Tiểu luận Tài nguyên khoáng sản - pdf 11

Download Tiểu luận Tài nguyên khoáng sản miễn phí



Việt Nam nằm trên bản lề của hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của trái đất là thái bình dương và địa trung hải nên khoáng sản nước ta rất phong phú về chủng loại,nền công nghiệp và nông nghiệp của nước ta đang từng bước phát triển với tốc độ ngày càng tăng đòi hỏi càng nhiều khoáng sản hơn.
-Các khoáng sản kim loại chính:
+ Quặng sắt:Trữ lượng 700 triệu tấn phân bố rải rác từ Bắc bộ đến Nam trung bộ,những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều và tập trung ở Bắc bộ trong đó mỏ Thạch Khê(Nghệ Tĩnh)có trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu tấn chất lượng quặng tốt.
- Năm 1979 mới tiến hành khai thác ở mỏ Thái Nguyên và đã luyện được 100000 tấn thép.
- Năm 1980 chỉ khai thác được 60000 tấn.
- Năm 1989 khai thác được 75000 tấn.
- Năm 1995 khai thác khoảng 150000 -175000 tấn.
+ Quặng đồng: Trữ lượng ước tính 600000 tấn, hầu hết tập trung ở Tây Bắc Bộ như ở Tạ Khoa( Sơn La) và Sinh Quyền( Lào Cai) hiện nay sự khai thác thủ công với sản lượng 2000 kg/năm.
+ Quặng nhôm: Quặng Boxit chứa hydroxit nhôm có trữ lượng đạt yêu cầu công nghiệp tập trung ở Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Lâm Đồng Ước tính có 4 tỉ tấn, chất lượng quặng tốt, hàm lượng quặng từ 40 - 43%. Tuy nhiên việc khai thác vẫn chưa phát triển vì còn thiếu năng lượng và cơ sở hạ tầng.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-9287/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

I.Tài nguyên khoáng sản:
- Khoáng sản là nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ hay vô cơ,chứa trong lớp vỏ trái đất,trên mặt đất,dưới đáy biển hay hòa tan trong nước đại dương.
- Khoáng sản được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hay có thể lấy ra từ chúng kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp.
- Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn( quặng, đá)
lỏng( dầu, nước khoáng…) hay khí( khí đốt).
- Khả năng khai thác và sử dụng khoáng sản phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật công nghệ và nhu cầu của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
- Quy mô khai thác khoáng sản ngày càng mở rộng dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
- Theo tính toán của các nhà khoa học trữ lượng khoáng sản được thăm dò tới năm 1989 chỉ cho phép khai thác trong một khoảng thời gian nhất định.
Bảng1: Dự trữ các loại khoáng sản thế giới.
Tính bằng năm theo số liệu tới 1989
Loại khoáng
sản
Dự trữ thế giới
Loại khoáng sản
Dự trữ thế giới
Dầu
55
Niken
60
Khí đốt
47
Quặng Fe
85
Than
216-393
Quặng Mn
100
Đồng
47
Quặng Cr
270
Molipđen
53
Bau xit
290
Chì
24
Thiếc
20
Kẽm
25
( Nguồn: Nguyễn Đức Quý, 2000)
- Việc khai thác và sử dụng khoáng sản đã mở ra một ngành công nghiệp có vai trò quyết định trong nền kinh tế của thế giới đó là ngành công nghiệp khoáng sản.Công nghiệp khoáng sản là ngành đem lại lợi nhuận cao nhất cho nền kinh tế quốc dân.Theo thống kê ở Việt Nam ngành công nghiệp khoáng sản đã đóng góp được trên 100 sản phẩm,giá trị sản xuất công nghiệp khoáng sản tăng liên tục từ 27 lên 40 nghìn tỷ đồng( từ năm 1995 đến năm 1998), chiếm 26% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong nước và 5%-6% GDP cả nước.
Bảng 2:Giá trị sản xuất công nghiệp khoáng sản.
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Ngành sản xuất
1995
1996
1997
1998
1
Khai thác than
1677.2
1929.8
2229.1
2209.8
2
Khai thác dầu khí
10844.6
12466.9
14238.6
17641.6
3
Quặng kim loại
236.1
282.5
172.3
110.7
4
Đá và các mỏ khác
1161.8
1288.4
1673.7
1696.4
5
Than cốc,dầu mỏ
343.2
208.7
83.5
86.0
6
Sản xuất sản phẩm khoáng sản phi kim loại
Sản xuất sản phẩm kim loại
9200
3428.0
10120
4085.9
12222.8
3999.8
13934.0
4239.8
7
Tổng
26890.9
30382.2
34619.8
39918.3
8
Các ngành công nghiệp trong cả nước
103374.7
118096.6
134419.7
150684.6
9
Tỷ lệ ngành khoáng sản/công nghiệp(%)
26
26
26
26
( Nguồn: Niên giám thống kê, 1999)
II.Các đặc trưng của khoáng sản:
1. Phân bố khoáng sản:
Diện phân bố của khoáng sản được phân ra làm nhiều loại ( đai,bể), khu vực, trường, mỏ, thân khoáng sản.
+ Mỏ khoáng sản:
- Mỏ khoáng sản là những phần vỏ trái đất có cấu trúc đặc trưng,trong đó khoáng sản tập trung trong các thân quặng
về mặt số lượng đủ để khai thác,về mặt chất lượng đảm bảo các yêu cầu sử dụng cho một hay nhiều ngành công nghiệp
- Các mỏ khoáng sản được chia thành các loại rất lớn,lớn trung bình và nhỏ.
+ Tỉnh khoáng sản:
- Tỉnh khoáng sản là phần vỏ trái đất liên quan với một vùng nền, một đai uốn nếp địa máng hay một đáy đại dương chứa các mỏ khoáng sản đặc trưng cho chúng.
- Tùy thuộc vào loại khoáng sản chia các tỉnh khoáng sản ra làm nhiều loại như tỉnh chứa than,tỉnh chứa dầu, tỉnh sinh khoáng( được phân biệt theo chu kì kiến tạo lớn).
+ Vùng khoáng sản( đai,bể):
- Vùng khoang sản là vùng chiếm một phần tỉnh khoáng sản và được đặc trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và nguồn gốc cùng thuộc một hay nhóm yếu tố kiến tạo quan trọng của khu vực( nếp lồi, nếp lõm, đới rìa địa máng…)
+ Bể khoáng sản:
- Bể khoáng sản đặc trưng cho các kiến trúc chứa dầu khí,than,khoáng sản phi quặng( muối mỏ), quặng Fe và Mn trầm tích biến chất.
- Diện tích của bể khoáng sản thay đổi trong phạm vi rộng từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn Km2.
+ Khu vực khoáng sản:
- Khu vực khoáng sản là một phần của vùng khoáng sản có sự tập trung cực bộ các mỏ khoáng sản .
- Diện tích của khu vực khoáng sản thay đổi từ hàng trăm đến hàng nghìn Km2.
+ Trường khoáng sản:
- Trường khoáng sản là nhóm các mỏ khoáng sản có chung nguồn gốc và giống nhau về cấu tạo địa chất.
- Diện tích của trường khoáng sản từ vài Km2 đến vài chục Km2.
+ Thân khoáng sản:
- Thân khoáng sản là các tích tụ cục bộ tự nhiên của khoáng sản liên quan tới một yếu tố hay một tập hợp các yếu tố cấu trúc địa chất.
- Một mỏ khoáng sản có thể gồm nhiều thân khoáng sản hợp thành.
2. Thành phần hóa học và khoáng vật quặng:
- Khoáng sản chứa trong một mỏ được chia ra làm hai loại:
+ Loại chứa các khoáng vật hay nguyên tố được sử dụng trực tiếp hay dùng làm nguyên liệu cho ngành luyện kim gọi là quặng.
+ Loại chứa các khoáng vật khác gọi là khoáng vật mạch.
- Tỉ lệ giữa quặng và khoáng vật mạch đối với các mỏ khoáng sản kim loại khác nhau thay đổi trong phạm vi rộng từ vài phần vạn cho tới hàng chục %.
- Hàm lượng kim loại trong các khoáng vật quặng khác nhau phụ thuộc vào thành phần hóa học và thay đổi trong phạm vi rộng,theo thành phần khoáng vật chủ yếu trong quặng chia ra các loại quặng :
+ Quặng oxit: Dưới dạng oxit và hidroxit kim loại Fe,Sn,U,Cr,Al.
+ Quặng silicat: Đặc trưng cho khoáng sản phi kim loại( mica, tan...).
+ Quặng sunfua: Dưới dạng sunfua, acsenit phần lớn của kim loại mầu( Zn, Pb, Ni, Sb..).
+ Quặng cacbonat: Đặc trưng cho các mỏ quặng Fe, Mn, Mg, Pb, Zn, Cu.
+ Quăng sunfat: Mỏ bari, stronxi….
+ Quặng photphat: Các mỏ photphat,aptit.
+ Quặng halogen: Các mỏ muối và fluorit.
+ Quặng tự sinh: Các mỏ vàng, Pt, Cu..
3.Phân loại khoáng sản:
Các loại khoáng sản được phân loại theo chức năng sử dụng gồm có ba loại:
- Khoáng sản kim loại:
+ Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt như sắt, mangan , crom, vanadi, niken, molipden, vonfram, coban.
+ Nhóm kim loại cơ bản như thiếc,đồng,chì,kẽm.
+ Nhóm kim loại nhẹ như nhôm, titan, berylli.
+ Nhóm kim loại quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim.
+ Nhóm kim loại phóng xạ như uran, thori
+ Nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
- Khoáng sản phi kim loại:
+ Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón:apatit,photphorit,barit,fluorit,muối mỏ,thạch cao,pirit.
+ Nhóm nguyên liệu gốm,sứ,thủy tinh,chịu lửa,bảo ôn:sét
magnezit,fenspat,diatomit.
+ Nhóm nguyên liệu kĩ thuật: kim cương, grafit, đá quý, mica, thạch anh, zeolit, tan.
+ Nhóm vật liệu xây dựng:đá macma và đá biến chất,đá vôi, đá hoa, cát sỏi.
- Khoáng sản cháy:
+ Than: than đá, than bùn, than nâu
+ Dầu khí: dầu mỏ, khí đốt, đá dầu
III.Tác động của ngành công nghiệp khoáng sản đến môi trường sống và cảnh quan:
1.Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản:
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực có mỏ khoáng sản và điều kiện địa chất của các thân quặng và tính chất hóa lí của loại quặng mà có nhiều hình thức khai thác khoáng sản khác nhau,các hình thức khai thác này đã tác động trực tiếp đến môi trường sống và cảnh quan trên trái đất.
- Tác động đến môi trường không khí:
+ Hoạt động khai thác khoáng sản tạo ra bụi chủ yếu trong các quá trình nổ mìn,đào xúc đất,bốc xúc và vận chuyển khoáng s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status