Nghiên cứu kỹ thuật phân tích gene SOD1 ở tế bào ối của bà mẹ mang thai nghi hội chứng Down - pdf 11

Download Đề tài Nghiên cứu kỹ thuật phân tích gene SOD1 ở tế bào ối của bà mẹ mang thai nghi hội chứng Down miễn phí



ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền y học hiện đại đã phát hiện và điều trị được rất nhiều bệnh, nâng cao chất lượng sức khỏe của con người. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều bệnh nan y chưa tìm ra phương pháp chữa trị, trong đó các bệnh di truyền vẫn là một trong những bài toán khó giải đối với nền y học. Một trong những bệnh di truyền đang được quan tâm rất nhiều hiện này là hội chứng Down ( Down syndrome ).
Hội chứng Down là hội chứng hay gặp nhất trong các hội chứng có biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể. Các hậu quả do hội chứng Down gây ra cho con người là rất lớn : sảy thai, sinh con mang dị tật, trẻ sơ sinh chết sớm, trí tuệ chậm phát triển và vô sinh. Những người mang hội chứng Down cũng đã trở thành những gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp chữa trị hội chứng Down mà mới chỉ có thể hạn chế trẻ mang hội chứng Down bằng phương pháp chẩn đoán trước sinh. Phương pháp để phát hiện hội chứng Down phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là sử dụng Tripple test và siêu âm thai nhi, sau đó lập karyotype để xác định trisome 21 ( tam nhiễm nhiễm sắc thể 21 ). Nhưng phương pháp này hiện nay thường cho kết quả để phát hiện hội chứng Down với độ chính xác chưa đạt được 100% [2].
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện nay, kỹ thuật PCR đang được áp dụng rất rộng rãi trong nền y học hiện đại. Kỹ thuật PCR được Kary Mullis tìm ra đã giúp các nghiên cứu về DNA nói riêng, về sinh học phân tử nói chung đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Nhờ phản ứng này, một đoạn DNA ở một vùng bất kỳ trong bộ gene được khuếch đại lên rất nhiều lần khi trình tự nucleotide ở hai đầu đoạn DNA đó đã biết. Dựa vào trình tự đó, các cặp oligonucleotide được tổng hợp nhân tạo, mỗi oligo tạo liên kết bổ sung với từng sợi đơn. Chúng được sử dụng làm mồi để tổng hợp DNA trong in vitro nhờ enzyme DNA polymerase. Đặc biệt phản ứng PCR chỉ đòi hỏi một lượng DNA làm khuôn ban đầu rất nhỏ (khoảng 10-3 μg). Điều này đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối với việc phát hiện những mẫu DNA ít như chẩn đoán nhiễm khuẩn trong y học, xác định tội phạm gây án trong kỹ thuật hình sự, khi mà DNA thu được từ các mẫu thường rất ít.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-1692/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền y học hiện đại đã phát hiện và điều trị được rất nhiều bệnh, nâng cao chất
lượng sức khỏe của con người. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều bệnh nan y chưa tìm
ra phương pháp chữa trị, trong đó các bệnh di truyền vẫn là một trong những bài
toán khó giải đối với nền y học. Một trong những bệnh di truyền đang được quan
tâm rất nhiều hiện này là hội chứng Down ( Down syndrome ).
Hội chứng Down là hội chứng hay gặp nhất trong các hội chứng có biểu hiện
rối loạn nhiễm sắc thể. Các hậu quả do hội chứng Down gây ra cho con người là
rất lớn : sảy thai, sinh con mang dị tật, trẻ sơ sinh chết sớm, trí tuệ chậm phát triển
và vô sinh. Những người mang hội chứng Down cũng đã trở thành những gánh
nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được phương
pháp chữa trị hội chứng Down mà mới chỉ có thể hạn chế trẻ mang hội chứng
Down bằng phương pháp chẩn đoán trước sinh. Phương pháp để phát hiện hội
chứng Down phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là sử dụng Tripple test và siêu âm
thai nhi, sau đó lập karyotype để xác định trisome 21 ( tam nhiễm nhiễm sắc thể
21 ). Nhưng phương pháp này hiện nay thường cho kết quả để phát hiện hội chứng
Down với độ chính xác chưa đạt được 100% [2].
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện nay, kỹ thuật PCR
đang được áp dụng rất rộng rãi trong nền y học hiện đại. Kỹ thuật PCR được Kary
Mullis tìm ra đã giúp các nghiên cứu về DNA nói riêng, về sinh học phân tử nói
chung đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Nhờ phản ứng này, một đoạn
DNA ở một vùng bất kỳ trong bộ gene được khuếch đại lên rất nhiều lần khi trình
tự nucleotide ở hai đầu đoạn DNA đó đã biết. Dựa vào trình tự đó, các cặp
oligonucleotide được tổng hợp nhân tạo, mỗi oligo tạo liên kết bổ sung với từng
2
sợi đơn. Chúng được sử dụng làm mồi để tổng hợp DNA trong in vitro nhờ
enzyme DNA polymerase. Đặc biệt phản ứng PCR chỉ đòi hỏi một lượng DNA
làm khuôn ban đầu rất nhỏ (khoảng 10-3 µg). Điều này đặc biệt quan trọng và có ý
nghĩa đối với việc phát hiện những mẫu DNA ít như chẩn đoán nhiễm khuẩn trong
y học, xác định tội phạm gây án trong kỹ thuật hình sự, khi mà DNA thu được từ
các mẫu thường rất ít.
Hiện nay chúng ta đã tìm ra được rất nhiều gene nằm trên nhiễm sắc thể 21
có liên quan đến hội chứng Down, trong đó có 1 gene rất quan trọng là gene SOD1
( Superoxide Dismutase 1 hay Cu/Zn Superoxide Dismutase ). gene SOD -1 nằm
trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 21, quy định tổng hợp enzyme SOD -1. Enzym
SOD -1 nằm trong bào tương của các tế bào Eukaryota, có chức năng chống oxi
hóa bằng cách chuyển O2
-
thành H2O2 , sau đó enzym Catalase hay Glutathione
peroxidase (GPx) sẽ chuyển H2O2 thành O2 và H2O. Người mắc hội chứng Down
có thêm 1 nhiễm sắc thể 21, nên lượng enzyme SOD -1 được tổng hợp nhiều hơn
bình thường (gấp 1,5 lần), do đó lượng sản phẩm chuyển hóa của nó cũng tăng
theo. Thông thường ở hầu hết các mô thì sự tăng enzyme SOD-1 thường kéo theo
các enzyme Catalase và GPx tăng theo tương ứng. Nhưng trong các tế bào thần
kinh thì không có sự tăng theo của 2 enzyme trên, chính vì vậy dẫn đến dư thừa
lượng H2O2 trong các tế bào thần kinh, dẫn đến thoái hóa và phá hủy tế bào thần
kinh. Tạo ra các biểu hiện lâm sàng của hội chứng Down như: đần độn, IQ thấp
(dưới 50), tỷ lệ mắc Alzheimer’s cao ở độ tuổi trung niên [16,17]. Vì vậy, chúng
tui thực hiện đề tài “ Chuẩn hóa kỹ thuật phân tích gene SOD1 ở tế bào ối bà
mẹ mang thai nghi hội chứng Down ” với mục tiêu :
1. Chuẩn hóa quy trình tách chiết DNA từ tế bào ối của bà mẹ mang thai.
2. Tối ưu hóa phản ứng PCR ( nồng độ DNA khuôn, chu trình nhiệt ) với
gene SOD1 ở bệnh nhân mang hội chứng Down với bệnh nhân chứng.
3
CHƢƠNG I : TỔNG QUAN
1.Bệnh sử hội chứng Down :
1.1.Lịch sử nghiên cứu hội chứng Down :
Hội chứng Down hay gặp nhất trong các hội chứng có biểu hiện rối loạn NST
ở trẻ sơ sinh sống . Năm 1846 , Seguin lần đầu tiên mô tả những đặc điểm hình thái
của bệnh với tên gọi “ Furfuraceuos Indocy ”. Năm 1866 , John Langdon Down đã
mô tả một số bệnh nhân chậm trí tuệ với những dấu hiệu về hình thái rất đặc trưng
: mặt tròn , khe mắt xếch , nếp quạt , hình ảnh bất thường về nếp gấp ở lòng bàn
tay và giảm trương lực cơ , … Năm 1959 , Lejenue và các cộng sự đã phát hiện ở
những bệnh nhân mắc hội chứng Down có 47 NST và thừa 1 NST số 21 [2].
1.2.Nguyên nhân hội chứng Down :
Khoảng 92% trường hợp mắc hội chứng Down là thể tam nhiễm 2 NST số 21
thuần : 47,XX,+21 hay 47,XY,+21. Thể tam nhiễm 21 này xảy ra do rối loạn sự
phân ly cặp NST 21 trong quá trình tạo giao tử, karyotype của bố mẹ trong trường
hợp này là bình thường. Khoảng 1% những trường hợp này, người ta có thể quan
sát thấy thể khảm với dòng thể tam nhiễm 21 rất ít ở một trong hai bố mẹ hay rối
loạn cấu trúc của các NST khác ( không liên quan đến NST 21 ) trong bộ NST [2].
Khoảng 2-3% trường hợp là thể khảm với 2 dòng tế bào : một dòng tế bào
chứa 46 NST và một dòng tế bào chứa 47 NST, thừa 1 NST số 21 :
46,XX/47,XY,+21 hay 46,XY/47,XX,+21 hay thể khảm xảy ra do rối loạn phân
ly cặp NST 21 trong quá trình phân cắt hợp tử. Kết quả tạo nên dòng tế bào thể tam
4
nhiễm 21 bên cạnh dòng tế bào bình thường, dòng tế bào monosomi 21 bị loại bỏ
[2].
Khoảng 4-5% trường hợp là thể chuyển đoạn, trẻ mắc hội chứng Down thể
này có 46 NST với 2 NST số 21 và NST số 21 thứ 3 được chuyển đoạn với các
NST tâm đầu khác trong bộ NST ( hay gặp là NST số 13,14 hay 15 thuộc nhóm D
hay số 21.22 thuộc nhóm G ). Về triệu chứng lâm sàng không khác so với hội
chứng Down do thể tam nhiễm 21 thuần, nhưng là bệnh có tính chất gia đình. Bố
hay mẹ của những đứa trẻ mắc hội chứng Down do chuyển đoạn có thể là những
người bình thường nhưng mang NST chuyển đoạn cân bằng giữa NST 21 với các
NST số 13,14,15 (nhóm D) hay NST số 21,22 ( nhóm G) [2].
Bảng 1 : Khả năng tạo giao tử và hợp tử ở ngƣời mang NST chuyển đoạn
giữa NST số 14 và NST số 21 [2].
Người mang
NST chuyển
đoạn
Giao tử
Thụ tinh
(+14,21)
Hợp tử
Kiểu hình
14,t(14;21),21
- 14,21
- t(14;21)
+14;21 14,14,21,21
14t(14;21),21
(1)
(2)
- t(14;21)21
- 14
+14,21 14 t(14;21), 21
14,14,21
(3)
(4)
- 14 t(14;21) +14;21 14, 14t(14;21), 21 (5)
5
- 21 14,21,21 (6)
- 14, t(14;21)
- 0
+14;21 14,14t(14;21),21,21
14,21
(7)
(8)
(1): Bình thường.
(2): Lành mang NST chuyển đoạn.
(3): Hội chứng Down do chuyển đoạn.
(4): Monosomi NST số 21, chết phôi thai.
(5): Thể tam nhiễm NST 14, thường chết phôi thai.
(6): Monosomi NST số 14, chết phôi thai.
(7): Thể tam nhiễm kép NST 14,21, chết phôi thai.
(8): Monosomi kép NST 14,21, chết phôi thai.
Cơ chế di truyền hội chứng Down do chuyển đoạn t(21q;22q) cũng tương tự
như trường hợp hội chứng Down do chuyển đoạn t(14q;21q) [2].
6
1.3.Tỷ lệ mắc bệnh :
Hội chứng Down gặp khoảng 1/700-1/800 trẻ sơ sinh . Tần số này không có
sự khác biệt nhau giữa các chủng tộc và giữa các tầng lớp xã hội trên thế gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status