Cây ăn quả - pdf 11

Download Khóa luận Cây ăn quả miễn phí



2. TÓM TẮT LỊCH SỬ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ.
- Nghiên cứu nguồn gốc các loại cây trồng trên thế giới, viện sĩ Vavilop cho rằng quê
hương của nhiều loài cây ăn quả là vùng Đông Nam Á, Tiểu Á, Trung Á, Ngoại Capcaz và
ven biển Địa Trung Hải.
Vườn treo Babilon ở Axiri xuất hiện sớm nhất (Trước công nguyên 3000 năm), nghề
trồng cây ăn quả ở Trung Quốc có cách đây 2500 - 3000 năm, còn ở Ấn Độ đã có từ 1280 năm
trước công nguyên. Táo, lê, đào, mận, mơ, táo tàu, hạt dẻ.đã được trồng cách đây hơn 4.000
năm. Cam, chanh, anh đào và một số quả nạc khác thì có trên dưới 2.000 năm.
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều có phát triển cây ăn quả. Những nước có
diện tích cây ăn quả lớn là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ .
- Nghề trồng cây ăn quả đã có ở Việt Nam cách đây 2.000 năm. Mặc dù có điều kiện
khí hậu đất đai rất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển, nhưng do điều kiện xã hội, kinh tế, nghề
trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển và sản lượng hàng hóa ở
mức thấp.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách
phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó chú ý phát triển nghề trồng cây ăn quả.
Phần lớn vườn cây ăn quả thuộc sở hữu tư nhân (khoảng 89% diện tích), quốc doanh
và tập thể chỉ chiếm trên dưới 11%.
- Phương hướng phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đến năm 2010: nước ta có
điều kiện sinh thái rất đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân
hóa của địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loài cây ăn
quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới.
Hiện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản có năng suất cao và
chất lượng tốt như: xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt tiều Đồng Tháp, nho Phan Rang
(Ninh Thuận), nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, bơ, sầu riêng Đắc Lắc.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2032/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN
BÀI GIẢNG
CÂY ĂN QUẢ
Người biên soạn: ThS. Trần Đăng Khoa
Huế, 08/2009
1
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ
1. Ý NGHĨA PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRONG NỀN KINH
TẾ QUỐC DÂN
Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp mà đối tượng của nó
là những cây lâu năm có quả ăn được.
Khoa học về cây ăn quả nghiên cứu các đặc tính sinh học của cây ăn quả, vị trí và vai
trò của chúng trong hệ thống sinh thái, những quy luật về mối quan hệ giữa cây ăn quả với
điều kiện ngoại cảnh. Từ đó đặt cơ sở lý luận cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả với
những biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm thâm canh tăng năng suất và phẩm chất quả. Nghề
trồng cây ăn quả có lợi về nhiều mặt như sau :
Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của trái cây trên 100g quả tươi
2
- Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý của con người. Trong quả có nhiều đường dễ
tiêu, axit hữu cơ, mỡ, protein, hợp chất khoáng, pectin, tanin, chất thơm, Vitamin C, B, B1,
B2, B6, P, PP, Prôvitamin A và các chất khác. Là những chất dinh dưỡng không thể thiếu
được của cơ thể con người. Để con người hoạt động được bình thường phải cung cấp hàng
năm khoảng 100 kg quả các loại.
- Các loại quả và các bộ phận khác của cây như rễ, lá, hoa, vỏ, hạt...có khả năng chữa
bệnh (cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, dạ dày, đường tiêu hóa, kiết lỵ, chống
nhiễm xạ).
- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để ép dầu, chế biến rượu, xi rô, đồ hộp, mứt, quả
sấy khô.
- Cây ăn quả còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái với các chức
năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ chống xói mòn, làm đẹp cảnh
quan, là nguồn mật để nuôi ong.
- Giá trị kinh tế do trồng cây ăn quả mang lại gấp 2-3 lần thậm chí 10 lần so với trồng
lúa. Vốn đầu tư vào trồng cây ăn quả thu hồi nhanh trong một số năm sau khi cây bước vào
thời kỳ kinh doanh.
Chính vì những ý nghĩa to lớn nói trên, ngày nay nhiều nước đang ra sức phát
triển cây ăn quả đặc sản dựa vào lợi thế về khí hậu, đất đai, nguồn lao động và kinh
nghiệm cổ truyền của mình kết hợp với việc vận dụng các thành tựu hiện đại trong
khoa học về nghề vườn để có nhiều sản phẩm xuất khẩu.
2. TÓM TẮT LỊCH SỬ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ.
- Nghiên cứu nguồn gốc các loại cây trồng trên thế giới, viện sĩ Vavilop cho rằng quê
hương của nhiều loài cây ăn quả là vùng Đông Nam Á, Tiểu Á, Trung Á, Ngoại Capcaz và
ven biển Địa Trung Hải.
Vườn treo Babilon ở Axiri xuất hiện sớm nhất (Trước công nguyên 3000 năm), nghề
trồng cây ăn quả ở Trung Quốc có cách đây 2500 - 3000 năm, còn ở Ấn Độ đã có từ 1280 năm
trước công nguyên. Táo, lê, đào, mận, mơ, táo tàu, hạt dẻ...đã được trồng cách đây hơn 4.000
năm. Cam, chanh, anh đào và một số quả nạc khác thì có trên dưới 2.000 năm.
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều có phát triển cây ăn quả. Những nước có
diện tích cây ăn quả lớn là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ ...
- Nghề trồng cây ăn quả đã có ở Việt Nam cách đây 2.000 năm. Mặc dù có điều kiện
khí hậu đất đai rất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển, nhưng do điều kiện xã hội, kinh tế, nghề
trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển và sản lượng hàng hóa ở
mức thấp.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách
phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó chú ý phát triển nghề trồng cây ăn quả.
Phần lớn vườn cây ăn quả thuộc sở hữu tư nhân (khoảng 89% diện tích), quốc doanh
và tập thể chỉ chiếm trên dưới 11%.
- Phương hướng phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đến năm 2010: nước ta có
điều kiện sinh thái rất đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân
hóa của địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loài cây ăn
quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới.
3
Hiện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản có năng suất cao và
chất lượng tốt như: xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt tiều Đồng Tháp, nho Phan Rang
(Ninh Thuận), nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, bơ, sầu riêng Đắc Lắc...
Bảng 2. Diện tích và sản lượng một số trái cây
Loại trái Diện tích hiện tại (ha) Diện tích cho trái (ha) Sản lượng (tấn)
Chuối 99.340 88.940 1.281.805
Cam, quýt 78.649 50.175 497.326
Bưởi, bòng 24.721 15.319 178.126
Xoài 68.986 41.452 264.045
Dứa 41.651 33.356 383.155
Nhãn 126.265 88.474 569.687
Vải, chôm chôm 109.538 73.455 314.767
Dừa 113.533 120.245 893.500
Thanh long 9.571 8.405 141.202
Nguồn: Hiệp hội trái cây Việt Nam (2003)
Phát triển nghề trồng cây ăn quả trong những năm qua đã góp phần vào chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng ruộng đất. Tăng thu nhập góp
phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Năm 2005 giá trị
xuất khẩu quả đạt 234 triệu đô la. Dự kiến 2010 đạt 700 triệu đô la.
Trong những năm tới ngành rau quả sẽ là một trong những ngành sản xuất hàng hóa
lớn và có giá trị xuất khẩu cao của ngành nông nghiệp nước ta.
Phấn đấu tiêu thụ về rau quả một người /năm sẽ là:
Năm 2000 Năm 2010
Rau (kg) 90 - 100 100 - 110
Quả (kg) 60 - 70 80 - 100
Đặc điểm nghề trồng cây ăn quả trên thế giới:
- Vấn đề quan tâm hàng đầu của nghề trồng cây ăn quả thế giới là giống mới phải có
năng suất cao, sớm có quả, có phẩm chất tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu đất
đai ở địa phương và chống chịu sâu bệnh tốt.
- Song song với công tác giống là việc chọn gốc ghép thích hợp cho từng loại cây và
tùy từng điều kiện sinh thái cụ thể, chọn những gốc ghép lùn. Người ta cũng chú ý chọn những
cây đầu dòng làm gốc ghép và nhân lên bằng phương pháp vô tính (giâm cành).
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả: khoảng cách và mật độ trồng, tạo
hình, tỉa cành, bón phân, tưới nước, giữ ẩm, chống xói mòn, nghiên cứu thực nghiệm các loại
máy công tác trong vườn quả, máy thu hoạch...
- Phòng trừ sâu bệnh: giống cây ăn quả và phòng trừ sâu bệnh đã trở thành hai vấn đề
quan trọng. Chương trình phòng trừ tổng hợp (Integrated Pest Management)
- Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, xử lý sau thu hoạch cây ăn quả.
4
3. DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY ĂN QUẢ TRONG NƯỚC.
3.1 Cây hạt kín một lá mầm
3. 1.1. Họ dứa Bromeliaceae
Cây dứa Ananas comosus (L.) Mer. (A. Sativa L.)
3. 1.2. Họ chuối Musaceae
Chuối tiêu Musa nana Lour = M. Cavendishii Lamb.
Chuối tây, chuối ngự, chuối cau và các giống chuối ăn quả chín khác
Musa sapientum L.
Chuối bột Musa paradisiaca
3. 1.3. Họ dừa Palmaceae = Palmae
Dừa Cocos nucifera L.
Muồng Phoenix humilis Royle.
Chà là Phoenix loureiri (Becc.) Kunth.
Cọ Livistona cochinchinensis(BI.) Mảt.
3.2 Cây hạt kín hai lá mầm
3. 2.1. Đào lộn hột Anacardiaceae
Đào lộn hột Anacardium occidentale L.
Sấu Dracontomelum dupperreanum Pierre
Muỗm Mangif...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status