Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị - pdf 11

Download Đề tài Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị miễn phí



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loài gia súc thường được nuôi ở nước ta như: trâu, bò, dê, lợn thì lợn là loài gia súc cho thu hoạch nhanh nhất và đem lại giá trị kinh tế cao. Lợn là loài gia súc phàm ăn, dễ thuần tính. Do vậy nó rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Người nuôi lợn có thể tận dụng thức ăn thừa của người và các phụ phẩm nông – công nghiệp cho lợn ăn, giảm bớt chi phí.
Krông Bông – một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có từ lâu nhưng chưa thật sự phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẻ của ngành trồng trọt và ngành bảo quản chế biến nông sản trên địa bàn huyện ngành chăn nuôi đã có động lực để phát triển tương đối nhanh. Chăn nuôi lợn đã trở thành nhu cầu cải thiện đời sống không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhất là đối với các hộ gia đình nghèo. Ở đây đã có nhiều cách chăn nuôi khác nhau như: trang trại, hộ gia đình, Chiếm một số lượng đáng kể là chăn nuôi gia đình.
Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi lợn chưa cao. Có thể là do nhiều nguyên nhân. Song, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Nguy hiểm và gây nhiều thiệt hại như: làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, tiêu tốn nhiều thức ăn, có thể tắc ruột, thủng ruột và chết là do nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum).
Mặt khác, ở Krông Bông, việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp phòng trị giun đũa trên lợn một cách có hiệu quả thì tương đối ít.
Thế nên thực tế đặt ra một câu hỏi là lợn nuôi theo hộ gia đình ở Krông Bông có nhiễm giun đũa lợn hay không? Tỉ lệ và cường độ nhiễm là bao nhiêu? Làm thế nào để phòng, trị bệnh giun đũa lợn có hiệu quả, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững. Đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành thú y, của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ đòi hỏi đó tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”
+ Với mục đích:
Đề ra biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn một cách tốt nhất.
+ Mục tiêu:
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2103/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loài gia súc thường được nuôi ở nước ta như: trâu, bò, dê, lợn…thì lợn là loài gia súc cho thu hoạch nhanh nhất và đem lại giá trị kinh tế cao. Lợn là loài gia súc phàm ăn, dễ thuần tính. Do vậy nó rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Người nuôi lợn có thể tận dụng thức ăn thừa của người và các phụ phẩm nông – công nghiệp cho lợn ăn, giảm bớt chi phí.
Krông Bông – một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có từ lâu nhưng chưa thật sự phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẻ của ngành trồng trọt và ngành bảo quản chế biến nông sản trên địa bàn huyện ngành chăn nuôi đã có động lực để phát triển tương đối nhanh. Chăn nuôi lợn đã trở thành nhu cầu cải thiện đời sống không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhất là đối với các hộ gia đình nghèo. Ở đây đã có nhiều cách chăn nuôi khác nhau như: trang trại, hộ gia đình,…Chiếm một số lượng đáng kể là chăn nuôi gia đình.
Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi lợn chưa cao. Có thể là do nhiều nguyên nhân. Song, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Nguy hiểm và gây nhiều thiệt hại như: làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, tiêu tốn nhiều thức ăn, có thể tắc ruột, thủng ruột và chết… là do nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum).
Mặt khác, ở Krông Bông, việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp phòng trị giun đũa trên lợn một cách có hiệu quả thì tương đối ít.
Thế nên thực tế đặt ra một câu hỏi là lợn nuôi theo hộ gia đình ở Krông Bông có nhiễm giun đũa lợn hay không? Tỉ lệ và cường độ nhiễm là bao nhiêu? Làm thế nào để phòng, trị bệnh giun đũa lợn có hiệu quả, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững. Đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành thú y, của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ đòi hỏi đó tui tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”
+ Với mục đích:
Đề ra biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn một cách tốt nhất.
+ Mục tiêu:
- Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn theo các địa điểm, độ tuổi, giống lợn, tính biệt, cách chăn nuôi.
- Áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tại huyện Krông Bông.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Krông Bông
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Krông Bông là một trong 14 huyện- thành phố của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 55 km. Được thành lập từ tháng 11 năm 1981 với tổng diện tích tự nhiên là 125.020 ha. Huyện có 13 xã và 1 thị trấn với dân số bao gồm nhiều dân tộc khác nhau sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Là một huyện miền núi nằm giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với dãy núi Chư Yang Sin. Đất đai ở đây phong phú, đa dạng thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt rất phù hợp với cây lương thực- thực phẩm cho năng suất cao. Rừng Krông Bông với nhiều chủng loại động vật đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên là nguồn lợi lâm sản không chỉ về mặt kinh tế mà có tác dụng rất lớn về sinh thái môi trường.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Krông Bông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách Thành phố Buôn Ma Thuột 55 km, là địa bàn rộng lớn dọc theo dãy núi Chư Yang Sin với tổng diện tích tự nhiên là 125.020 ha, bao gồm 1 thị trấn và 13 đơn vị hành chính xã: Yang Reh, Êa Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao, Hòa Tân, Hòa Thành, Cư Kty và Yang Kang.
Phía Bắc giáp 3 huyện nằm trên đường quốc lộ 26 (Krông Pắk, Ea Kar, M’Drăk).
Phía Tây giáp huyện Krông Ana, với quốc lộ 27 nối Đắk Lắk với Lâm Đồng.
Phía Nam giáp huyện Lắk.
Phía Đông giáp vùng núi hiểm trở của hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình Krông Bông nằm trên cao nguyên Đắk Lắk (nơi giáp ranh với 3 tỉnh, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa) nên có kiểu địa hình phức tạp, toàn bộ địa hình là lòng chảo, ở giữa có đồng bằng và vùng trũng được tạo thành bởi 3 hệ thống sông chính là Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắk. Xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi cao hiểm trở. Nhất là dãy núi Đông Nam, đoạn cuối của dãy Trường Sơn cao trung bình 2000 m.
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu
Do tính chất đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, huyện Krông Bông nằm giữa vùng Cao Nguyên Buôn Ma Thuột và dãy Chư Yang Sin nên khí hậu vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí hậu Cao Nguyên dịu mát, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Do ảnh hưởng của khí hậu duyên hải miền Trung nên mùa mưa trong vùng thường đến sớm, mưa nhiều vào tháng 9- 11, chiếm 80- 85% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, có năm nắng hạn kéo dài thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.4. Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 23,7oC
- Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm: 32,8oC
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm: 17,6oC
- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất: tháng 4, 5.
- Bình quân giờ nắng chiếu sáng/ năm: 2250- 2700
2.1.1.5. Chế độ ẩm
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1800- 2400 mm.
- Lượng mưa cao nhất: 3000 mm
- Độ ẩm bình quân hàng năm: 80,2 mm
- Độ bốc hơi mùa khô: 1,04- 2,98 mm/ ngày
- Độ bốc hơi mùa mưa: 1,53- 3,31 mm/ ngày
2.1.1.6. Chế độ gió
Mùa khô có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, vận tốc có thể đạt từ 15- 16 m/s, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. Tốc độ gió từ 3,5- 4,5 m/s.
2.1.1.7. Đất đai
Đất đai ở đây tương đối đa dạng, theo kết quả điều tra đất trên địa bàn huyện có 9 nhóm đất khác nhau, cụ thể một số nhóm chính như sau:
- Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit (ha) với diện tích 35.280 ha, chiếm 28,22%. Chủ yếu ở khu vực phía Nam và Đông Nam của huyện, vùng có địa hình đồi núi với độ dốc từ 15- 20o, đất có thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và có đá lộ đầu rải rác.
- Đất vàng trên đá Granit (Fa) chiếm tỉ lệ lớn nhất 34,16% với 42.710 ha, phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam (giáp Lâm Đồng) và khu vực xã Ea Trul trên các vùng có đồi núi thấp, chia cắt mạnh, tương đối cùng kiệt chất dinh dưỡng và tầng mỏng, thành phần cơ giới thịt nặng sét, giữ ẩm kém, có đá lẫn, nhóm đất này thích hợp cho các loại cây lương thực, thực phẩm và có thể phát triển một số cây ăn quả.
- Nhóm đất nâu đỏ, vàng trên đá Bazan (Fk, Fu) với tổng diện tích khoảng 1.185 ha chiếm 0,95%, tập trung chủ yếu tại vùng phía Tây huyện giáp Krông Ana, phân bố trên địa hình lượn sóng, nhóm đất này rất giàu dinh dưỡng và các nguyên tố như: Sắt, nhôm, calci, magie, phospho, kali, natri..., có tầng dày, cấu tượng viên hạt, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, khả năng giữ nước và giữ màu tốt, thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nhiệt đới.
- Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích khoảng 4.824 ha,chiếm 3,86% phân bố tập trung ở khu vực Hòa Phong, Cư Kty, Hòa Thành và Hòa Tân. Đất có tầng dày lớn, khá phì nhiêu, hơi chua, thành phần c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status