Tổng quan về các phương pháp khoan, khoan bằng Topdrive – Giới thiệu Topdrive Varco TDS-8SA - pdf 11

Download Đề tài Tổng quan về các phương pháp khoan, khoan bằng Topdrive – Giới thiệu Topdrive Varco TDS-8SA miễn phí



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHOAN 3
1.1.1.2. Khoan bằng tuabin khoan 4
1.1.1.3. Khoan bằng động cơ trục vít PDM (Positive Displacement mud Motor) 8
1.1.2 Phương pháp khoan xoay 10
1.1.2.1. Khoan bằng bàn rôto 10
1.1.2.2. Khoan bằng đầu quay di động (top drive) 12
CHƯƠNG 2.GIỚI THIỆU VỀ TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG –ĐẦU QUAY DI ĐỘNG VARCO TDS-8SA 13
2.1. Giới thiệu về tổ hợp đầu quay di động 13
2.1.1 Đặc điểm chung 13
2.1.2 Phân loại 14
2.1.3 Ưu, nhược điểm 15
2.1.3.1 Ưu điểm 15
2.1.3.2 Nhược điểm 15
2.2 Topdrive TDS-8SA 16
2.2.1. Các thông số kỹ thuật của TDS-8SA 16
2.2.2 Nguyên lý hoạt động của TDS-8SA 16
2.2.2.1. Nguyên lý truyền động 16
2.2.2.2 Hệ thống truyền động 18
2.2.2.3. Hệ thống cân bằng sử dụng khí nén 22
2.2.2.3 Hệ thống dẫn hướng 23
2.2.2.5. Hệ thống làm mát 24
2.2.2.6. Hệ thống xilanh ổn định hướng cho đầu quay 24
2.2.2.7. Hệ thống điều khiển 26
2.2.2.8. Hệ thống ôm, kẹp cần khoan PH-100 27
2.2.2.9. Hệ thống dây điện và ống dẫn phụ trợ 35
CHƯƠNG 3.CÔNG TÁC VẬN HÀNH, CÁC DẠNG HỎNG HÓC, NGUYÊN NHÂN, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA BẢO DƯỠNG 36
3.1. Công tác vận hành 36
3.1.1 Khoan thuận 36
3.1.2 Doa ngược 37
3.2. Các dạng hỏng hóc, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 38
3.2.1. Phanh động cơ 38
3.2.2. Động cơ quạt gió 38
3.2.3. Hệ thống cân bằng 39
3.2.4. Xilanh ổn định hướng đầu quay 39
3.2.5. Hệ thống xe lăn dẫn hướng 40
3.2.6. Hộp tốc độ 40
3.2.7. Bộ kẹp cần 41
3.2.7.1. Giá đỡ liên kết quay 41
3.2.7.2 Xilanh điều chỉnh IBOP 42
3.2.7.3 Cụm ghim chốt 43
3.2.8. Cụm bản lề nghiêng 43
3.2.9. Cụm ống rửa 44
3.3. Công tác kiểm tra, bảo dưỡng 44
3.3.1. Công tác kiểm tra 44
3.3.1.1. Kế hoạch kiểm tra 44
3.3.1.2. Kiểm tra chi tiết 46
3.3.2. Công tác bôi trơn 52
3.3.2.1. Lựa chọn dầu bôi trơn hộp tốc độ 52
3.3.2.2. Kế hoạch bôi trơn 53
3.3.2.3. Bôi trơn chi tiết 54
CHƯƠNG 4.TÍNH TOÁN LỰA CHỌN ĐẦU QUAY DI ĐỘNG 61
4.1. Tính toán công suất khoan 61
4.1.1. Thông số giếng N070 và thông số chế độ khoan 61
4.1.1.1. Profin giếng và cấu trúc giếng khoan N070 61
4.1.1.2. Thông số chế độ khoan 62
4.1.2. Cấu trúc bộ công cụ và thông số dung dịch khoan sử dụng 62
4.1.2.1. Cấu trúc bộ công cụ 62
4.1.2.2. Thông số dung dịch khoan 67
4.1.3. Tính toán công suất khoan 67
4.1.3.1. Tính toán 67
4.1.3.2. Tính toán 68
4.2. Lựa chọn đầu quay 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-849/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, công tác thăm dò và khai thác dầu khí đang được phát triển rất nhanh chóng và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
Trong những năm gần đây, nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới tăng lên rất nhiều. Dầu khí là một nguồn năng lượng hết sức quan trọng vì thế nó đã gây nên những biến động mạnh mẽ về giá cả, thậm chí còn gây nên những bất ổn chính trị. Ở Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam ra nhập WTO thì nhu cầu năng lượng là rất cần thiết vì vậy một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đất nước và xuất khẩu.
Để nâng cao hiệu quả công tác khoan Dầu khí việc trang bị công nghệ cũng như các thiết bị hiện đại là cần thiết. Trong số các thiết bị công nghệ mới được áp dụng có tổ hợp đầu quay di động đã cho kết quả khả quan.
Sử dụng tổ hợp đầu quay di động đã gia tăng được khối lượng công việc khoan, thăm dò và khai thác dầu khí, giảm chi phí cho một giếng khoan, sớm đưa giếng khoan vào khai thác.
Được sự đồng ý của các Thầy trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, tui mạnh dạn thực hiện bản đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Tổng quan về các phương pháp khoan, khoan bằng Topdrive – Giới thiệu Topdrive Varco TDS-8SA. Tính chọn đầu quay di động cho một giếng khoan”. Đồ án chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các phương pháp khoan
Chương 2: Giới thiệu về tổ hợp đầu quay di động – đầu quay di động Varco TDS-8SA;
Chương 3: Công tác vận hành, các dạng hỏng hóc, nguyên nhân, biện pháp khắc phục và công tác kiểm tra bảo dưỡng;
Chương 4: Tính toán lựa chọn đầu quay di động.
Trong điều kiện hạn chế về tài liệu, do ngành dầu khí nước ta còn non trẻ nên tài liệu Tiếng Việt còn rất ít, do đó nhiều thuật ngữ sử dụng trong đồ án chưa thật chính xác. Bên cạnh đó còn hạn chế về mặt thực tiễn sản xuất, thời gian làm đồ án. Mặc dù vậy với sự cố gắng của bản thân và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo-GVC: Trần Văn Bản, các thầy giáo trong bộ môn và các bạn đồng nghiệp đã giúp tui hoàn thành bản đồ án này.
tui xin chân thành Thank các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, đặc biệt là thầy giáo GVC: Trần Văn Bản và các bạn đồng nghiệp đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tui hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà nội tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện: Trần Hải Sơn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHOAN
1.1. Giới thiệu các phương pháp khoan
1.1.1. Phương pháp khoan tuabin
Khoan tuabin là phương pháp khoan trong đó chuyển động quay của choòng được truyền trực tiếp từ động cơ đặt ngay phía trên choòng, nét đặc trưng của phương pháp khoan này là cột cần khoan đứng im trong quá trình khoan. Khoan tuabin có thể được chia làm 3 dạng chính, dựa vào loại động cơ được sử dụng, đó là:
Động cơ điện;
Tuabin khoan;
Động cơ trục vít.
1.1.1.1. Khoan bằng động cơ điện
a. Nguyên lý cấu tạo
Bộ công cụ khoan điện chìm bao gồm động cơ điện, trục truyền để lắp vào choòng khoan và bộ phận ngăn ngừa sự xâm nhập của dung dịch khoan vào bên trong của động cơ.
Động cơ điện thường là động cơ không đồng bộ 3 pha ngậm dầu với rôto ngắn mạch gồm nhiều đoạn, thân rôto làm bằng sắt từ và được lắp trên trục truyền bằng các then hoa hay các ren côn. Stato của động cơ gồm nhiều tấm ghép bằng sắt từ và phản từ, giữa các đoạn rôto và stato người ta lắp các ổ trục hướng tâm.
Trục truyền có 2 loại chính là: trục ngậm dầu chạy trên các ổ bi và loại chạy trên các ổ trượt cao su.
Phần dưới của động cơ có các ổ bi đỡ để tiếp nhận toàn bộ tải trọng chiều trục trong quá trình làm việc. Đầu trên và đầu dưới của trục có lắp các phớt chắn dầu. Khoảng trống trong động cơ được lấp đầy dầu,áp suất dầu trong động cơ luôn phải lớn hơn áp suất chất lỏng tuần hoàn bên ngoài từ 23 (at), để ngăn không cho chất lỏng lọt vào động cơ.
Phần trên của động cơ lắp 3 bộ điều áp kiểu piston: Một bộ chứa dầu máy bay dẫn vào bên trong phớt, 2 bộ còn lại chứa dầu biến áp liên thông với phần trong của thân động cơ để bổ sung áp suất cho dầu trong động cơ. Do trong quá trình làm việc xảy ra sự rò rỉ dầu qua phớt cũng như quá trình động cơ bị đốt nóng áp suất sẽ giảm nên cần bù thêm.
Quá trình truyền điện từ trên mặt xuống động cơ là nhờ cáp điện lắp phía trong cần khoan, chiều dài mỗi đoạn cáp tương ứng với chiều dài của cần khoan. Khi lắp cần khoan thì các đoạn cáp điện tự động nối lại với nhau nhờ vào một đầu nối đặc biệt gắn trên zamốc.
b. Ưu, nhược điểm
Sử dụng động cơ điện chìm giúp ta dễ dàng điều chỉnh tốc độ và mômen khoan. Ngoài ra, do cần khoan đứng im trong quá trình khoan do đó góp phần tăng tuổi thọ của cần khoan. Bên cạnh những ưu điểm trên, khoan bằng động cơ điện chìm còn có những nhược điểm như sau:
 Yêu cầu kỹ thuật dẫn điện xuống động cơ phải an toàn tuyệt đối;
 Tuổi thọ của động cơ không cao do phải làm việc dưới nhiệt độ và áp suất tương đối lớn;
 Khả năng bảo dưỡng phức tạp, khó khăn. Chi phí cho công tác vận hành tốn kém.
Qua ưu, nhược điểm của động cơ điện chìm, thì trên thực tế ít được ứng dụng rộng rãi do nó mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, loại động cơ này đang ở trong giai đoạn thử nghiệm.
1.1.1.2. Khoan bằng tuabin khoan
a. Nguyên lý cấu tạo
Trong cánh quạt tuabin, năng lượng thủy lực của dòng nước rửa được chuyển hóa thành cơ năng của trục quay, làm quay choòng khoan. Tuabin gồm nhiều tầng giống nhau (có thể lên đến 200 tầng). Mỗi tầng gồm 2 phần, phần quay được nối với trục gọi là rôto, phần đứng yên được gắn với vỏ gọi là stato. Bên trong tuabin có một ổ tựa dọc (ổ tựa chính) để giữ cho dung dịch khoan không xâm nhập vào ổ trục chính. Ổ tựa chính được đặt ở phía dưới để nâng toàn bộ khối rôto. Tùy theo chiều dài của tuabin mà người ta có thể lắp 2 hay 3 ổ tựa ngang. Ở phần trên cùng của tuabin là đầu nối chuyển tiếp để nối vào đầu dưới của cột cần khoan. Phía dưới cùng của tuabin có đế tuabin, đế này được bịt kín phần giữa tuabin và trục của tuabin nhờ một đệm đặc biệt nhằm bảo đảm áp suất làm việc của tuabin không bị hao hụt trong quá trình làm việc.

1-Bao trong của stato 5-Đường đi của dòng nước
2-Bao trong của rôto 6-Cánh cong của rôto
3-Rãnh then 7-Cánh cong của stato
4-Vỏ ngoài của stato 8-Bao ngoài của rôto
Hình 1.1 Cấu tạo một tầng tua bin
Trong một số trường hợp khi khoan qua tầng đất dẻo, mômen quay của tuabin không đủ để thực hiện quá trình phá hủy, hay ở các giếng khoan sâu, lưu lượng dung dịch nhỏ do đó giá trị của mômen và công suất không đủ để đáp ứng quá trình khoan. Để thu được mômen quay và công suất lớn mà không phải thay đổi đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status