Thực trạng và một số giải pháp Marketing-Mix của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Anh - pdf 11

Download Đề tài Thực trạng và một số giải pháp Marketing-Mix của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Anh miễn phí



MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Phần nội dung 3
Chương 1 : Khái quát về Marketing-mix 3
I. Khái niệm Marketing-mix 3
1. P1 - Sản phẩm (Product): 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Chính sách sản phẩm 3
2. P2 - Giá bán (Price) 5
2.1 Định nghĩa 5
2.2 Chính sách giá 6
3. P3 - Phân phối (Place) 7
3.1 Định nghĩa 7
3.2 Chính sách phân phối sản phẩm 8
4. P4 - Khuyến mãi (Promotion): 9
4.1 Định nghĩa 9
4.2 Chính sách truyền thống và xúc tiến bán hàng 10
II. Thị trường mục tiêu 12
1.Cạnh tranh 12
2. Thị trường mục tiêu 12
Chương 2 : Thực trạng công ty Trần Anh 14
I. Khái quát Trần Anh . 14
1- Quá trình hình thành và phát triển: 14
2. Mục tiêu phấn đấu của công ty: 14
3- Định hướng phát triển của công ty: 15
II. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến Trần Anh 15
1. Môi trường văn hóa-xã hội. 15
2. Môi trường chính trị-luật pháp. 16
3. Môi trường kinh tế. 19
4. Yếu tố công nghệ. 22
III. Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị . 23
IV. Thực trạng các chính sách Marketing-mix của Trần Anh. 24
1. P1- Product ( Sản phẩm ) 24
2. P2- Price (Giá cả ) 26
3. P3 – Place (Phân phối) 26
4. P4 - Promotion (Xúc tiến hỗn hợp) 27
III. Đối thủ cạnh tranh 28
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 30
1. Tăng cường việc bán hàng buổi tối 30
2 . Tăng cường giá trị sử dụng cho khách hàng. 30
3. Chuyển trực tiếp chi phí Marketing vào sản phẩm. 30
4.Tăng cường số lượng điểm bán hàng và bảo hành của Trần Anh. 31
5. Tăng cường thái độ phục vụ của Trần Anh. 31
6. Đưa Trần Anh lên sàn giao dịch chứng khoán. 31
Phần kết luận 32
Tài liệu tham khảo 33
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-21249/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Báo chí
·  Vô tuyến truyền hình
·  Thư trực tiếp
·  Truyền thanh
·  Tạp chí
·  Quảng cáo ngoài trời
Quyết định tiếp thị hỗn hợp tác động tới các kênh thương mại cũng như tới người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp có thể thay đổi giá, lực lượng bán hàng, và chi tiêu quảng cáo trong ngắn hạn. Nhưng doanh nghiệp chỉ có thể phát triển sản phẩm mới và thay đổi kênh phân phối trong dài hạn.
II. Thị trường mục tiêu
1.Cạnh tranh
Cạnh tranh bao gồm mọi cung phẩm (offering) và sản phẩm thay thế mang tính cạnh tranh tiềm tàng mà người mua có thể nhận biết. Có 4 mức cạnh tranh dựa trên độ thay thế của của sản phẩm:
. Cạnh tranh thương hiệu: các đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng đối tượng khách hàng với mức giá tương đương. Ví dụ: Volswagen với Toyota, Honda, Renault... và các nhà sản xuất xe hơi trung lưu khác. Mercedes hay Huyndai sẽ không thuộc môi trường cạnh tranh này.
. Cạnh tranh ngành: đối thủ cạnh tranh là tất cả các công ty sản xuất cùng loại sản phẩm và dịch vụ. Volswagen lúc này sẽ coi tất cả các nhà sản xuất ô tô, bao gồm cả Mercedes hay Huyndai, là đối thủ cạnh tranh.
. Cạnh tranh hình thức: đối thủ cạnh tranh là các nhà sản xuất cung cấp cùng một dịch vụ. Volswagen không chỉ coi các nhà sản xuất xe hơi là đối thủ mà cả các nhà sản xuất xe gắn máy, xe đạp, xe tải...
. Cạnh tranh đặc tính: đối thủ cạnh tranh là các nhà sản xuất hàng hoá hay dịch vụ với giá bán tương đương. Volswagen coi các dịch vụ và sản phẩm có cùng giá với xe hơi của mình là đối thủ, chẳng hạn như nhà cửa, nghỉ hè...
2. Thị trường mục tiêu
Trước một thị trường luôn sục sôi các nhu cầu và mong muốn luôn xuất hiện những biện pháp để thỏa mãn các nhu cầu đó “ Có cầu thì sẽ có cung”. Tuy nhiên một nhà kinh doanh không thể làm thoả mãn được toàn bộ nhu cầu của thị trường. Vì vậy, công việc tiếp thị bắt đầu từ những phân đoạn thị trường. Nhà tiếp thị nhận dạng và phân loại các nhóm người mua khác nhau, những người có thể có nhu cầu về sản phẩm và tiếp thị hỗn hợp khác nhau. Các phân đoạn thị trường có thể được nhận dạng thông qua sự khác biệt về dân số học, về địa lý, tâm lý, về hành vi... giữa những người mua. Doanh nghiệp sau đó sẽ phải quyết định phân đoạn nào có nhiều tiềm năng nhất, hay nói cách khác, phân đoạn nào mà nhu cầu có thể được thoả mãn bởi sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhiều nhất.
Đối với mỗi thị truờng mục tiêu, doanh nghiệp phát triển một mức cung thị trường. Mức cung này thu hút nhận thức của người mua bằng một số lợi ích trung tâm. Ví dụ Volvo phát triển xe hơi nhằm vào thị trường mục tiêu gồm những khách hàng quan tâm tới phương tiện an toàn.
Thị trường, theo đúng nghĩa truyền thống, là một cái chợ, nơi người mua và người bán tới để trao đổi hàng hoá. Các nhà kinh tế học ngày nay mô tả thị trường như một tập hợp người mua và người bán giao dịch một sản phẩm đặc trưng. Còn các nhà tiếp thị nhìn người bán dưới góc độ cấu thành nên ngành và người mua dưới góc độ cấu thành nên thị trường.
Các doanh nhân thường sử dụng thuật ngữ "thị trường" để chỉ các nhóm khách hàng khác nhau: thị trường nhu cầu, thị trường sản phẩm, thị trường độ tuổi, thị trường giới tính, hay thị trường địa lý... hay có thể mở rộng ra như: thị trường cử tri, thị trường lao động,...
Kinh tế hiện đại phân biệt thị trường thành 5 loại: thị trường nhà sản xuất, thị trường nguồn lực, thị trường trung gian, thị trường tiêu dùng và thị trường chính phủ. Các nhà sản xuất mua đầu vào từ thị trường nguồn lực (nguyên liệu, lao động, tiền tệ...), biến chúng thành hàng hoá và dịch vụ đầu ra rồi bán cho thị trường trung gian. Các nhà trung gian sau đó bán lại sản phẩm cho thị trường tiêu dùng. Người tiêu dùng bán sức lao động của mình trên thị trường nguồn lực, dùng tiền được trả để trang trải các nhu cầu cá nhân thông qua việc mua hàng hoá và dịch vụ. Chính phủ thu thuế thu nhập để mua hàng hoá và dịch vụ từ 4 thị trường kia.
Chương 2 : Thực trạng công ty Trần Anh
I. Khái quát Trần Anh .
1- Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập theo quyết định số 0102004703 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 11/03/2002 với chức năng: sản xuất, dịch vụ và lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử tin học.
Từ lúc thành lập với tổng số nhân viên là 05 người làm việc trong một cửa hàng có diện tích > 60m2, sau 4 năm hoạt động hiện nay Trần Anh đã có tổng số > 180 nhân viên với 4 địa điểm kinh doanh có diện tích > 2.000m2.
Gắn liền với sự hoạt động và phát triển của Trần Anh là những sự kiện và chiính sách kinh doanh mang tính đột phá, tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị máy vi tính như: chính sách kinh doanh "bán giá bán buôn đến tận tay người tiêu dùng", chính sách bảo hành "1 đổi 1 trong vòng 6 tháng" & "bảo hành cả trong trường hợp IC bị cháy, nổ", chính sách "cam kết hoàn tiền khi có biến động giá"...
Hiện nay Trần Anh là 1 trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trần Anh duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức rất cao và vững chắc trên mọi mặt. Trần Anh luôn chiếm được sự tin tưởng của các khách hàng bởi các chính sách, cam kết, dịch vụ... mà rất nhiều công ty máy tính khác không làm được.
Không những thế, đội ngũ nhân viên của Trần Anh còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Toàn thể nhân viên công ty Trần Anh đều luôn tâm niệm và làm việc theo suy nghĩ:
“Hãy phục vụ khách hàng như chúng ta đang phục vụ cho chính bản thân chúng ta”
2. Mục tiêu phấn đấu của công ty:
- Trở thành công ty có hệ thống cửa hàng bán lẻ máy tính chuyên nghiệp và trải rộng khắp Việt Nam.
- Trở thành công ty sản xuất lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam có qui mô và thị phần lớn thuộc Top 5 Việt Nam.
- Trở thành 1 trong Top 10 các công ty máy tính có môi trường làm việc & chính sách đãi ngộ nhân viên tốt nhất Việt Nam.
3- Định hướng phát triển của công ty:
- Xây dựng qui trình làm việc, quản lý chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Giữ vững và ngày càng tăng tốc độ phát triển trên mọi chỉ tiêu: doanh số, thị phần, nhân lực, giá trị thương hiệu, số lượng cửa hàng bán lẻ...
- Phát huy và nâng cao thế mạnh sẵn có của công ty về quản lý nhân lực, cung cách phục vụ... lên một tầm cao mới để đáp ứng với những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như để sẵn sàng trong việc cùng Việt Nam hội nhập WTO.
II. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến Trần Anh
Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chính trị, pháp luật, nhà nước, văn hoá xã hội, dân số, tự nhiên, thế giới có ảnh hưởng đến nghành doanh nghiệp.
1. Môi trường văn hóa-xã hội.
Lực lượng đầu tiển của môi trường vĩ mô cần quan tâm đó là sự phát triển của dân số VN , chính con người tạo nên môi trường cho Trần Anh đặc biệt là người dân ở th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status