Đồ án Nghiên cứu thiết bị tách pha, tính toán các thông số cơ bản cho bình tách - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Nghành công nghiệp dầu khí Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã không ngừng vươn lên và đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Hiện nay có rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài cùng với các công ty trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đang tham gia vào các dự án đầu tư trong nước và quốc tế, bên cạnh đó là nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất đang đi vào hoạt động cùng với dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang được khởi công xây dựng, đã khẳng định một tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Dầu thô được khai thác trên các mỏ của Viêt Nam là dầu có hàm lượng parafin tương đối cao, độ nhớt , nhiệt độ đông đặc cao nên việc khai thác vận chuyển gặp nhiều khó găn đòi hỏi phải sử lý nhiều sự cố kỹ thuật xảy ra trên đường ống vận chuyển. Với mục đích áp dụng lý thuyết và thực tế sản xuất trong quá trình thu gom, vận chuyển hỗn hợp dầu khí, được sự đồng ý của bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình , trường đại học Mỏ – Địa chất em đã được giao đề tài “NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ TÁCH PHA, TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CHO BÌNH TÁCH” trong đề tài này, việc nghiên cứu các thiết bị tách pha thực chất là đi nghiên cứu các bình tách trong giai đoạn tách sơ bộ dầu thô từ vỉa, nhằm đáp ứng nhu cầu công nghệ cho hệ thống thu gom và xử lý. Mục đích cơ bản của đề tài là tìm ra các thông số kỹ thuật cơ bản của bình tách như: kích thước, thời gian lưu, tính toán bền, khối lượng bình, diện tích mặt sàn lắp đặt. Bên cạnh đó nghiên cứu các phương pháp tách dầu từ hỗn hợp khí, cấu tạo của thiết bị bình tách dầu khí, nguyên lý hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả, công suất tách của bình tách dầu khí, đưa ra các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho thiết bị tách.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Lê Đức Vinh và các thầy trong bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, và với sự giúp đỡ của các cán bộ trong Xí nghiệp khai thác thuộc XNLD Vietsovptro, cùng với những nổ lực của bản thân em đã hoàn thành bản đồ án này, tuy nhiên kinh nghiệm cũng như thời gian và mức độ tài liệu còn nhiều hạn chế nên đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, các bạn cùng lớp và lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Lê Đức Vinh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành Thank !
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Tiến
CHƯƠNG I – CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM, HỆ THỐNG THU GOM DẦU KHÍ TRÊN GIÀN CỐ ĐỊNH MSP
1.1. Sự hình thành và phát triển của nghành công nghiệp dầu khí Việt Nam và ở Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được hình thành theo quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của thủ tướng chính phủ. Hiện nay với hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, lực lượng lao động hơn 22.000 người và doanh thu năm 2006 đạt 174.000 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnh vực khác không chỉ ở lãnh thổ trong nước mà cả nước ngoài.
Kết quả tìm kiếm cho tới nay đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính-Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa trong đó các bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu là đã phát hiện và đang khai thác. Đến nay đã kí trên 57 hợp đồng dầu khí trong đó có 35 hợp đồng đang có hiệu lực với các tập đoàn dầu khí quốc tế: Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng điều hành chung (JOC)… với tổng đầu tư 7 tỷ đô-la.Với khoảng 600 giếng tìm kiếm, tổng số mét khoan 2 triệu km. Phát hiện khí tại giếng Đông Quan D-1X, vùng trũng Hà Nội, phát hiện dầu khí tại giếng Rồng Tre-1X…đã góp phần làm gia tăng trữ lượng dầu quy đổi khoảng từ 30-40 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn mở rộng ký kết các hợp đồng tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài như: Lô Madura 1 và 2 ở Inđônêxia, lô Phần mềm 304 và SK-305 ở Malayxia… và còn tìm kiếm các cơ hội ở các nước khác thuộc khu vực châu Phi, Nam Mỹ…
Hiện nay đang khai thác tại 9 mỏ trong và ngoài nước: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, PM3-CAA/Cái nước, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Lan Tây-Lan Đỏ, Tiền Hải C, Sư Tử Đen, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Cendoz thuộc lô PM-304 ở Malayxia.
Sản lượng khai thác trung bình của tập đoàn khoảng 350.000 thùng dầu thô/ngày và 18 triệu m3 khí/ngày, tính tới hết tháng 12/2006 đã khai thác trên 235 triệu tấn quy dầu trong đó dầu thô đạt trên 205 triệu tấn, thu gom vận chuyển vào bờ và cung cấp 30 tỷ m3 khí cho sản xuất điện đạm và các nhu cầu dân sinh khác.
Mỏ Bạch Hổ nằm ở bể Cửu Long cách thành phố Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam, cấu tạo này do Mobil phát hiện trên cơ sở tài liệu địa chấn 2 chiều (2D), và phát hiện dầu khí đầu tiên vào tháng 3 năm 1975 bởi giếng khoan Bạch Hổ 1 (BH-1) bằng tàu khoan Glomar 2.
Ngày 26/6/1986, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ và từ 6/9/1998 khai thác thêm tầng dầu trong móng granit nứt nẻ ở các độ sâu khác nhau. Đây là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam hiện nay, bao gồm nhiều thân dầu: Miocene dưới, Oligocene và đá móng nứt nẻ Đệ Tam.
Hiện nay phương pháp khai thác chủ yếu đang áp dụng ở mỏ Bạch Hổ là phương pháp tự phun, phương pháp khai thác Gaslift và phương pháp khai thác dầu bằng máy bơm ly tâm điện chìm (chỉ sử dụng ở giàn RP-1).
Tốc độ khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ ngày càng tăng, năm đầu tiên (1986) khai thác 40.000 tấn. Đến ngày 16/9/1998, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được 60 triệu tấn dầu thô và khai thác tấn dầu thứ 75 triệu vào ngày 20/12/1999. Đến ngày 22/2/2001 khai thác tấn dầu thứ 90 triệu và ngày 4/12/2005 khai thác tấn dầu thứ 150 triệu.

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I – CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM, HỆ THỐNG THU GOM DẦU KHÍ TRÊN GIÀN CỐ ĐỊNH MSP . 2
1.1. Sự hình thành và phát triển của nghành công nghiệp dầu khí Việt Nam và ở Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro 2
1.2. Giới thiệu chung về quá trình sử lý sản phẩm khai thác .4
1.3. Giới thiệu sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom và xử lý dầu khí 4
CHƯƠNG II – NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN LÝ TÁCH PHA .8
2.1. Nguyên lý tách pha 8
2.2. Chức năng của bình tách dầu khí . 10
2.3. Các phương pháp dùng để tách dầu và khí trong bình tách . 12
2.3.1. Các phương pháp dùng để tách dầu ra khỏi khí 12
2.3.2. Các phương pháp dùng để tách khí ra khỏi dầu 18
2.4. Cân bằng lỏng hơi 23
2.4.1. Khái niệm . 23
2.4.3. Tính toán cân bằng pha . 26
2.5. Những khó khăn trong quá trình tách dầu và khí . 27
CHƯƠNG III – NGUYÊN LÝ CẤU TẠO BÌNH TÁCH . .29
3.1. Công dụng của bình tách . 29
3.2. Yêu cầu của bình tách . 29
3.3. Phân loại bình tách dầu khí . 30
3.3.1. Phân loại theo chức năng và áp suất làm việc .30
3.3.2. Phân loại theo phạm vi ứng dụng .31
3.3.3. Phân loại theo nguyên lý tách cơ bản 34
3.3.4. Phân loại theo hình dạng 40
3.4. So sánh các loại bình tách .45
3.4.1. Phạm vi áp dụng .45
3.4.2. So sánh về nguyên tắc sự tách 46
3.5. Cấu tạo thiết bị tách .47
3.5.1. Cấu tạo chung .47
3.5.2. Các chi tiết bên trong bình tách .48
3.6. Nguyên lý hoạt động của bình tách và hệ thống điều khiển kiểm soát hoạt động của bình tách 55
3.6.1. Nguyên lý hoạt động của bình tách 55
3.6.2. Hệ thống điều khiển kiểm soát hoạt động của bình tách 55
CHƯƠNG IV – TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CHO BÌNH TÁCH 58
4.1. Tính toán lượng dung dịch tách .58
4.2. Tính toán công suất và kích thước bình tách .59
4.2.1. Tính công suất của bình tách .59
4.2.2. Tính kích thước bình tách .64
4.3. Thời gian lưu giữ chất lỏng trong bình tách . 65
4.4. Tính toán bền cho bình tách .65
4.5. Khối lượng, diện tích mặt sàn lắp đặt và sàn chịu tải 67
4.6. Áp dụng tính toán chọn bình tách công suất 5000 tấn/ ngày đêm .70
4.7. Áp dụng tính toán cho bình tách áp suất thấp (E1) 73
4.8. Tính toán gia cố đầu nối 74
CHƯƠNG V – NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG THIẾT BỊ TÁCH VÀ CÔNG TÁC AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TÁCH .79
5.1. Những sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục .79
5.2. Công tác an toàn đối với thiết bị tách dầu khí, một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho thiết bị tách .80
5.2.1. Quy phạm an toàn kiểm tra thiết bị tách theo tiêu chuẩn Việt Nam.
5.2.2. Chế độ bảo dưỡng .81
5.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thiết bị tách .81
KẾT LUẬN .86


https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4hWbA6c5tF-Yn8QX-
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status