Nghiên cứu tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM 3
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ 4
1.2.1 Phân loại ôtô 4
1.2.2 Cấu tạo chính của ôtô 5
1.3 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 7
1.3.1 Ly hợp ma sát 8
1.3.2 Hộp số cơ khí 9
1.3.3 Truyền động các đăng 12
1.3.4 Truyền lực chính và vi sai 13
1.4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
1.4.1 Mục đích 14
1.4.2 Nhiệm vụ 15
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu 15
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 18
2.1 LỰC VÀ MÔ MEN TÁC DỤNG LÊN Ô TÔ KHI CHUYỂN ĐỘNG 18
2.1.1 Các đường đặc tính của động cơ 18
2.1.2 Mô men chủ động 23
2.1.3 Các lực tác dụng lên ôtô 25
2.1.4 Các lực cản chuyển động của ô tô 28
2.2 TÍNH CHẤT ĐỘNG LỰC HỌC CỦA Ô TÔ 32
2.2.1 Cân bằng lực kéo và cân bằng công suất 32
2.2.2 Cân bằng công suất 37
2.3 NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC 40
2.3.1 Nhân tố động lực học ô tô 40
2.3.2 Đặc tính động lực học của ô tô 42
2.3.3. Sử dụng đường đặc tính động lực học của động cơ 44
2.4 QUÁ TRÌNH KHỞI HÀNH VÀ TĂNG TỐC CỦA Ô TÔ 56
Chương 3 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC LÝ THUYẾT 60
3.1 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 60
3.1.1 Đường đặc tính đặc tốc độ động cơ 62
3.1.2 Đường đặc tính tải trọng 63
3.2 ĐỒ THỊ CÂN BẰNG LỰC KÉO 64
3.3 ĐỒ THỊ CÂN BẰNG CÔNG SUẤT 67
3.4 ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC 69
3.6 ĐỒ THỊ GIA TỐC VÀ VẬN TỐC 70
3.7 ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN TĂNG TỐC 71
3.8 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 72
3.8.1 Giá trị lực kéo cực đại của ô tô 72
3.8.2 Góc dốc lớn nhất ma xe có thể vượt qua 73
3.8.3 Giá trị quãng đường và thời gian tăng tốc của ô tô 73
NHẬN XÉT CHUNG 74
Chuơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
4.1 KẾT LUẬN 75
4.2. ĐỀ NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76


Ô tô là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh tế và xã hội. Việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng của loại phương tiện này luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm giải quyết. Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành ô tô có nhiều bước nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao và an toàn hơn cho người sử dụng.

Tính chất động lực học của ô tô khi chuyển động là một trong những tính chất rất quan trọng, nó được thể hiện qua đặc tính động lực học, lực kéo, công suất kéo, các lực cản, nhân tố động lực học, thời gian và quãng đường tăng tốc, vận tốc, gia tốc, khi chuyển động trong điều kiện mặt đường khác nhau hay do tác động điều kiện như tăng giảm ga, quay vòng khi phanh. Tính chất động lực học của ô tô ảnh hưởng đến khả năng khởi hành và tăng tốc của ô tô, vận tốc trung bình, năng suất và giá thành vận chuyển, độ êm dịu và tính an toàn trong chuyển động. Việc tính toán chính xác các chỉ tiêu đánh giá tính động lực học của ô tô là một vấn đề rất khó thực hiện. Vì các chỉ tiêu này phụ thuốc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ngẫu nhiên.

Cùng với sự phát triển nhanh của ngành công nghệ thông tin và các thiết bị, phần mềm nghiên cứu ngày càng chính xác hơn, nên nhiều bài toán được giải quyết một cách nhanh chóng với độ chính xác cao giúp cho quá trình tính toán, thiết kế và chế tạo được thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển và đảm bảo được các yêu cầu của người sử dụng. Và ngày nay cũng đã có nhiều thiết bị và phương pháp thực nghiệm để có thể kiểm tra chất lượng và tình trạng kỹ thuật của xe trong quá trình sử dụng rất thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao giúp cho việc hiệu chỉnh thiết kế và chọn chế độ sử dụng cho các loại xe ô tô có hiệu quả.

Từ những yêu cầu đó, Dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy cô giáo tui hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu chức năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G’’. Với mục đích góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc lực chọn chế độ sử dụng hợp lý và đánh giá khả năng sử dụng.

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM

Hiện nay trên thế giới ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng đủ nhu cầu của con người và xã hội. Hiện nay khoảng ba phần tư số lượng ô tô được sản xuất chủ yếu tại Bắc Mỹ Tây Âu và Nhật Bản. Và ở Việt Nam một số công ty của các nước đó cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam như nhà máy ô tô Ford ở Hải Dương, công ty ô tô Toyota Việt Nam…

Cùng với sự phát triển kinh tế, nên nhu cầu sử dụng ô tô ở nước ta ngày càng tăng. Ôtô trở thành phương tiện đi lại và chuyên dụng phục vụ cho ngành kinh tế, thể thao giải trí quốc phòng an ninh… Hiện nay có khoảng trên 34 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô trong nước. Và nhiều hãng ô tô nước ngoài đang thăm dò ý định xây dựng dây chuyền lắp ráp tại Việt Nam.

Công việc sản xuất ôtô trong nước hiện nay của chúng ta cũng chỉ dừng lại ở công việc hàn, sơn, sản xuất một số linh kiện phụ tùng như ácquy, ghế, đèn trần, tay nắm cửa, lốp…Nên tỷ lệ nội địa vẫn còn thấp.

Theo ước tính của bộ công nghiệp nhu cầu về ô tô của Việt Nam đến khoảng 2020 là khoảng 239000 chiếc.

Và theo các nhà sản xuất ô tô nước ngoài thì một xe ô tô khoảng 24000 đến 30000 linh kiện nên không thể một công ty nào có thể sản xuất được hết cả nên phải phát triển các cơ sở sản xuất linh kiện phụ tùng.

Vì vậy chúng ta cần xúc tiến công cuộc sản xuất ô tô trong nước hay sản xuất phụ tùng linh kiện để đáp ứng được nhu cầu nội địa hoá ngành công nghiệp ô tô trong tương lai tới.

1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ

Ôtô là loại xe tự hành để chở hành hoá hay hành khách trên các loại đường bộ. Ngoài ra, trên ôtô có thể được trang bị các loại máy công tác để thực hiện các công việc chuyên dùng như cứu hoả, cứu thương, nâng chuyển,… Phạm vi của ô tô là rất rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế quốc phòng an ninh….

1.2.1 Phân loại ôtô

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chủng loại tuỳ từng trường hợp vào mục đích sử dụng khác nhau nên kết cấu các loại xe cũng khác nhau để nhằm phù hợp với công việc. Ta có thể phân loại ôtô theo những cách sau đây:

Theo công dụng:

Xe ôtô con là xe có sức chở người đến 9 người.

Xe ôtô khách là loại xe chỉ dùng để chở người trên 10 người.

Xe ôtô tải là loại xe chỉ dùng để chở hàng hoá, sức chở vài trăm kg trở lên. Và xe có rơmooc cũng được xếp vào loại xe này.

Xe chuyên dùng là xe có thiết bị và trang bị đặc biệt và trang bị những thiết bị chuyên dùng để đáp ứng một hay một vài mục địch nào đó.

Theo số cầu chủ động:

Xe ôtô có một cầu chủ động: Đây là loại xe thông dụng hay dùng ở các nơi có đường xá tốt, các thành phố.

Xe có nhiều cầu chủ động: Những loại xe này có chức năng ưu việt hơn loại xe một cầu chủ động, hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau, các loại xe này có hai hay nhiều cầu chủ động.

Theo dạng nhiêu liệu tiêu thụ:

Xe ôtô dùng nhiêu liệu xăng.

Xe ôtô dùng nhiên liệu diezel.

Xe ôtô dùng khí gas.

Xe ôtô dùng điện, hay các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời….

1.2.2 Cấu tạo chính của ôtô

Cấu tạo Ôtô bộ phận chính có chức năng giống nhau. Các bộ phận và hệ thống chính của ôtô máy kéo gồm: Động cơ, hệ thống truyền lực (Ly hợp, hộp số, truyền lực cacđăng, cầu chủ động), hệ thống di động, hệ thống treo, hệ thống điều khiển gồm hệ thống lái và hệ thống phanh, trang bị điện và các trang bị làm việc khác.

+ Động cơ là nguồn động lực trên ôtô máy kéo. Hiện nay động cơ đốt trong dùng nhiên liệu lỏng hay nhiên liệu khí được sử dụng chủ yếu trên ôtô. Động cơ là một bộ phận quan trọng của ôtô dùng để tạo ra nguồn năng lượng cho xe hoạt động và có thể truyền một phần hay toàn bộ công suất của động cơ đến bộ phận làm việc của máy công tác liên kết với chúng.

+ Hệ thống truyền lực (HTTL) là tổ hợp của một loạt các cơ cấu và hệ thống nhằm truyền mômen quay từ trục khuỷu động cơ đến bánh chủ động của ôtô, máy kéo. HTTL còn có tác dụng nhằm biến đổi về trị số và chiều của mômen quay truyền, cho phép ôtô dừng tại chỗ lâu dài mà động cơ vẫn làm việc. Phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của xe máy cụ thể mà trong hệ thống truyền lực của ôtô có thể có một hai hay nhiều cầu chủ động.

Cầu chủ động là tổ hợp của các cụm máy và cơ cấu cho phép các bánh chủ động quay với tốc độ khác nhau để bảo đảm các bánh lăn êm dịu trên mặt đường không bằng phẳng hay khi đi vào đường vòng, nó còn làm tăng tỷ số truyền chung cho hệ thống truyền lực và liên kết bánh xe với khung máy.

Truyền lực cacđăng dùng để truyền mômen từ hộp số hay hộp phân phối đến các cầu chủ động của ôtô máy kéo, hay từ truy



V1Za32KDrqAq67x
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status