Tính toán thiết kế lò xo ly hợp đĩa côn - pdf 11

Download Tính toán thiết kế lò xo ly hợp đĩa côn miễn phí



Mục lục
1. Tổng quan về ly hợp trên ô tô. 4
1.1 công dụng, phân loại, yêu cầu của ly hợp lắp trên ô tô. 4
1.1.1 Công dụng của ly hợp. 4
1.1.2 Các yêu cầu đối với ly hợp. 4
1.1.3.Phân loại ly hợp. 5
1.2 lựa chọn phương án thiết kế 9
1.2.1 Chọn ly hợp. 9
1.2.2 chọn sơ đồ dẫn động ly hợp. 9
2.Tính toán thiết kế cụm ly hợp. 11
2.1 Mô men ma sát của ly hợp: 11
2.2 Xác đinh các thông số và kích thước cơ bản của ly hợp: 12
Bán kính hình vành khăn của bề mặt ma sát đĩa bị động : 12
Diện tích và bán kính trung bình của hình vành khăn tấm ma sát : 14
Lực ép cần thiết F: 14
2.3 Xác định công trượt sinh ra trong quá trình đóng ly hợp: 14
Momen quán tính quy dẫn ja (kg.m2) 15
Mô men cản chuyển động qui dẫn Ma [N.m]: 16
Tính thời gian trượt ly hợp trong các giai đoạn (t1 và t2): 16
Tính công trượt riêng cho ly hợp. 18
2.4 Kiểm tra theo nhiệt độ các chi tiết: 19
Nhiệt sinh ra do trượt ly hợp : 19
Bề dày tối thiểu đĩa ép (theo chế độ nhiệt): 20
2.5 tính toán sức bền một số chi tiết chủ yếu của ly hợp: 20
2.5.1 Lực ép cần thiết của lò xo đĩa côn: 20
2.5.2 Kích thước cơ bản của lò xo đĩa côn xẻ rãnh: 21
2.5.3 Đặc tính của lò xo ép đĩa côn xẻ rảnh 23
2.5.4 Kích thước đòn mở của lò xo ép đĩa côn xẻ rảnh: 24
2.5.5 Tính đinh tán 25
3.Tính toán thiết kế hệ dẫn động cho ly hợp. 28
3.1.Xác định các thông số cơ bản của điều khiển thủy lực không có trợ lực: 28
3.2.Xác định hành trình của bàn đạp Sbd [mm]: 29
3.3. Xác định lực tác dụng lên bàn đạp Fbd [N]: 30
3.4.Đường kính xi lanh thủy lực: 31
3.5 Xác định các kích thước còn lại. .31
4. Kết luận.32
1. Tổng quan về ly hợp trên ô tô.
1.1 Công dụng của ly hợp.
Ly hợp là khớp nối giữa trục khuỷu động cơ với hệ thống truyền lực. Nó được dùng để ngắt-nối truyền động từ trục khuỷu động cơ đến hệ thống truyền lực.
Ngoài ra, ly hợp còn được dùng như một cơ cấu an toàn cho hệ thống truyền lực khi quá tải.
Nếu khớp nối ly hợp không ngắt được truyền động từ trục khuỷu động cơ đến hệ thống truyền lực khi gài số thì việc gài số sẽ rất khó khăn và có thể gây ra sự dập răng; thậm chí có thể gây vỡ răng hộp số. Hơn thế nữa, nếu ly hợp không tự động ngắt khi phanh đột ngột thì có thể gây quá tải cho cả hệ thống truyền lực.
1.2 Các yêu cầu đối với ly hợp.
Từ hai nhiệm vụ trên có 5 yêu cầu lớn đối với ly hợp là:
- Ly hợp phải truyền được mô men quay lớn nhất của động cơ trong bất kỳ điều kiện làm việc nào. Hay nói cách khác, mô men ma sát của ly hợp phải luôn luôn lớn hơn mô men cực đại của động cơ. Tuy nhiên, mô men ma sát của ly hợp không được lớn quá nhằm bảo đảm được nhiệm vụ làm cơ cấu an toàn cho hệ thống truyền lực.
- Đóng êm dịu để tăng từ từ momen quay lên trục của hệ thống truyền lực, không gây ra va đập ở các bánh răng. Ngoài ra khi ly hợp đóng êm dịu thì ôtô khởi hành hay tăng tốc từ từ không giật,làm cho người lái và hành khách đỡ mệt.
- Việc mở ly hợp phải dứt khoát và nhanh chóng. Nghĩa là khi mở ly hợp, phần bị động phải tách hoàn toàn khỏi phần chủ động trong thời gian ngắn nhất; ngược lại sẽ gây khó khăn cho việc gài số.
- Mômen quán tính của các chi tiết phần bị động của ly hợp phải nhỏ để giảm các lực va đập lên bánh răng khi sang số ,dễ gài số và giảm mài mòn các bề mặt ma sát của đồng tốc.
- Phải làm được nhiệm vụ của bộ phận an toàn để tránh tác dụng lên hệ thống truyền lực những mômen quá lớn khi gặp quá tải.Vì vậy mômen ma sát phải không được lớn quá.

oCX2IW5mT33UIxc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status