Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ Phần Xây Dựng số 2 (VINACONEX No 2) thực trạng và giải pháp - pdf 11

Download Luận văn Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ Phần Xây Dựng số 2 (VINACONEX No 2) thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản 3
1.1. Những vấn đề lý luận chung về BĐS 3
1.1.1. Khái niệm bất động sản 3
1.1.2. Đặc điểm của BĐS 4
1.1.3. Phân loại Bất động sản 6
1.2. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư kinh doanh BĐS 7
1.2.1. Khái niệm đầu tư kinh doanh BĐS 7
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư kinh doanh BĐS 8
1.2.3. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS của doanh nghiệp 10
1.2.4. Nội dung của đầu tư kinh doanh BĐS 12
1.2.5. Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS 18
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS của Công ty Cổ phần Xây Dựng số 2 (Vinaconex No 2) 22
2.1. Tổng quan về VINACONEX No 2 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 26
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 31
2.2. Hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS tại VINACONEX No 2 34
2.2.1. Các dự án đầu tư kinh doanh BĐS do Vinaconex 2 làm chủ đầu tư 34
2.2.2. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án BĐS tại Vinaconex 2 44
2.2.3. Tình hình triển khai thực hiện các dự án BĐS 49
2.2.4. Nội dung đầu tư kinh doanh bất động sản 51
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS của VINACONEX 2 63
2.3.1. Những kết quả đạt được 63
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại 74
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của VINACONEX 2 77
3.1 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản 77
3.1.1 Định hướng về thị trường bất động sản của Việt Nam. 77
3.1.2 Định hướng phát triển cuả VINACONEX 2 78
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của VINACONEX 2 83
3.2.1. Một vài giải pháp chung 83
3.2.2. Các giải pháp cụ thể 84
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước: 91
KẾT LUẬN 94
Danh mục tài liệu tham khảo 95
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-21291/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ủa Uỷ ban Tỉnh, Thủ tướng Chính phủ. Hiện đang lập quy hoạch 1/500.
Địa điểm: Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên;
Chủ đầu tư: Liên danh thành lập Công ty cổ phần trong đó Công ty CPXD số 2 chiếm 20%;
Giá trị tổng mức đầu tư dự án dự kiến: 1.079 tỷ đồng;
Dự kiến khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2013;
Dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thực hiện dự án (lập quy hoạch dự án).
2.2.2. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án BĐS tại Vinaconex 2.
2.2.2.1. Tổng mức đầu tư của các dự án bất động sản tại Vinaconex 2
Các công trình đầu tư kinh doanh bất động sản của Vinaconex 2 có quy mô lớn với cấu trúc thiết kế hiện đại đòi hỏi phải đầu tư lượng vốn rất lớn. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án BĐS chứng minh cho tiềm lực của Công ty trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản trên thương trường. Để thấy rõ thế mạnh về đầu tư kinh doanh bất động sản của Vinaconex 2 chúng ta xem xét bảng số liệu 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đã và đang thực hiện của Vinaconex 2
(Đơn Vị: Tỷ Đồng)
STT
Dự án
Tổng mức đầu tư
1
Khu nhà ở để bán Trung Văn I
32,12
2
Khu nhà ở để bán Trung Văn II
32,35
3
Khu nhà ở để bán Xuân Đỉnh
50,68
4
Trụ sở làm việc và Văn phòng cho thuê
112,41
5
Khu nhà ở để bán Quang Minh
389,90
6
Tổng vốn đầu tư các dự án
617,45
(Nguồn: Phòng Đầu tư Công ty Vinaconex 2)
Bảng số liệu 2.1 trên cho thấy tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đã và đang thực hiện của Vinaconex 2. Có thể thấy vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh bất động sản của Vinaconex 2 rất lớn, tổng mức đầu tư qua các dự án ngày một tăng. Nếu như tổng mức đầu tư của các dự án khu nhà ở để bán Trung Văn I và II hay dự án khu nhà ở để bán Xuân Đỉnh mới chỉ ở mức hai con số, dưới 60 tỷ đồng thì các dự án Trụ sở làm việc và Văn phòng cho thuê tổng mức đầu tư là 112,41 tỷ đồng, đặc biệt dự án Khu nhà ở để bán Quang Minh tổng mức đầu tư xấp xỉ 400 tỷ đồng. Những con số trên cho thấy tổng mức đầu tư các dự án bất động sản của Vinaconex 2 ngày càng lớn. Điều đó cũng nói nên thực trạng hoạt động đầu tư bất động sản của Công ty và một phần nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người tiêu dùng, trong khi nguồn cung nhà ở không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân, đây chính là cơ hội lớn đối với các công ty hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản. Như vậy việc Vinaconex 2 ngày càng tiến hành đầu tư mạnh cho bất động sản là một hướng đi đúng đắn, chính hướng phát triển đó đã làm lên những thành công của Công ty trong thời gian qua.
Hiện nay Công ty đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng ba dự án kinh doanh nhà đó là các dự án: Khu nhà ở để bán Trung Văn I, khu nhà ở để bán Trung Văn II, Dự án khu nhà ở để bán Xuân Đỉnh. Các dự án này có quy mô và vốn đầu tư không lớn so với các dự án khác tuy nhiên việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng đã tạo một bước đệm cho việc thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản có quy mô và lượng vốn đầu tư lớn hơn. Năm 2007 và 2008 trong khi nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng suy thoái thì việc huy động vốn cho các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản lớn là một vấn đề hết sức khó khăn. Với tiềm lực mạnh về hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản và những nỗ lực cố gắng rất lớn Công ty Vinaconex 2 vẫn đáp ứng được đủ về số lượng và kịp thời gian nguồn vốn đầu tư cho các dự án. Đây là giai đoạn đòi hỏi Công ty phải huy động toàn lực, với lượng vốn lớn nhất cho việc thực hiện hai dự án đầu tư lớn: Trụ sở Công ty và văn phòng cho thuê, Dự án khu nhà ở để bán Quang Minh điều này quyết định đến sự thành công của các dự án trên.
Trong giai đoạn tới Công ty tiếp tục tiến hành thi công và hoàn thiện các dự án đang trong giai đoạn thực hiện đồng thời xúc tiến công tác chuẩn bị để có thể tiến hành thi công hàng loạt các dự án đầu tư bất động sản có quy mô và nguồn vốn đầu tư rất lớn như: Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Kim Văn, Kim Lũ; Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở tại Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở sinh thái; Dự án BT Long Biên, Hà Nội; Dự án Khu công nghiệp Hưng Yên và các dự án khác… Tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản được xác định bao gồm các loại chi phí: đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, các khoản chi phí khác và chi phí dự phòng. Việc tính toán các loại chi phí này được xác định trên cơ sở pháp lý của các văn bản pháp luật của Nhà nước. Công ty xác định tổng mức đầu tư theo 4 phương pháp cơ bản theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ và thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ xây dựng, bao gồm: Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở của dự án đầu tư; Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo chỉ tiêu công suất hoặc năng lực khai thác dự án; Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư theo số liệu của các công trình xây dựng tương tự đã thực hiện; Phương pháp hỗn hợp để xác định tổng mức đầu tư.
2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án BĐS tại Vinaconex 2.
Do đặc thù Công ty Xây lắp kết hợp đầu tư nên nguồn vốn đầu tư không được phân bổ chi tiết. Vốn đầu tư được xây dựng trên cơ sở kế hoạch triển khai từng dự án, phụ thuộc tiến độ, khả năng huy động vốn của người mua. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án BĐS được thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án bất động sản đã và đang thực hiện của Vinaconex 2
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Stt
Dự án
Tổng mức đầu tư
Nguồn vốn
Vốn tự có
Vốn huy động từ khách hàng
Vốn vay NH
1
Trung Văn I
32,12
3,23
28,89
0
2
Trung Văn II
32,35
3,24
26,61
2,50
3
Xuân Đỉnh
50,68
5,08
45,60
0
4
Trụ sở làm việc Công ty
112,41
60,56
0
51,85
5
DA Quang Minh
389,90
35,09
354,81
0
(Nguồn: Phòng Đầu tư Công ty Vinaconex 2)
Bảng 2.2 trên cho thấy cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho các dự án bất động sản của Vinaconex 2. Các nguồn vốn huy động chủ yếu cho các công trình đầu tư bất động sản của Công ty bao gồm: vốn tự có, vốn huy động từ khách hàng và vốn vay ngân hàng thương mại. Trong đó dựa trên cân đối tài chính, vốn vốn tự có của Công ty trong lĩnh vực xây lắp, Công ty sẽ sử dụng vốn tự có vào lĩnh vực đầu tư các dự án. Thường khi triển khai một dự án đầu tư bất động sản, toàn bộ quá trình chuẩn bị đầu tư dùng vốn tự có của Công ty chiếm từ 5% - 10% tổng vốn đầu tư dự án. Phần còn lại thông qua các hợp đồng tín dụng với ngân hàng và huy động từ người mua.
Đối với nguồn vốn vay thương mại, khi Công ty không đủ khả năng thanh toán bằng nguồn vốn tự có, trên cơ sở dự án đầu tư đã được phê duyệt, Công ty sẽ ký hợp đồng vay tín dụng với ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status