Tuyến ống vận chuyển khí hai pha từ Nam Côn Sơn đến Dinh Cố - pdf 11

Download Đề tài Nghiên cứu tuyến ống vận chuyển khí hai pha từ Nam Côn Sơn đến Dinh Cố miễn phí


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THU GOM VẬN CHUYỂN KHÍ BẰNG ĐƯỜNG ỐNG 3
1.1. Mạng lưới đường ống dẫn khí Việt Nam 3
1.1.1. Hệ thống Rạng Đông - Bạch Hổ - Phú Mỹ gồm: 3
1.1.2. Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 4
1.1.3. Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Mỹ Xuân - Gò Dầu 5
1.1.4. Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau 5
1.1.5. Hệ thống đường ống Lô B - Ô Môn 5
1.2. Điều kiện làm việc của hệ thống đường ống 5
1.3. Phân loại khí 7
1.4. Cơ sở lựa chọn hệ thống đường ống thu gom và phân phối khí thiên nhiên 9
1.5. Sơ đồ đường ống thu gom, vận chuyển khí thiên nhiên 9
1. 6. Hệ thống đường ống phân phối khí cơ bản 12
CHƯƠNG 2 CÁC BƯỚC CƠ BẢN XÂY DỰNG TUYẾN ỐNG NCSP - DINH CỐ 14
2.1. Giới thiệu về đường ống Nam Côn Sơn - Dinh Cố 14
2.2. Các bước cơ bản xây dựng tuyến ống NCSP - Dinh Cố 15
2.2.1. Công tác khảo sát tuyến ống 16
2.2.2. Tính toán công nghệ cho tuyến ống 17
2.3.3. Xây lắp, thi công tuyến ống NCSP - Dinh Cố 38
CHƯƠNG 3 TOÁN CÔNG NGHỆ CHO TUYẾN ỐNG NCS - DINH CỐ 47
3.1. Tính độ bền cho tuyến ống 47
3.2. Tính toán nhiệt 48
3.3. Tính toán thủy lực 50
CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ CÔNG TÁC AN TOÀN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG 52
4.1. Công tác hoàn thiện trước khi nghiệm thu 52
4.2. Bộ phận kỹ thuật nghiệm thu công trình xây dựng tuyến ống ngầm 52
4.3. Phần kiểm tra, giám sát trong công trình 52
4.4. Bộ phận giám sát và nghiệm thu công trình 53
4.5. Qui tắc hướng dẫn an toàn 53
4.6. An toàn lao động trong thi công 53
4.6.1. An toàn cho công tác thi công trên bãi lắp ráp 54
4.6.2. An toàn cho công tác thi công trên biển 55
4.7. Các biện pháp an toàn và phòng chống khi thời tiết xấu 57
4.8. Các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống sự cố và tai nạn lao động 58
4.8.1. Công tác an toàn chung cho người và thiết bị 58
4.8.2. Các qui trình an toàn lao động bảo vệ người và thiết bị sử dụng khi làm việc 59
4.8.3. Qui trình an toàn đối với thợ lắp ráp 60
4.9. Bảo vệ môi trường 61
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC
THU GOM VẬN CHUYỂN KHÍ BẰNG ĐƯỜNG ỐNG

1.1. Mạng lưới đường ống dẫn khí Việt Nam
Ở việt nam khí được sử dụng trên quy mô công nghiệp vào năm 1981 khi mỏ khí Tiền Hải C Thái Bình được đưa vào khai thác góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương. Tuy nhiên thời gian này lượng khí khai thác không nhiều vùa chưa hình thành ngành công nghiệp khí. Tháng 4 năm 1995 có thể coi là cột mốc đánh dấu sự hình thành ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ được chính thức đưa vào hoạt động. Đến nay, đã trở thành một trong những ngành quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và đóng góp ngày càng lớn cho ngành dầu khí nói riêng và cho đất nước nói chung.

Hinh 1.1: Mạng lưới hệ thống đường ống dẫn khí phía nam
1.1.1. Hệ thống Rạng Đông - Bạch Hổ - Phú Mỹ gồm:
- Đường ống ngoài khơi Rạng Đông - Bạch Hổ được nói từ mỏ Rạng Đông về mỏ Bạch Hổ, được đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2002. Đường ống vận chuyển khí hai pha, đường kính ống 16 inch với tổng chiều dài 46,5 km, áp suất làm việc 60 barg. Công suất thiết kế của đường ống là 1,5 tỷ m3 khí/năm có tính tới các nguồn khí từ các mỏ lân cận thuộc Bể Cửu Long như Emeral, Ruby, Phương Đông, Pearl… Trong giai đoạn đầu đường ống Rạng Đông - Bạch Hổ đã vận hành với lưu lượng khoảng 0,5 tỷ m3 khí/năm.
- Đường ống Bạch Hổ - Nhà máy chế biến Dinh Cố có đường kính 16 inch với tổng chiều dài 116 km (đường ống ngoài biển là 107 km, đường ống trên bờ là 9 km). Đường ống vận chuyển hai pha với áp suất làm việc 115 barg.
- Nhà máy chế biến Dinh Cố có công suất xử lý, chế biến 2 tỷ m3 khí/năm.
- Đường ống khí từ Dinh Cố đến Phú Mỹ có đường kính 16 inch (từ Dinh Cố đến Bà Rịa) và 17 inch (đoạn từ Bà Rịa đến Phú Mỹ) với tổng chiều dài là 35 km. Đường ống vận chuyển một pha với áp suất làm việc là 45 Barg.
Hiện nay, hệ thống Rạng Đông - Bạch Hổ - Phú Mỹ hàng ngày vận chuyển vào bờ và xử lý khoảng 5,5 triệu m3 khí ẩm (tương đương khoảng 2 tỷ m3/năm), cung cấp trên 5 triệu m3 khí khô/ngày cho các nhà máy điện, đạm ở Bà Rịa - Phú Mỹ, hàng năm cung cấp khoảng 130.000 - 150.000 tấn condensate và khoảng 350.000 tấn khí hóa lỏng (LPG) cho nhu cầu trong nước. Tính đến hết năm 2006, hệ thống này đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân khoảng 18 tỷ m3 khí khô, 2,5 triệu tấn LPG và trên 1 triệu tấn condensate.
1.1.2. Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn

Hình 1.2: Đường ống Nam Côn Sơn
- Đường ống với tổng chiều dài 398 km, được phân theo các giai đoạn sau:
+ Đường ống đẫn khí ngoài khơi có đường kính 26 inch với tổng chiều dài 361 km nối từ Mỏ Lan Tây thuộc lô 06.1 đến điểm tiếp bờ Long Hải; đường ống vận chuyển hai pha, áp suất thiết kế 160 barg. Để dự phòng đầu nối các mỏ khí khác thuộc Bể Nam Côn Sơn trong tương lai, dọc đường ống ngoài khơi Nam Côn Sơn bố trí các đầu chờ.
+ Đường ống dẫn khí trên bờ đoạn nối tiếp từ điểm tiếp bờ Long Hải đến trạm xử lý Dinh Cố có đường kinh 26 inch với chiều dài 9 km, đường ống vận chuyển hai pha, áp suất thiết kế 160 barg.
+ Đường ống trên bờ đoạn nối từ Trạm xử lý Dinh Cố đến trung tâm phân phối khí Phú Mỹ có đường kính 30 inch với chiều dài 28 km, đường ống vận chuyển một pha, áp suất thiết kế nhỏ nhất 70 barg.
- Trạm xử lý Dinh Cố: có công suất xử lý khí trong giai đoạn 1 là 10,048 triệu m3/ngày
Công suất vận chuyển của hệ thống đường ống Nam Côn Sơn theo thiết kế khoảng 7 tỷ m3/năm
1.1.3. Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Mỹ Xuân - Gò Dầu
Hệ thống phân phối khí thấp áp Phú Mỹ - Mỹ Xuân - Gò Dầu nhận khí từ bể Cửu Long và Nam Côn Sơn sau trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, cung cấp cho các hộ tiêu thụ thuộc các khu công nghiệp Phú Mỹ - Mỹ Xuân - Gò Dầu. Đường ống chính của hệ thống này có đường kính 12 inch, chiều dài 7 km, áp suất 10 barg, công suất thiết kế tối đa 1 tỷ m3/năm. Hệ thống đã đưa vào vận hành chính thức năm 2003 với lưu lượng vận chuyển hiện nay khoảng 0,3 tỷ m3/năm.
Như vậy, hiện tại khu vực Đông Nam Bộ có hai hệ thống đường ống khí chính là hệ thong đường ống Bạch Hổ và Nam Côn Sơn, hai hệ thống đường ống này hiện tại cung cấp khoảng 5,5 tỷ m3 khí khai thác từ cá mỏ dầu khí thuộc bể Cưu Long và mỏ Nam Côn Sơn cho thị trường Đông Nam Bộ cũng như cốt lõi của toàn bộ ngành công nghiệp khí khu vực này.
1.1.4. Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau
Đường ống dẫn khí Lô PM3 CAA - Cà Mau công suất 2 tỷ m3 khí/năm, đường kính 18 inch, chiều dài 325 km, áp suất vận hành 140 barg (ngoài khơi) và 60 barg (trên bờ). Hệ thống này được đưa vào vận hành và vận chuyển khí từ khu vực PM3 CAA giữa việt Nam và Malaysia về cung cấp cho các nhà máy điện Cà Mau.
1.1.5. Hệ thống đường ống Lô B - Ô Môn
Hệ thống đường ống Lô B - Ô Môn Đang được triển khai để cung cấp khí cho trung tâm điện lực ô môn và các hộ tiêu thụ khác thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đường ống dự kiến có chiều dài khoảng 400 km, đường kính 28 inch, công suất thiết kế 6 tỷ m3/năm. Dự kiến vận hành cuối 2011.
1.2. Điều kiện làm việc của hệ thống đường ống
Theo lịch sử phát triển công nghiệp khí thiên nhiên, sự phát triển của nó đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống ống dẫn, đây là phương tiện vận chuyển rẻ tiền và an toàn nhất, so với khoản chi phí đầu tư nén ép hay hóa lỏng, nhưng nó cũng là một trong các yếu tố kìm hãm sự phát triển nền công nghiệp khí. Các đường ống vận chuyển có thể là ống dân dụng (phục vụ cho dân sinh) hay ống công nghệ (phục vụ cho sản xuất công nghiệp), chuyển tải các thể khí, lỏng, bọt… Các ống làm việc trong những điều kiện rất phức tạp. Ngoài điều kiện thiên nhiên tác động như: sóng, gió, áp lực nền đất… Ống chịu tác dụng của áp suất từ 0,01 ÷ 2500 (kG/cm2) hay cao hơn, nhiệt độ: - 150 + 7000C hay cao hơn, chịu tải trọng thường xuyên của trọng lượng bản thân ống, các thiết bị phụ trợ… Ngoài ra trong ống có thể sinh ra những tải trọng chu kì do bị đốt nóng không đều, sức níu của các ổ tựa… Vì vậy mọi tuyến ống đều phải thiết kế cận thận trên cơ sở tính toán thủy lực, nhiệt, bền đảm bảo những yêu cầu về an toàn, chất lượng:
- Hệ thống phải kín tuyệt đối
- Vận chuyển hỗn hợp các sản phẩm giếng ở khoảng cách nhất định
- Thu gom riêng biệt các sản phẩm ngậm nước và không ngậm nước
- Sử dụng và tận dụng tối đa khí hydrocacbon khi thác được
- Tách dầu từng bậc sao cho khí tách ra có thể vận chuyển mà không cần sử dụng máy nén
- Đo lượng chất lỏng (dầu, nước) và khí của từng giếng khai thác
- Vận chuyển khí tới nơi tiêu thụ
- Tập trung hóa tối đa các công trình giảm số lượng
Để xây dựng phần ống dẫn của hệ thống ống dẫn khí người ta dùng các ống nguyên, ống hàn (ống thẳng và xoắn ốc) ở bảng 1.1

RHtEjWXvXc92tOn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status