hộp - pdf 11

Download Đồ án Công nghệ chế tạo máy thiết kế giá đồ hộp miễn phí

Chương I: phân tích chi tiết gia công và xác định dạng sản xuất Trang
I- Phân tích chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết Trang
II- Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết Trang
III- Xác định dạng sản xuất Trang
Chương II: Xác định phương pháp chế tạo phôi Trang
I. Xác định phương pháp chế tạo phôi Trang
Chương III: Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết Trang
I. Xác định đường lối công nghệ và chọn phương án gia công Trang
II. Thiết kế nguyên công Trang
III. Tính lượng dư gia công Trang
IV. Tính chế độ cắt Trang
V- Xác định thời gian gia công Trang
Chương IV : thiết kế đồ gá gia công chi tiết Trang

CHƯƠNG I:
PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT.

I. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết.
Càng gạt là chi tiết dạng càng. Chi tiết dạng càng thường có chức năng biến đổi chuyển động thẳng của chi tiết này ( Piston của động cơ đốt trong ) thành chuyển động quay của chi tiết khác ( trục khuỷu ). Ngoài ra chi tiết dạng càng còn dùng để đẩy bánh răng ( khi cần thay đổi tỉ số truyền trong hộp tốc độ ).
Trên chi tiết dạng càng ngoài những lỗ cơ bản cần được gia công chính xác còn có những lỗ dùng để kẹp chặt, các mặt đầu của lỗ và những yếu tố khác cần được gia công.
II. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết.
Vật liệu chế tạo chi tiết càng gạt C15 là gang xám 15-32. Đây là loại vật liệu có tính đúc tốt, ta có thể sử dụng phương pháp đúc để chế tạo phôi.
Chiều dầy của càng là 10-15 mm, do vậy tính cứng vững của chi tiết không cao. Vì vậy khi gia công càng cần chú ý đến vấn đề kẹp chặt chi tiết.
Do các mặt đầu của càng không cùng nằm trên một mặt phẳng, do vậy khi gia công ta phải gá đặt nhiều lần (không gia công được các mặt đầu trong một lần gá), điều này ảnh hưởng đến năng suất gia công.
Độ chính xác của các lỗ chính cao, bề mặt lỗ 10, 20 cần gia công đạt độ nhám Ra = 2,5 (6), với dung sai 10 là 0,03( tương ứng với cấp chính xác H7); 20 là 0,035 (tương ứng với cấp chính xác H7). Để đạt được yêu cầu này ta phải gia công qua các bước khoan-khoét-doa.
Các bề mặt đầu cần gia công đạt độ nhám Rz = 20 (5), ta có thể gia công đạt được yêu cầu này bằng phương pháp gia công phay, qua các bước phay thô và phay tinh.
Độ không song song giữa bề mặt C và B là 0,03; độ không vuông góc giữa bề mặt D và A là không quá 0,03; độ không song song của các tâm lỗ cơ bản không quá 0,03/100mm chiều dài. Các yêu cầu kỹ thuật này ta hoàn toàn có thể đạt được khi gia công trên các máy vạn năng hay các máy chuyên dùng.
III. Xác định dạng sản xuất.
- Xác định trọng lượng của chi tiết:
Ta có:
Q = V. (kg)
Trong đó:
Q : Trọng lượng của chi tiết (kg).
V : Thể tích của chi tiết (dm3).
 : Trọng lượng riêng của chi tiết (kg/dm3).
Với gang xám 15-32 ta có  = 6,87,4 kg/dm3
 lấy  = 7,1 kg/dm3.
Tính V:
V= 2V1 + V2 +2 V3
V1 : Thể tích khối trụ 25.

gB3e9HcJa8nAO1V
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status