Khảo sát Hệ thống đánh lửa động cơ 2GR- FE lắp trên xe Camry 2007 - pdf 11

Download Đề tài Khảo sát Hệ thống đánh lửa động cơ 2GR- FE lắp trên xe Camry 2007 miễn phí

Lời nói đầu 3
Các ký hiệu viết tắt 4
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Mục đích. 5
1.2. Ý nghĩa . 5
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 6
2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống đánh lửa 6
2.1.1. Nhiệm vụ 6
2.1.2. Yêu cầu 6
2.1.3. Phân loại 6
2.2. Lý thuyết chung về hệ thống đánh lửa 8
2.2.1. Giai đoạn tăng dòng sơ cấp khi KK’ đóng 9
2.2.2. Giai đoạn gắt dòng sơ cấp 12
2.2.3. Giai đoạn phóng điện cực bugi 13
2.3. Giới thiệu sơ lược về hệ thống đánh lửa. 16
2.3.1. Hệ thống đánh lửa thường. 16
2.3.2. Hệ thống đánh lửa bán dẫn 17
2.4. Các thông số cơ bản của hệ thống đánh lửa 26
2.4.1. Hiệu điện thế thức cấp cực đại 26
2.4.2. Hiệu điện thế đánh lửa Uđl 26
2.4.3. Góc đánh lửa sớm đl 26
2.4.4. Hệ số dự trữ Kdt 27
2.4.5. Năng lượng dự trữ Wdt 27
2.4.6. Tốc độ biến thiên của hiệu điện thế thứ cấp 28
2.4.7. Tần số và chu kỳ đánh lửa 28
2.4.8. Năng lượng tia lửa và thời gian phóng điện 29
III. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ 2GR- FE 30
3.1. Giới thiệu về động cơ 30
3.1.1. Thông số kỹ thuật động cơ 2GR- FE 30
3.1.2. Đặc điểm chung trên động cơ 2GR- FE 31
3.2. Hệ thống đánh lửa động cơ 2GR- FE 41
3.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống đánh lửa động cơ 2GR- FE 41
3.2.2. Cấu tạo một số thiết bị của hệ thống đánh lửa trực tiếp trên động cơ 2GR- FE 42
3.2.3. Nguyên lý và mạch điện các cảm biến trên động cơ 2GR- FE 48
3.2.4. Bộ điều khiển điện tử ECU 56
3.2.5. Điều khiển đánh lửa 57
3.2.6. Khiểm tra thông số của hệ thống đánh lửa 65
IV. CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 69
4.1. Chẩn đoán khắc phục hư hỏng theo bảng mã 69
4.2. Chẩn đoán hư hỏng theo máy quét mã lỗi 74
4.3. Chẩn đoán hư hỏng theo tình trạng động cơ 80
V. KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
a. Thời gian tia lửa điện dung, b. Thời gian tia lửa điện cảm.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã xác định được rằng: Tia lửa điện có hai phần rõ rệt: phần điện dung và phần điện cảm.
Phần điện dung xuất hiện trước, vào thời điểm đầu của quá trình phóng điện. Đó là sự phóng tĩnh điện do năng lượng của điện trường tích luỹ trong điện dung C1 và C2 của hệ thống đánh lửa, tia lửa điện dung có màu xanh lam và rất chói do nhiệt độ của nó cao tới 10000OC. Thế hiệu cao và dòng điện phóng rất lớn nên công suất tức thời của nó cũng khá lớn (có thể đạt đến hàng chục kW). Tuy nhiên, thời gian tồn tại tia lửa này rất ngắn (<1s) nên năng lượng điện trường cũng không lớn lắm.
Đặc trưng của phần tia lửa điện dung là có tiếng nổ lách tách, tần số dao động lớn tới (106...107) Hz, nên gây nhiễu xạ vô tuyến mạnh.
Tia lửa điện dung làm điện thế U2 giảm đột ngột, chỉ còn khoảng 1500...2000V. Vì tia lửa xuất hiện trước khi U2 đạt giá trị cực đại, nên phần tia lửa điện dung chỉ tiêu tốn một phần năng lượng của từ trường tích luỹ trong biến áp đánh lửa là:
(2. 14).
Trong đó: . (2. 15).
Phần năng lượng còn lại được tiếp tục phóng qua khe hở bugi dưới dạng tia lửa điện cảm hay còn gọi là đuôi lửa. Do U2 đã giảm nhiều nên dòng phóng lúc này cũng rất nhỏ, chỉ khoảng (80...100)mA. Tia lửa điện cảm có màu tím nhạt-vàng, kéo dài khoảng vài s đến vài ms, phụ thuộc vào giá trị năng lượng điện cảm tích luỹ trong mạch sơ cấp:
. (2. 16).
Trong điều kiện thực tế, tia lửa có thể chỉ có phần điện dung hay điện cảm thuần túy hay hỗn hợp cả hai phần, tuỳ từng trường hợp vào các thông số của hệ thống đánh lửa. và các điều kiện vật lý khi xuất hiện tia lửa. Nói chung các xoáy khí hình thành trong buồng cháy ở số vòng quay cao của động cơ, cản trở việc tạo thành phần điện cảm của tia lửa.
Đuôi lửa có tác dụng tốt khi khởi động động cơ nguội. Vì khi khởi động nhiên liệu bốc hơi kém, khó cháy. Nên khi nhiên liệu đã bén lửa của phần điện dung, nó sẽ bốc hơi và hoà trộn tiếp, đuôi lửa sau đó sẽ đốt cho nhiên liệu cháy hết.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status