Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp vào hoạt động tổ chức nhân sự tại trung tâm đại học ngoại ngữ đại học quốc gia TPHCM - pdf 11

Download Chuyên đề Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp vào hoạt động tổ chức nhân sự tại trung tâm đại học ngoại ngữ đại học quốc gia TPHCM miễn phí



Trên thực tế, để có thể hoàn thành được một trách nhiệm và một nhiệm vụ, đòi hỏi các khâu quản lý và các cá nhân thực hiện nhiệm vụ phải có những quyền hành nhất định. Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ quyền lực phù hợp trong cơ cấu tổ chức là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo các nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện.
Thiết lập mối quan hệ quyền lực này trên thực tế thường được thực hiện theo 2 xu hướng cơ bản. Đó là:
Thứ nhất là: xu hướng phân quyền, tức là giao quyền quyết định cho các bộ phận hay các khâu cấp dưới. Xu hướng này sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho các nhà quản lý doanh nghiệp, như: tính phù hợp với thực tiễn của các quyết định dược nâng cao hơn, công việc thường được triển khai nhanh hơn, tạo được tính chủ động cho cấp dưới torng công việc.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-21153/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC ---------–²—--------
CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
Đề tài:
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
VÀO HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ TẠI
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hà TS. Huỳnh Thanh Tú
Học viên: Nguyễn Phước Lân Lớp: QTKD-K 16- Đêm 2
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 02 Năm 2008
Nhận xét và chấm điểm của giáo viên
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Đổi mới tư duy quản lývà phong cách tổ chức nhân sự trong thời kỳ hộp nhập phải biết vận dụng những kiến thức khoa học một cách sáng tạo và hợp lý . Một trong những kiến thức khoa học cần thiết hiện nay chính là lý thuyết hệ thống, tư duy hệ thống và điều khiển học.
Sau khi học xong môn lý thuyết hệ thống của thầy, và xuất phát từ những khúc mắc chưa có lời giải đáp trong họat động tổ chức nhân sự của TTNN ĐHQG- HCM.Em xin mạnh dạn chọn đề tài “ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM “
Bài viết chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, kính mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy để bài viết này được hoàn thiện tốt hơn, để bài viết này cũng là tài liệu cho Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng nó trong quá trình hoạt động.
Chân thành Thank !
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm hệ thống
Hệ thống, theo quan điểm lý thuyết hệ thống, được hiểu là một tập hợp hay một tổng thể gồm các phần tử hay các bộ phận khác nhau có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và được sắp xếp theo một trình tự đảm bảo tính thống nhất và có khá năng thực hiện một số chức năng và mục tiêu nhất định.
1.1.2.Khái niệm về quản trị
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp.
Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng , quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động.
Theo quan điểm quản trị kinh doanh : công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch , tổ chức phối hợp, điều chỉnh các hoạt động của các thành viên, các bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức.
Theo quan điểm hệ thống quản trị :Quản trị còn là việc thực hành các hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
1.1.3. Khái niệm về môi trường của hệ thống
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, môi trường là các yếu tố, điều kiện nằm ngoài hệ thống và có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của hệ thống đó.
Để xác định môi trường của hệ thống, các nhà quản trị thường dựa vào các câu trả lời của hai câu hỏi sau đây:
1.Yếu tố đó có ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống hay không?
2. Hệ thống có quyền thay đổi đến các yếu tố đó hay không ?
Nếu yếu tố nào trả lời “ có” ở câu hỏi 1 và “không” ở câu hỏai 2, thì nó là yếu tố môi trường của hệ thống.
1.1.4. Khái niệm đầu vào và đầu ra của hệ thống
Đầu vào của hệ thống là sự tác động của môi trường vào hệ thống của nó. Ngược lại, đầu ra của hệ thống được coi là sự tác động của hệ thống đến môi trường của nó.
Đầu vào và đầu ra của hệ thống trên thực tế có thể được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau và có biểu diễn mối quan hệ đầu vào và đầu ra với hệ thống như sau:
Môi trường
Hệ thống
Vào Ra
1.1.5. Khái niệm về cấu trúc của hệ thống
Cấu trúc là sự sắp xếp các phần tử bên trong của một hệ thống. Thực tế cho thấy, mỗi cách sắp xếp khác nhau có thể dẫn đến kết quả hoạt động của hệ thống không giống nhau.
Muốn hệ thống hoạt động với kết quả tối đa, cần lựa chọn cách sắp xếp tối ưu.
Trên thực tế hiện nay, có nhiều cách sắp xếp cấu trúc của hệ thống. Xin gới thiệu một số mô hình phổ biến hiện nay:
1.Mô hình “Ghép nối tiếp”
Phần tử 3
Phần tử 2
Phần tử 1
v1 R1/v2 R2/v3 R3
2.Mô hình “ Ghép song song”
R1
Phần tử 1
R3
Phần tử 3
V1
V3
Phần tử 2
V2
R2
3.Mô hình “ Ghép có mối liên hệ ngược”
- Mô hình ghép có mối liên hệ ngược “gián tiếp”
R2
V2
R1
V1
Phần tử 2
Phần tử 1
V3
R3
Phần tử 3
Mô hình ghép có mối liên hệ ngược “trực tiếp”
E
Vào Ra
1.1.6 Khái niệm mục tiêu của hệ thống
Mục tiêu là trạng thái mong đợi, có thể có và cần có của hệ thống tại một thời điểm hay sau một khoảng thời gian nhất định.
Mục tiêu là hướng để hệ thống phát triển theo quỹ đạo đã đề ra.
Quỹ đạo là con đường để hệ thống chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, theo hướng tiến đến mục tiêu. Có những trạng thái không mong đợi nhưng lại xảy ra. Do đó, muốn tránh điều này đòi hỏi người điều khiển hệ thống phải có trình độ hiểu biết nhất định về các quy luật phát triển của hệ thống và phải có tầm nhìn xa, trông rộng.
1.2 Nội dung, chức năng tổ chức và quan điểm hệ thống
1.2.1 Nội dung tổ chức (Organizing).
Xác định những nhiệm vụ phải làm và phân công người thục hiện nhiệm vụ đó.
Xây dựng những bộ phận cần thiết và qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận.
Thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận và giữa các thành viên trong tổ chức.
1.2.2 Chức năng tổ chức
- Với sự phát triển và trình độ ngày càng cao của các tổ chức nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, đòi hỏi việc thực hiện chứa năng tổ chức đối với các nhà quản trị ngày càng phức tạp và khó khăn.
- Tổ chức thường được coi là quá trình xác định những công việc cần làm, phân công cho các bộ phận và các cá nhân đảm nhận các công việc đó, thiết lập và tạo ra những mối quan hệ cần thiết trong nội bộ và bên ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra với hiệu quả tối ưu.
1.2.3 Quan điểm hệ thống
Với cách hiểu trên và từ quan điểm hệ thống có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Nội dung cơ bản của công tác tổ chức đối với các nhả quản trị bao gồm:
Xác lập được cơ cấu tổ chức hợp lý trên cơ sở xuất phát từ những mục tiêu đã hoạch định
Cơ cấu tổ chức quản lý là một tổng thể gốm những khâu (bộ phận) quản lý với chức năng, quyền hạn nhất định, được phân bổ ở các cấp quản lý khác nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau, có khả năng thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.
Vì vậy, để có thể xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, các nhà quản trị trong quá trình thiết kế cần:
1. Tính đến các yếu tố như:
- Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
- Môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
- Lĩnh vực và qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status