Đồ án Ứng dụng Simulink khảo sát tính chất khởi hành và tăng tốc của ô tô UAZ31512 - pdf 11

Download Đồ án Ứng dụng Simulink khảo sát tính chất khởi hành và tăng tốc của ô tô UAZ31512 miễn phí



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tổng quan đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 1
1.2. Khái niệm chung về khởi hành và tăng tốc 1
1) Giai đoạn thứ nhất 1
2) Giai đoạn hai 4
1.3. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của xe UAZ31512 6
1.3.1. Tổng quan về xe ô tô 2 cầu chủ động 6
1.3.2. sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc của xe UAZ31512 7
1.3.2.1.Sơ đồ cấu tạo xe ô tô UAZ31512: 7
1.3.2.2. Nguyên tắc làm việc của xe ô tô UAZ31512: 10
CHƯƠNG 2: LỰC VÀ MÔ MEN TRÊN XE Ô TÔ 11
2.1. Các lực và mô men tác động lên ô tô 11
2.1.1. Mô men chủ động 11
2.1.2 Lực kéo tiếp tuyến(lực chủ động) 13
2.1.3 Lực bám 15
2.1.4 Hệ số bám 16
2.1.5 Cân bằng lực kéo 20
1) Lực cản lăn 20
2) Lực cản dốc P 22
3) Lực cản không khí Pw 22
4) Lực cản quán tính Pj 22
5) Cân bằng lực kéo và phương trình vi phân chuyển động của xe 24
2.1.6 sự trượt của bánh xe chủ động 25
2.2 Hệ thống truyền lực, phân chia mô men tới các cầu chủ động 26
2.2.1 Hệ thống truyền lực 26
2.2.2 Hiện tượng tuần hoàn công suất trên xe ô tô hai cầu chủ động 28
2.2.3 Phân bố lực kéo tới các bánh xe chủ động 30
2.2.3.1 Lực kéo tiếp tuyến trên xe một cầu chủ đông 30
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MATLAB – SIMULINK KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH KHỞI HÀNH VÀ TĂNG TỐC CỦA Ô TÔ 33
3.1 Mô hình khởi hành và tăng tốc của ô tô 33
3.2 Ứng dụng Matlab – Simulink khảo sát qúa trình khởi hành và tăng tốc của ô tô UAZ31512 34
3.2.1 Giới thiệu về Matlab – Simulink 34
3.2.2 Mô hình toán khối ly hợp 40
3.2.3 Mô hình toán hộp số có cấp: 42
3.2.4 Mô hình toán tương tác bánh - đất 43
3.2.4.1 Động lực học bánh xe bị động 43
3.2.4.2 Động lực học bánh xe chủ động 45
3.2.5 Phươg trình vi phân khi khởi hành và tăng tốc . 46
3.3 Mô hình mô phỏng khối động cơ 49
3.4 Mô hình mô phỏng khối ly hợp ma sát khô 50
3.5 Mô hình mô phỏng hộp số có cấp đơn giản 53
3.6 Mô hình khảo sát mối quan hệ đất – bánh 54
3.7 Mô phỏng khối thân xe 55
3.9 khảo sát quá trình khởi hành và tăng tốc 58
3.9.1 Chạy thử mô hình 58
3.9.2 Các phương án khảo sát 60
3.9.3 kết quả và phân tích kết quả khảo sát 60
3.9.4 Nhận xét kết quả khảo sát 64
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 65
4.1 Kết luận chung 65
4.2. Hướng phát triển của đề tài 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-1091/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khảo sát tính chất khởi hành và tăng tốc của ô tô UAZ31512. Trên cơ xở ứng dụng MATLAB SIMULINK mô phỏng quá trình khởi hành và tăng tốc của ô tô ở một sô điều kiện khác nhau: tăng ga cực đại, giảm ga, gài một cầu, gài hai cầu. Biết được thời gian trượt của ly hợp và thời gian để ô tô chạy với tốc độ ổn định.
1.1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã giải quyết những vấn đề sau :
Tìm hiểu Simulink - Simdriveline trong Matlab
Mô phỏng khối động cơ, ly hợp ma sát, thân xe bằng Matlab Simulink
Chạy mô phỏng đưa ra kết quả và kết luận
1.2. Khái niệm chung về khởi hành và tăng tốc
Quá trình khởi hành và tăng tốc được tiến hành theo trình tự sau đây:
Khởi động động cơ;
Mở ly hợp(nếu là ly hợp thường xuyên đóng);
Gài số;
Đóng ly hợp từ từ.
Quá trình khởi hành và tăng tốc có thể chia thành hai giai đoạn:
1) Giai đoạn thứ nhất
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là sự trượt ly hợp (trượt tương đối giữa phần chủ động và phần bị động của ly hợp). vận tốc góc  của trục sơ cấp hộp số tăng dần, còn vận tốc góc của trục khuỷ động cơ  giảm dần. tại điểm giao nhau của các đường cong  và  (điểm H), tốc độ góc của động cơ và trục sơ cấp hộp số bằng nhau = và kết thúc sự trượt của ly hợp.
Kể từ thời điểm bắt đầu đóng ly hợp, theo trục hoành (biểu thị thời gian), taịo gốc 0 tức là t = 0, số vòng quay của trục khuỷ động cơ giảm từ điểm A tương ứng với số vòng quay không tải  của động cơ đến điểm b tương ứng với lúc trục sơ cấp của hộp số bắt đầu quay, liên hợp máy kéo bắt đầu chuyển động. tại điểm t = 0, mô men ma sát của ly hợp M = 0, tại thời điểm t = t0, mô men ma sát của ly hợp đã tăng lên bằng mô men cản của liên hợp máy M = Mc. (điểm C). đến thời điểm t = t0’ , kết thúc quá trình đòng ly hợp nhưng vẫn còn sư trượt trong ly hợp (điểm F), số vòng quay trục khuỷ của động cơ tiếp tục giảm đến D, số vòng quay sơ cấp hộp số tăng đến điểm E. mô men ma sát của ly hợp tăng lên đến điểm F sẽ đạt giá trị lớn nhất theo biểu thức:
Mmax = Mn
Trong đó: Mmax  - mô men ma sát lớn nhất của ly hợp
 - hệ số dự trữ ma sát ly hợp
Mn - mô men định mức của động cơ
Hình 1.1 đồ thị khởi hành và tăng tốc
Trong giai đoạn này của quá trình tăng tốc thì mô men ma sát của liên hợp đóng vai trò là mô men cản đối với mô men quay của động cơ, còn đối với trục sơ cấp hộp số thì nó là mô men chủ động.
Sau thời điểm t = t’o thì số vòng quay trục khuỷ động cơ vẫn giảm dần và số vòng quay trục sơ cấp vẫn tăng đần. Mô men ma sát ly hợp có giá trị không đổi và bằng mô men quay của động cơ khi có gia tốc.
Đến thời điểm t = t1, kết thúc quá trình trượt của ly hợp và kết thúc giai đoạn thứ nhất của quá trình khởi hành và tăng tốc liên hợp máy. Tại thời điểm này trục khuỷ động cơ và trục sơ cấp hộp số có thể xem như nối cứng với nhau và =. Từ thời điểm t = t’o thì mô men động cơ luôn có giá trị sau đây:
Me = Mn + J ee
Và mô men ở trục sơ cấp của hộp số sẽ là:
Msc = Mc + Jscsc
Ở đây: Mc ( mô men cản của liên hợp máy;
Je ( mô men quán tính của bánh đà, các chi tiết chuyển động của động cơ qui dẫn về trục khuỷu;
ee ( gia tốc góc chậm dần của trục khuỷu động cơ;
Jsc ( mô men quán tính của các khối lượng quay trong liên hợp máy qui dẫn về trục sơ cấp của hộp số;
esc ( gia tốc góc nhanh dần của trục sơ cấp hộp số.
Trong giai đoạn này do có sự trượt của ly hợp nên phát sinh công trượt L của ly hợp và được xác định theo công thức:
L = 
Ở đây: (e ( vận tốc góc của trục khuỷu động cơ;
b ( hệ số dự trữ mô men ma sát của ly hợp.
2) Giai đoạn hai
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn hai là ly hợp máy không bị trượt và liên hợp máy tăng vận tốc dần dần đến khi chuyển động ổn định. Vận tốc góc của trục khuỷu động cơ kể từ khi bắt đầu giai doạn thứ hai (điểm H) sẽ tăng dần lên đến khi đạt đến giá trị ổn định (e = const và liên hợp máy chuyển động với tốc độ ổn định.
Ở giai đoạn này, mô men ma sát của ly hợp không được sử dụng hết và chỉ truyền đến trục sơ cấp của hộp số bằng trị số mô men quay của động cơ Me = Mc.
Phân tích quá trình khởi hành và gia tốc ta có thể rút ra một vài nhận xét
- Thời gian khởi hành và tăng tốc phụ thuộc vào thời gian đóng ly hợp nhanh hay chậm, nói một cách khác là phụ thuộc vào trình độ thành thạo của người lái.
- Khởi hành và tăng tốc ở số truyền càng cao sẽ khó khăn hơn vì mô men quán tính lớn. Bởi vậy, đối với các máy có vận tốc cao, thường người ta trang bị thêm một cơ cấu đặc biệt để có thể sang số mà không cần dừng máy
*)Chế độ sẵn sàng khởi hành:
Ở chế độ này, đèn “READY” sáng lên để thông báo với người lái xe rằng xe đã sẵn sàng chuyển bánh.
/ Để khởi động xe, người lái vặn chìa khóa khởi động sang vị trí “ON” trong khi cần số vẫn giữ nguyên ở vị trí “P” và đạp chân vào bàn đạp phanh. Sau khi khởi động, động cơ chính của xe sẽ tự động quay hay ngừng quay một là phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ và tình trạng của ắc quy cao áp, mục đích là để tăng cường tiết kiệm nhiên liệu.
Ban đầu năng lượng điện từ ắc quy cao áp qua bộ chuyển đổi cấp cho động cơ để cấp điện cho bugi đánh lửa và mô tơ khởi động làm quay trục khuỷu động cơ. Khi quá trình khởi động hoàn tất, động cơ lại nạp điện trở lại cho ắc quy nhờ máy phát.
/ Khi chuyển cần số sang vị trí “D” và nhả bàn đạp phanh, xe bắt đầu di chuyển. Lúc này, chỉ có mô tơ điện dẫn động các bánh xe chủ động quay ở dải tốc độ thấp. Cuối quá trình này, động cơ chính của xe mới bắt đầu tham gia dẫn động cho xe tăng tốc dần đến dải tốc độ thông thường.
1.3. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của xe UAZ31512
1.3.1. Tổng quan về xe ô tô 2 cầu chủ động
Trong khoảng một thế kỷ qua, ngành công nghiệp ô tô đã phát triển rất mạnh mẽ. Ước tính vận tải bằng ô tô chiếm 82% tổng khối lượng hàng hóa nội địa tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm khoảng 60 – 70 %. Xu hướng phát triển là hiện đại hóa công nghệ sản xuất, tự động quá trình điều khiển nhằm tăng tính kinh tế, độ tin cậy, an toàn và thân thiện với môi trường.
Địa hình đa dạng, hạ tầng cơ sở còn nhiều thiếu thốn, nhất là nông thôn và miền núi của nước ta, tạo nên hệ thống đường giao thông cũn rất đa dạng: đường nhựa, bê tông, đường dải đá, đường sắt xen kẽ nhau. Đẻ đáp ứng nhu cầu phát triển của các vùng núi, nông thôn, nhu cầu đi lại hiện nay xe ô tô hai cầu chủ đọng được sử dụng ngày càng nhiều, do loại xe này có chức năng việt dã cao, có khả năng di chuyển trên đường gồ ghề, trơn trượt, đồi núi.
Điều kiện để xe chuyển động là độ bám giữa bánh xe với mặt đường. Lực bám lớn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status