Đồ án Thiết kế khuôn đúc áp lực cho nắp hộp số 8 - pdf 11

Download Đồ án Thiết kế khuôn đúc áp lực cho nắp hộp số 8 miễn phí



I. HIỆN TRẠNG NGÀNH ĐÚC THẾ GIỚI
1. Vai trò của ngành đúc
Ngành Đúc đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. Xu hướng chuyển vị trí nhà sản xuất ra nước ngoài và yêu cầu môi trường khắt khe là thách thức lớn cho Ngành. Thêm vào đó, sự gia tăng nhu cầu sử dụng chi tiết bền, nhẹ và việc dùng vật liệu nhẹ hơn là xu hướng chủ đạo trong ngành cơ khí ngày nay.
Ngành Đúc không chỉ phục vụ cho ngành Công Nghiệp Ô-tô mà còn cho các ngành Nông nghiệp, Máy móc – công cụ và các dịch vụ công cộng khác. Nó thực sự là xương sống của nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, Công Nghiệp Ô-tô vẫn là khách hàng chính. Nhu cầu vật đúc cho ngành Công Nghiệp ô-tô thế giới lớn nhất ở Nhật Bản vào khoảng 50% và chiếm khoảng 40% trong các ngành công nghiệp chính ở các nước.
Thương mại toàn cầu được cho là ảnh hưởng đến ngành đúc vì vật đúc có thể xuất qua các nước. Tuy nhiên, tỷ lệ khối lượng xuất khẩu/nhập khẩu so với lượng sản xuất trong nước chỉ khoảng 5%. So sánh với sản phẩm khác như xe hơi, thiết bị điện và máy móc, thì tỷ lệ trên của vật đúc thấp. Ở các nước công nghiệp, lượng vật đúc “chảy” qua đường biên giới thấp. Lý do là chưa bao gồm vật đúc đã được gia công hay lắp ráp. Mặc dù số liệu thống kê này là phần quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của thương mại toàn cầu đến ngành đúc nhưng cho đến nay thống kê này vẫn chưa có. Trong mọi trường hợp, sự cộng tác gần gũi giữa người sử dụng và nhà sản xuất là điều rất quan trọng, cơ sở sản xuất đúc thường nằm gần nhà máy của khách hàng. Thêm vào đó, khối lượng và thể tích vật đúc lớn làm tăng chi phí vận chuyển. Do đó, sự gia tăng đáng kể trong thương mại toàn cầu của ngành đúc sẽ không diễn ra trong vài năm tới.
Doanh số bán hàng gần đây tại Mỹ thể hiện xu hướng ngành Đúc trên toàn thế giới. Doanh số năm 2006 theo từng hợp kim:
 Nhôm - 32%
 Đồng - 4%
 Kẽm - 2%
 Magie - 3%
 Gang - 35%
 Thép - 11%
 Khác - 13%
Ứng dụng lớn nhất là xe hơi và xe tải hạng nhẹ vào khoảng 31%. Các lĩnh vực khác bao gồm xây dựng, khai khoáng và dầu khí khoảng 6%, đường ống và khớp nối 15%, máy bơm và nén khí 3%, đô thị 3%, đường sắt 6%, máy nông nghiệp 6%, van 5%, động cơ đốt trong 5%.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-821/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐÚC ÁP LỰC
HIỆN TRẠNG NGÀNH ĐÚC THẾ GIỚI
Vai trò của ngành đúc
Ngành Đúc đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. Xu hướng chuyển vị trí nhà sản xuất ra nước ngoài và yêu cầu môi trường khắt khe là thách thức lớn cho Ngành. Thêm vào đó, sự gia tăng nhu cầu sử dụng chi tiết bền, nhẹ và việc dùng vật liệu nhẹ hơn là xu hướng chủ đạo trong ngành cơ khí ngày nay.
Ngành Đúc không chỉ phục vụ cho ngành Công Nghiệp Ô-tô mà còn cho các ngành Nông nghiệp, Máy móc – công cụ và các dịch vụ công cộng khác. Nó thực sự là xương sống của nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, Công Nghiệp Ô-tô vẫn là khách hàng chính. Nhu cầu vật đúc cho ngành Công Nghiệp ô-tô thế giới lớn nhất ở Nhật Bản vào khoảng 50% và chiếm khoảng 40% trong các ngành công nghiệp chính ở các nước.
Thương mại toàn cầu được đánh giá là ảnh hưởng đến ngành đúc vì vật đúc có thể xuất qua các nước. Tuy nhiên, tỷ lệ khối lượng xuất khẩu/nhập khẩu so với lượng sản xuất trong nước chỉ khoảng 5%. So sánh với sản phẩm khác như xe hơi, thiết bị điện và máy móc, thì tỷ lệ trên của vật đúc thấp. Ở các nước công nghiệp, lượng vật đúc “chảy” qua đường biên giới thấp. Lý do là chưa bao gồm vật đúc đã được gia công hay lắp ráp. Mặc dù số liệu thống kê này là phần quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của thương mại toàn cầu đến ngành đúc nhưng cho đến nay thống kê này vẫn chưa có. Trong mọi trường hợp, sự cộng tác gần gũi giữa người sử dụng và nhà sản xuất là điều rất quan trọng, cơ sở sản xuất đúc thường nằm gần nhà máy của khách hàng. Thêm vào đó, khối lượng và thể tích vật đúc lớn làm tăng chi phí vận chuyển. Do đó, sự gia tăng đáng kể trong thương mại toàn cầu của ngành đúc sẽ không diễn ra trong vài năm tới.
Doanh số bán hàng gần đây tại Mỹ thể hiện xu hướng ngành Đúc trên toàn thế giới. Doanh số năm 2006 theo từng hợp kim:
Nhôm - 32%
Đồng - 4%
Kẽm - 2%
Magie - 3%
Gang - 35%
Thép - 11%
Khác - 13%
Ứng dụng lớn nhất là xe hơi và xe tải hạng nhẹ vào khoảng 31%. Các lĩnh vực khác bao gồm xây dựng, khai khoáng và dầu khí khoảng 6%, đường ống và khớp nối 15%, máy bơm và nén khí 3%, đô thị 3%, đường sắt 6%, máy nông nghiệp 6%, van 5%, động cơ đốt trong 5%.
Tình hình sản xuất
Trung Quốc tiếp tục đứng đầu thế giới và chiếm 26% tổng sản lượng toàn cầu, tăng 9% so với năm 2001. Kế đến là Mỹ với 16%, giảm 0,5% so với năm 2001.

Hình 1.1: Sản lượng vật đúc gang thép (theo tấn) tại các nước
Theo thống kê sản lượng vật đúc kim loại màu (hình 1.1), Mỹ đang dẫn đầu trong hầu hết các loại hợp kim, chiếm 26% tổng sản lượng toàn cầu, tăng 2% so với năm 2001. Đứng thứ 2 là Nhật chiếm 13%, trong đó vật đúc hợp kim nhôm chiếm 97% trong tổng sản lượng vật đúc kim loại màu của nước này. Trung Quốc chiếm 11%. Mê-hi-cô có tốc độ tăng nhanh nhất chiếm 6% so với 2,9% của năm 1995.

Hình 1.2: Sản lượng vật đúc kim loại màu (theo tấn) tại các nước
Tình hình sản xuất đúc ghi nhận sự nổi lên của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô…
Sản xuất đúc ngày càng dùng ít nhân công, xưởng do mức độ tự động hóa tăng. Mối quan hệ giữa qui mô xưởng, năng suất và nhân công được thể hiện ở hình 3.

Hình 1.3: Dữ liệu năng suất sản xuất vật đúc gang thép tại các nước châu Âu
HIỆN TRẠNG NGÀNH ĐÚC VIỆT NAM
Phân tích hiện trạng giúp thấy rằng doanh nghiệp sản xuất đúc Việt Nam gặp hai vấn đề lớn sau: thiếu mô hình quản lý thiết kế hợp lý và thiếu vốn - định hướng đầu tư. Cụ thể:
Mô hình quản lý quy trình thiết kế của nhà sản xuất đúc Việt Nam
Hiện nay, mô hình quản lý thiết kế của nhà sản xuất đúc Việt Nam được tổ chức theo công đoạn. Trong đó, mỗi công đoạn độc lập với nhau, nếu một công đoạn gặp vấn đề thì nhà sản xuất phải mất rất nhiều thời gian (quay lại từ đầu) để hiệu chỉnh thiết kế. Điều này làm tăng thời gian và chi phí thiết kế.

Hình 1.4: Sơ đồ quản lý thiết kế tại đa số nhà sản xuất đúc Việt Nam
Một nguyên nhân khác khiến thời gian và chi phí thiết kế cao là quá trình phát triển sản phẩm phải trải qua nhiều lần sản xuất thử. Thông thường, sau khi nhận yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất tiến hành thiết kế đúc theo kinh nghiệm và sản xuất thử. Nếu không thành công, nhà sản xuất sẽ liên hệ với khách hàng để hiệu chỉnh thiết kế. Tuy nhiên, vì đã sản xuất thử nên thời gian chuẩn bị và chi phí sản xuất gia tăng

Hình 1.5: Quy trình thiết kế đúc của nhà sản xuất Việt Nam
Công tác thiết kế không dự toán đúng chi phí sản xuất- cơ sở đưa ra báo giá cho khách hàng. Điều này do tính đa dạng của vật đúc nên mô hình tính toán chi phí sản xuất không giống nhau cho những vật đúc khác nhau. Từ đó, nhà sản xuất có thể đưa ra báo giá không chính xác, đôi lúc gây tổn thất cho chính mình và khách hàng.
Thiếu vốn và định hướng đầu tư
Đa số nhà sản xuất đúc có trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, sản xuất vật đúc trung bình cộng với tỷ lệ phế phẩm cao nên lợi nhuận kinh doanh thấp. Thêm vào đó, chính phủ, công chúng và nhà sản xuất chưa hiểu hết ưu điểm của chi tiết đúc và vai trò của công nghệ đúc đối với nền kinh tế. Kết quả là trong thời gian dài ngành thiếu sự quan tâm và vốn đầu tư để phát triển.
Gần đây, trong điều kiện có vốn, phần lớn doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ đúc mới, tự động hóa dây chuyền sản suất, thiết bị phân tích - kiểm tra… Hiển nhiên, điều này mang lại những chuyển biến tích cực nhưng chưa thể giúp ngành phát triển lên mức cao hơn vì thiết bị phân tích - kiểm tra không giúp giảm phế phẩm (chỉ giảm lượng hàng bị trả về), công nghệ mới và năng suất tăng chỉ làm tăng thiệt hại nếu thiết kế chưa tốt (theo thống kê, 80% khuyết tật đúc có nguyên nhân từ lỗi thiết kế).
Mặt khác, vì hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp đi trước chưa đạt yêu cầu nên không tạo ra động lực cho cho các doanh nghiệp cùng ngành.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐÚC ÁP LỰC
Lịch sử hình thành
Đúc áp lực là một ngành sản xuất phôi nhằm tạo ra các chi tiết có kích thước chính xác do những chuyển động của dòng lưu chất kim lọai lỏng dưới tác dụng của ngọai lực tạo nên dòng áp suất vào trong khuôn kim loại. Đúc áp lưc là một nhánh của ngành đúc tồn tại rất lâu đời. Có những bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng Đúc trong lực đã có thời thời kỳ Đồng Thiếc được người nguyên thủy dùng để đúc các công cụ lao động như : rìu, nỏ,…Ngày xưa tổ tiên chúng ta cũng đã thấy được những ưu điểm nhất định của đúc như : có thể sản xuất ra các sản phẩm với số lượng lớn có cùng kiểu dáng. Và ngày nay phát huy những đặc tính ưu việt này để phát triển ngành Đúc lên thêm một tầm mới, cụ thể là ngành Đúc áp lực.
Cũng giống như các ngành kỹ thuật khác, người ta không biết chắc chắn thời gian xuất hiện của ngành Đúc áp lực vào thời gian cụ thể nào mà chỉ có thể ước lượng thời gian ra đời của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status