qui trình công nghệ chế tạo và lắp ráp xe ôtô khách thành phố 40 chỗ trên khung chassi cơ sở Hyundai County - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC : 02
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN. 03
1.1 Tổng quan về tình hình lắp ráp xe ở Việt Nam. 03
1.2 Tổng quan về Công Ty CPCK-XDGT TRACOMECO. 06
1.3 Công suất của nhà máy, chọn hình thức lẳp ráp : 06
1.4 Giới thiệu sơ đồ mặt bằng xưởng lắp ráp : 06
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ ĐỂ THIẾT LẬP QTCN CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP. 07
2.1 Giới thiệu xe khách thành phố HCM B40 07
2.1.1 Giới thiệu chassi cơ sở : 07
2.1.2 Đặc tính kỹ thuật xe HCM B40 : 08
2.1.3 Các hạng mục chế tạo trong nước : 09
2.1.4 Các hạng mục nhập khẩu và bảng qui cách vật liệu : 11
2.2 Thiết lập sơ đồ khối tổng quát cho QTCN chế tạo và lắp ráp : 13
CHƯƠNG 3 : THIẾT LẬP QTCN CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP : 17
3.1 Phương pháp hàn MIG và chế độ hàn : 17
3.2 Phương pháp hàn điện và chế độ hàn: 19
3.3 Giới thiệu sơ đồ nguyên công QTCN chế tạo và lắp ráp : 19
3.4 Thiết lập QTCN chế tạo và lắp ráp : 20
3.4.1 Chế tạo khung xương : 24
3.4.2 Bọc vỏ khung xương : 39
3.4.3 Sơn xe : 42
3.4.4 Chế tạo ghế hành khách : 44
3.4.5 Chế tạo tay vịn hành khách đứng : 47
3.4.6 Qui trình công nghệ lắp ráp : 50
3.5 Công tác kiểm tra : 62
CHƯƠNG 4 : KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE XUẤT XƯỞNG : 65
4.1 Kiểm tra tổng thể : 66
4.2 Kiểm tra gầm xe : 71
4.3 Kiểm tra buồng lái và khoang hành khách : 77
4.4 Kiểm tra trên thiết bị : 84
4.5 Kiểm tra chạy thử trên đường : 85
*KẾT LUẬN : 87
*TÀI LIỆU THAM KHẢO : 88

Trong những năm gần đây, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế, bên cạnh những thay đổi tích cực về kinh tế còn có thể nhận thấy chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông được cải thiện. Lúc này, Công nghiệp ôtô ngoài nhiệm vụ cơ bản là phục vụ kinh tế còn mang thêm một nhiệm vụ mới: phục vụ cho nhu cầu đi lại, giải trí của người dân. Chính vì vậy, việc xây dựng những dây chuyền để chế tạo và lắp ráp xe Bus phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân là thiết thực và hoàn toàn cần thiết.

Đặc biệt, nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại ở các tuyến đường có lòng đường nhỏ, số lượng luân chuyển hành khách lớn, xe cộ đông thì việc thiết kế QTCN chế tạo và lắp ráp xe bus cở nhỏ là hoàn toàn cần thiết và đây cũng là nội dung thiết thực của đề tài này.

Luận Văn Tốt Nghiệp là học phần cuối trong chương trình đào tạo Kỹ sư ôtô của Bộ Môn Cơ Khí ôtô thuộc Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh. Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát và toàn diện về tính toán thiết kế, phục vụ cho công tác thực tế sau này.

Thực hiện đề tài: " Lập qui trình công nghệ chế tạo và lắp ráp xe ôtô khách thành phố 40 chỗ trên khung chassi cơ sở Hyundai County". Đây là một đề tài lớn, đòi hỏi một lượng kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực và tương đối mới đối với em. Trong suốt hơn 2 tháng thực hiện đề tài, dù rất cố gắng nhưng bản thân em đều nhận thấy trong nội dung thuyết minh đã thực hiện vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Em rất mong có được sự góp ý, nhận xét của quí thầy cô, công ty và các bạn để khắc phục những khuyết điểm của mình; để đề tài hoàn thiện hơn và có khả năng ứng dụng vào thực tế sản xuất.


Tình hình lắp ráp xe ở Việt Nam vẫn đang tồn tại khá nhiều dạng. Trước tình hình kinh tế của đất nước phát triển, nhu cầu chuyên chở hàng hóa và hành khách đang là sức ép đối với ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp xe trong nước. Tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong nước thì chưa đủ do khả năng chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn và thuế xuất nhập khẩu.

Tùy theo mức độ phức tạp và chuyên môn hóa mà ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp ôtô của Việt Nam tồn tại các hình thức lắp ráp như sau:

a)- Phương pháp lắp ráp dạng CBU:

Xe được nhập về dưới dạng nguyên chiếc, các cụm chi tiết, khung gầm, thùng vỏ, cabin đã được lắp ráp, liên kết và sơn hoàn chỉnh. Mức độ phức tạp không có.

b)- Phương pháp lắp ráp dạng SKD:

Phương pháp này lắp ráp từ các chi tiết là các cụm bán tổng thành được nhập từ nước ngoài hoàn toàn. Tại nơi lắp ráp sẽ được tiến hành lắp thành từng cụm tổng thành và cuối cùng hoàn chỉnh thành sản phẩm. Một số chi tiết phụ tùng trong quá trình lắp sẽ do trong nước sản xuất. Phương pháp này có độ phức tạp cao h?n phương pháp lắp ráp dạng CBU.

c)- Phương pháp lắp ráp dạng CKD:

Ở phương pháp này, các cụm chi tiết được nhập về có mức độ tháo rời cao hơn ở phương pháp dạng SKD và chưa sơn. Vì vậy, các xí nghiệp lắp ráp phải trang bị các dây chuyền hàn và sơn. Phương pháp này được chia làm hai loại CKD1 và CKD2 với mức độ khó tăng dần. Đặc điểm của hai dạng phương pháp lắp ráp này như sau:

1. Dạng CKD1:

* Cabin hay thân xe: Các chi tiết kim loại ở 6 mặt (mui, mặt trước, mặt sau, hai mặt bên và sàn ) được nhập từ nước ngoài với tình trạng tháo rời đã qua sơn lót , việc lắp ráp cuối cùng (bằng hàn) làm ở cơ sở sản xuất. Việc sơn xe sẽ được thực hiện tại chỗ sau khi hàn.

* Khung chassi: Các bộ phận sẽ nhập từ nước ngoài ở tình trạng tháo rời đã sơn lót và việc lắp ráp cuối cùng sẽ được thực hiện tại cơ sở sản xuất. Động cơ và hệ thống truyền động: Được nhập từng cụm riêng biệt và việc lắp ráp lại với nhau sẽ được thực hiện tại cơ sở sản xuất.

* Trục :

+ Trục trước: Ổ trục và tang phanh sẽ được cung cấp ở tình trạng đã lắp nhưng không được lắp vào trục giữa và việc lắp ghép sẽ làm tại chỗ.

+ Trục bên: Ổ trục và tang phanh sẽ được cung cấp ở tình trạng đã lắp nhưng không được lắp ghép với trục vi sai và việc lắp ghép sẽ làm tại chỗ.

* Bánh xe và xăm lốp: Sẽ cung cấp ở tình trạng đã lắp sẵn và việc lắp ráp cabin và sàn xe sẽ làm tại chỗ. Ống, dây nối, ống mềm được cung cấp tách riêng khỏi khung.

2. Dạng CKD2:

* Cabin hay thân xe: mức độ rời rạc cao hơn dạng CKD1, các mảng rời rạc chưa qua sơn lót. Cơ sở sản xuất phải trang bị công nghệ hàn và công nghệ sơn.

* Khung gầm: Các phần kèm theo (Công xôn, gân, bản lề…) sẽ được cung cấp ở dang rời rạc từng cụm và sẽ được lắp ráp tại cơ sở sản xuất. Việc sơn sẽ do nhà cung cấp làm.

* Động cơ và hệ thống truyền động: Các bộ phận điện và bộ phận kèm theo (máy đổi chiều, lọc khí, quạt làm mát,…) sẽ được cung cấp dạng rời.

* Trục:

+ Trục trước: tương tự như dạng CKD1.

+ Trục bên: Trục vi sai hai bên sẽ được cung cấp rời và việc lắp ráp chúng sẽ được tiến hành tại cơ sở sản xuất.

* Bánh xe và xăm lốp: Sẽ được cung cấp riêng và sẽ được lắp tại cơ sở sản xuất.

* Bộ phận bên trong: Khung và đệm ghế được cung cấp rời, đệm lót được cung cấp rời. Ống, dây nối, ống mềm: Được cung cấp tách riêng khỏi khung.

@ Phân biệt giữa phương pháp lắp ráp dạng CKD1 và CKD2:

Td3oIs8AD9rOE6X
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status