Thiết kế dây chuyền nghiền mùn hữu cơ năng suất 10 tấn-Giờ - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT.2
1.1 Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).3
1.2 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt.4
CHƯƠNG II: NGUỒN PHÁT SINH, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT - KỸ THUẬT XỬ LÝ CTRSH.6
2.1 Nguồn phát sinh CTRSH.7
2.2 Thành phần CTRSH.8
2.3 Tính chất của CTRSH.10
2.4 Các kỹ thuật xử lý CTRSH.13
2.5 Quy trình sản xuất phân compost.16
2.6 Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH.19
CHƯƠNG III: CÁC LOẠI MÁY NGHIỀN - LỰA CHỌN MÁY NGHIỀN.20
3.1 Các khái niệm cơ bản về đập nghiền.21
3.1.1 Vai trò của đập nghiền.21
3.1.2 Các phương pháp đập nghiền cơ bản.21
3.2 Phân loại máy đập nghiền.23
3.2.1 Máy nghiền thô và trung bình.24
3.2.2 Máy nghiền mịn.29
3.3 Lựa chọn máy nghiền mùn hữu cơ.33
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MÁY NGHIỀN MÙN HỮU CƠ.36
4.1 Xác định công suất máy.37
4.2 Xác định tốc độ vòng của búa - Kích thước Rôto - Chọn động cơ.37
4.2.1 Khối lượng búa.38
4.2.2 Kích thước Rôto.40
4.2.3 Chọn động cơ.41
4.3 Thiết kế búa.41
4.4 Thiết kế bộ truyền đai.43
4.5 Thiết kế trục máy nghiền.51
4.5.1 Sơ đồ kết cấu.51
4.5.2 Các thành phần tác dụng lên trục.52
CHƯƠNG V. TÍNH TOÁN BĂNG TẢI NÂNG VẬT LIỆU LÊN CAO.57
5.1 Các thông số ban đầu.58
5.2 Chọn kết cấu băng tải.58
5.2.1 Băng.58
5.2.2 Trạm kéo băng.59
5.2.3 Trục lăn và giá đỡ trục.60
5.2.4 Tang dẫn động.61
5.2.5 Cơ cấp nhập và tháo liệu.61
5.3 Tính toán băng tải.63
5.4 Thiết kế bộ truyền xích cho băng tải.67
5.5 Thiết kế trục dẫn động băng tải.70
CHƯƠNG VI. LẮP RÁP - VẬN HÀNH - BẢO TRÌ.77
6.1 Tổng kết.78
6.2 Lắp ráp.78
6.3 Vận hành.79
6.4 Bảo trì - sửa chữa.79
KẾT LUẬN.80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.81
3.3 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Nguyên tắc lựa chọn công nghệ
- Tiếp cận với những công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm trong xử lý rác thải rắn ở trong và ngoài nước (phải hiểu rõ công nghệ trước khi chọn)
- Công nghệ đơn giản nhưng không lạc hậu, bảm đảm xử lý có hiệu quả, an toàn và không gây ô nhiểm môi trường.
- Giá thành có thể chấp nhận trong điều kiện địa phương
- Cố gắng tận thu những giá trị của chất thải rắn để tái tạo tài nguyên
Các tiêu chí cơ bản để đánh giá công nghệ khi lựa chọn
- Sự thích hợp với điều kiện thực tế địa phương (khối lượng, thành phần, tính chất CTR, điều kiện tự nhiên, tài chính, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm…v.v. )
- Tiêu chí môi trường: Mức độ và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường của công nghệ (dựa theo tiêu chí môi trường và đánh giá nhanh tác động môi trường)
- Tiêu chí kinh tế: Ý nghĩa thiết thực của công nghệ xử lý định chọn trong nền kinh tế quốc dân và riêng từng địa phương.
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công nghệ xử lý bao gồm:
+ Vốn đầu tư ban đầu
+ Chi phí vận hành
+ Hiệu quả và thời gian hoàn vốn của công trình xử lý
+ Số lượng việc làm được tạo ra
+ Mức tiêu thụ năng lượng điện, nước
+ Thời gian xây dựng và hoạt động
+ Công suất xử lý ở mức cao nhất và trung bình
+ Nhân công và mức độ cơ giới hóa sản xuất.





Chương IV




CÁC LOẠI MÁY NGHIỀN -
LỰA CHỌN MÁY NGHIỀN












4.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẬP NGHIỀN
a. Vai trò của đập nghiền
Đập nghiền vật liệu là quá trình làm cho các vật liệu rắn bị vỡ ra thành các vật liệu có kích thước nhỏ hơn.
Trong quá trình đập nghiền, dưới tác dụng của ngọai lực hạt vật liệu bị phá vỡ thành nhiều hạt vật liệu nhỏ hơn (làm tăng diện tích bề mặt riêng ) tạo điều kiện để dễ dàng hòan thành tốt các quá trình hóa lý xảy ra liên tiếp theo sau đó.
Khi đập nghiền phải tiêu tốn năng lượng để phá vỡ liên kết hóa học giữa các phân tử và tạo ra diện tích mới sinh của vật liệu. Lượng năng lượng này phụ thuộc vào các yếu tố như: hình dạng và kích thước hạt vật liệu, bản chất và cơ cấu hoạt động của các máy đập nghiền.
b. Các phương pháp đập nghiền cơ bản
Có 4 phương pháp cơ bản để làm thay đổi kích thước hạt vật liệu.
Va đập (impact): kết quả của sự va chạm tức thời của các vật liệu. Ở phương pháp này, các vật liệu chuyển động va chạm với nhau bị vỡ thành các hạt có kích thước nhỏ hơn hay vật liệu nằm trên một bề mặt rồi bị vật khác va chạm vào nó làm nó bị vỡ ra.
Mài (Attrition): vật liệu bị đập nhỏ nằm giữa 2 bề mặt chuyển động (thường là ngươc chiều), lực đập nghiền là lực ma sát.
Trượt (Shear): có 2 hình thức là cắt (trimming) và bổ (cleaving), vật liệu bị đập bởi các vật hình nêm tác động lên nó.
Ép (Compression): vật liệu bị kẹp giữa 2 mặt phẳng và bị ép bởi các lực tăng dần cho đến khi nó bị vỡ ra, ứng dụng trong máy đập hàm.


ngu3w3Q6UFOGtaS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status