Giao tiếp công sở - pdf 11

Download Đề tài Giao tiếp công sở miễn phí



MỤC LỤC
GIỚI THIỆU Trang 2
A. GIAO TIẾP TRỰC DIỆN NƠI CÔNG SỞ
I. Giao tiếp trong nội bộ
1. Với cấp dưới Trang 3
2. Với cấp trên Trang 4
3. Giữa các đồng nghiệp Trang 5
4. Hội họp Trang 6
II. Giao tiếp bên ngoài
1. Giao tiếp với khách hàng Trang 7
2. Giao tiếp với nhà cung cấp/ đối tác Trang 9
3. Giao tiếp với cơ quan chính quyền/báo chí Trang 9
5. Trao tặng hoa, tặng phẩm Trang 10
6. Sử dụng ¬danh thiếp Trang 10
III. Yếu tố thẩm mĩ trong công sở Trang 11
B. GIAO TIẾP KHÔNG TRỰC DIỆN
1. Điện thoại Trang 11
2. Thư điện tử Trang 13
3. Bản báo cáo Trang 13
C. KỸ NĂNG TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT NƠI CÔNG SỞ Trang 14
D. GIAO TIẾP CÔNG SỞ NHÀ NƯỚC Trang 15
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-21115/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU Trang 2
A. GIAO TIẾP TRỰC DIỆN NƠI CÔNG SỞ
I. Giao tiếp trong nội bộ
1. Với cấp dưới Trang 3
2. Với cấp trên Trang 4
3. Giữa các đồng nghiệp Trang 5
4. Hội họp Trang 6
II. Giao tiếp bên ngoài
1. Giao tiếp với khách hàng Trang 7
2. Giao tiếp với nhà cung cấp/ đối tác Trang 9
3. Giao tiếp với cơ quan chính quyền/báo chí Trang 9
5. Trao tặng hoa, tặng phẩm Trang 10
6. Sử dụng danh thiếp Trang 10
III. Yếu tố thẩm mĩ trong công sở Trang 11
B. GIAO TIẾP KHÔNG TRỰC DIỆN
1. Điện thoại Trang 11
2. Thư điện tử Trang 13
3. Bản báo cáo Trang 13
C. KỸ NĂNG TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT NƠI CÔNG SỞ Trang 14
D. GIAO TIẾP CÔNG SỞ NHÀ NƯỚC Trang 15
GIỚI THIỆU
Quan hệ giao tiếp nơi công sở bao gồm mối quan hệ bên trong và bên ngoài cơ quan, doanh nghiêp hay là một tổ chức nào đó, nhất là đối với những cơ quan kinh doanh thường xuyên quan hệ tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Mục đích chủ yếu của những mối quan hệ này là đi đến “ nhân hòa” ở trình độ cao cấp.
Giao tiếp là hoạt động nhằm xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người giữa con người với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh hành vi qua sự tác động lẫn nhau để cùng hiểu biết về tình huống, có cùng tiếng nói, đem lại lợi ích nhiều nhất có thể có.
Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hay hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.
Sự thành công của một nhân viên không chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp và sự siêng năng làm việc mà còn ở các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp của họ. 
A. GIAO TIẾP TRỰC DIỆN TRONG CÔNG SỞ:
I. Giao tiếp trong nội bộ:
1. Với cấp dưới:
1.1. Khái niệm: Là quá trình giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên để kiểm tra, thực hiện quyết định quản trị, đánh giá tiến độ công việc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng từng người để có biệp pháp giúp đỡ thích hợp.
1.2. Các nguyên tắc:
Cư xử công bằng. Không đưa tình cảm riêng vào công việc chung. Điều này để tạo được sự tôn trọng và nể sợ của nhân viên.
Phần thưởng xứng đáng. Có phần thưởng cho những cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Việc này cần được thực hiện công khai, minh bạch; tránh tùy tiện kiểu “rải khắp”.
Phản hồi tích cực. Khen thưởng, động viên khi họ làm tốt, góp ý với tính xây dựng khi họ mắc lỗi
Phân chia công việc đồng đều. Tránh giao quá nhiều việc cho một người trong khi những người khác lại quá rãnh rỗi.
Đào tạo người “yếu”. Dùng người giỏi chuyên môn để đào tạo người yếu hơn, người cũ đào tạo người mới hay tốt nhất là mời chuyên gia đào tạo.
Tác phong chuyên nghiệp. Luôn giữ tác phong chuyên nghiệp, tránh trang phục lôi thôi, bệ rạc trước nhân viên, nói năng thiếu giữ gìn.
Phải biết giao việc và ủy quyền. Điều này thể hiện sự tin tưởng của lãnh đạo vào nhân viên, sẽ giúp họ tự tin và hăng hái hơn trong công việc.
2. Với cấp trên:
2.1. Khái niệm: Là quá trình giao tiếp giữa nhân viên để trao đổi thông tin, nhận lệnh truyền đạt của cấp trên về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp.
2.2. Các nguyên tắc:
Không lăng xăng. Không chen vào việc của người khác nếu không được đề nghị giúp đỡ.
Hạn chế “buôn dưa lê”.
Không khoe khoang tiền thưởng. Tránh những hằn học, ghen tị không cần thiết trong công ty.
Đừng tỏ ra “biết tuốt”. Tránh vấn đề gì cũng xen vào bình luận, vấn đề gì cũng đánh giá là mình đúng.
Không nên “ỉm” chuyện. Nếu có chuyện gì không hài lòng với người khác thì nên trực tiếp gặp người đó trình bày thẳng thắn ý kiến của mình, tránh “tâm sự” với người khác vì điều này dễ bị quy là nói xấu sau lưng.
Kết bạn bốn phương. Ngoài đồng nghiệp, nên giữ những mối quan hệ bên ngoài công sở. Điều này giúp bạn có tư tưởng thông thoáng, sáng suốt hơn trong mọi hành động.
3. Giữa đồng nghiệp:
3.1. Khái niệm: Là quá trình giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau để tạo mối quan hệ công sở tốt, hỗ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.
3.2. Những yếu tố để giao tiếp với đồng nghiệp hay nhóm làm việc:
• Tự tin giao tiếp với mọi người
• Thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với mọi người
• Hoàn thành những kế hoạch đã đề ra
• Tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp
Nên trình bày mục đích của mình một cách rõ ràng, tự tin và thuyết phục
Nguyên tắc cơ bản trong làm việc nhóm là thường xuyên và bám sát đồng nghiệp một cách phù hợp. Nếu như sự giao tiếp ban đầu với đồng nghiệp tạo được ấn tượng tốt đẹp thì họ sẽ rất sẵn sàng để nghe bạn kể về những dự định của mình.
Nếu là những người đồng nghiệp mới gặp thì bạn nên Thank họ đã bỏ thời gian tiếp xúc, gặp gỡ bạn và cũng nên có một cái hẹn được gặp lại họ. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được những mối quan hệ mới trong tương lai cũng như sự mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
3.3. Những điều nên tránh:
Chỉ liên lạc với người khác khi cần tới họ: Bạn chỉ liên lạc với người khác khi cần nhờ vả đến họ. Giữa những “giai đoạn cần” đó, bạn thường không có liên lạc gì, thậm chí không thèm trả lời thư từ hay điện thọai hỏi thăm họ.
Không trả lời những cuộc gọi điện thọai hay e-mail: Thói xấu này ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi cuộc sống ngày càng bận rộn. Ví dụ, có một đối tác lớn rất quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn thờ ơ không đáp lễ, họ sẽ quên ngay bạn vì thị trường còn nhiều công ty khác.
Bỏ qua những giao tiếp căn bản: Thường xuyên quên nói “cảm ơn” hay “làm ơn” khi nhận hay yêu cầu điều gì. Những phép giao tiếp căn bản này thường bị lãng quên bởi rất nhiều lý do: con người ta quá bận rộn, không được dạy dỗ căn bản hay có tư tưởng là mình xứng đáng được yêu cầu người khác.
Không biết lắng nghe: Nếu không biết lắng nghe sẽ dẫn đến việc thông tin sai lệch, mất đi nhiều cơ hội và làm giảm năng suất vì còn phải vừa làm vừa sửa sai.
Nói dối: Nói dối chỉ có thể thông cảm được trong trường hợp bất khả kháng, hay khi nó không gây hại cho ai. Tuy nhiên, trong giao tiếp với đồng nghiệp, hay hơn cả vẫn là nói thật, nhưng nói thật một cách khéo léo, nhạy cảm, không làm tổn thương người khác.
Không nói những lời tiêu cực: Có những người thường xuyên thốt ra những lời chê bai tiêu cực về mọi thứ: chê công việc, chê không khí công sở, chê sếp, chê đồng nghiệp.
4. Hội họp:
* Lưu ý:
- Nên bắt đầu bằng việc tuyên bố mục đích của cuộc họp, hay nêu rõ ràng các vấn đề cần giải quyết.
- Đưa ra mục tiêu ở ngay đầu cuộc họp sẽ giúp định hướng cuộc họp
- Nên phát tài liệu in sẵn về các vấn đề thảo luận
* 10 nhiệm vụ của người chủ tọa:
Sắp xếp thời gian và địa điểm
Chuẩn bị và lập chương trình làm việc
Ổn định cuộc họp một cách nhanh chóng
Nêu rõ mục đích cuộc họp
Giữ cuộc thảo luận theo đúng kế hoạch
Kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến
Kiểm soát các thành vi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status