Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam - pdf 11

Download Đề tài Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam miễn phí



Rừng được coi là nguồn tàu nguyền có khả năng tái tạo. Nếu khái thác hợp lý sẽ bảo đảm việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Khai thác hợp lý tài nguyên rừng được hiểu là quá trình khai thác luôn nằm trong giới hạn cho phép của khả năng tái sinh của rừng.Bảo đảm cho sự khai thác ổn định lâu dài đồng thời vẫn duy trì được các tính năng của rừng về cung cấp tài nguyên, phòng hộ môi trường, bảo đảm sinh thái cảnh quan cũng như tính đa dạng sinh học vốn có của rừng.Chính vì vậy mà những biện pháp quản lý tài nguyên rừng là nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên vốn có trong rừng, trước hết là nguồn tài nguyên sinh học và BVMT.Trong một số trường hợp sẽ bao goòm các mục đích cho sản xuất lâm nghiệp xã hội,cung cấp củi, gỗ,lương thực thực phẩm. Dù trong điều kiện nào thì quan trọng nhất là phải xác định được sự phù hợp giữa lợi ích trước mắt của nhân dân địa phương và lợi ích quốc gia lâu dài. Phát triển tài nguyên rừng không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào quẩn lý rừngmà còn là vấn đề kinh tế xã hội của mỗi vung, mỗi quốc gia


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-9205/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ha, chiếm 41, 6% diện tích tự nhiên toàn vùng) kế đến là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (khoảng 2, 8 triệu ha, chiếm 29, 4% diện tích tự nhiên 2 vùng này).
Ngoài tài nguyên gỗ, rừng Việt Nam cũng rất giàu có về các loài tre nứa ( khoảng 40 loài có ý nghĩa thương mại, và khoảng 4 tỷ cây tre nứa ); Song mây có khoảng 400 loài được sử dụng làm bàn ghế, công cụ gia đình; hằng năm khai thác khoảng 50.000 tấn.Theo điều tra của cục Kiểm lâm, hệ thực vật Việt Nam rất phong phú với 12.000 loài thực vật có mạch (đã định tên được khoảng 7.000 loài), 620 loài nấm, 820 loài rêu. Hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thuốc chưa bệnh, thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, vật liệu xây dựng. Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, tập trung ở 4 vùng chính là Hoàng Liên Sơn. Trong đó có một số loài quý hiếm như: gõ đỏ, gụ mật, hoàng liên chân gà, pơ mu…Nhiều loài cây có chất thơm, tanin, tinh dầu và dầu béo. Ngoài ra rừng con cung cấp nhiều laọi sản phẩm quý khác như cánh kiến, nấm, mật ong, hoa lan, thịt thú rừng...Nhiều loài cây đặc hữu như lim, săng lẻ, tô hạp là những cây thường xanh. Dây leo và cây nửa phụ sinh có khoảng 750 loài, thường trong họ Na, họ Gắm. Cây phụ sinh có hơn 600 loài thuộc các họ phong lan, họ Mã tiền. Cây kí sinh có khoảng 50 loài thuộc họ tầm gửi, họ đàn hương. Hiện nay, có rất nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ như: cẩm lai, trầm hương ở Bạch Mã, sam bông, thông tre ở Tam Đảo...
Hệ động vật cũng rất phong phú với khoảng 280 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 471 loài cá nước ngọt, khoảng 2.500 loài cá biển và 5.500 loài côn trùng. mức độ đặc hữu rất cao: 78 loài và loài phụ thú, hơn 100 loài và loài phụ chim, 7 loài linh trưởng là những loài đặc hữu đẹp của Việt Nam. Trong thế kỷ XX, 10 loài thú mới đã được phát hiện trên thế giới thì tại nước ta 4 loài: sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, mang Pù Hoạt. Các loài động vật quý hiếm như: báo gấm, voọc quần đùi trắng ở Cúc Phương, gà lôi hồng tía, trĩ sao ở Bạch Mã.......
II.Nguyên nhân chính làm suy thoái rừng Việt Nam:
Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học nhưng việc suy thoái rừng và đa dạng sinh học vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở nhiều nơi. Nguyên nhân có nhiều và có thể chia ra làm hai loại: Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa.
Nguyên nhân trực tiếp:
Sự mở rộng đất nông nghiệp: Mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng là một nguyên nhân quan trong nhất làm suy thoái đa dạng sinh học. Trong tổng diện tích rừng mất hằng năm thì khoảng 40- 50% là do đốt nương làm rẫy. Việc phát triển trồng cây công nghiệp một cách thiếu kế hoạch như cà phê, tiêu ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang phá huỷ nhiều khu rừng nguyên thuỷ ở đây.
Khai thác gỗ: Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu mét khối gỗ mỗi năm và nếu quy ra diện tích đất thì bằng 80.000 ha rừng, đó là chưa nói đến hậu quả của nạn khai thác trộm gỗ xảy ra khắp mọi nơi, thậm chí cả trong các khu bảo tồn. Kết quả là rừng đã bị suy giảm nhanh chóng cả về diện tích lẫn chất lượng.
Khai thác củi: Trong phạm vi toàn quốc, 90% năng lượng dùng cho gia đình, là các sản phẩm từ thực vật. Hàng năm, một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm.
Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: Khoảng 2.300 loài thực vật đã cho các sản phẩm ngoài gỗ như song, mây, tre, nứa, lá các loại, cây thuốc, dầu, nhựa... được sử dụng trong gia đình, bán và xuất khẩu. Nhiều loại động vật hoang dã cũng đang bị khai thác mạnh mẽ cho mục đích xuất khẩu.
Cháy rừng: Trong khoảng 9 triệu hecta rừng hiện nay, thì 56% có khả năng bị cháy trong mùa khô. Trunh bình hàng năm có khoảng 20.000-100.000 ha rừng bị cháy, nhất là ở các vùng cao nguyên và miền Trung.
Buôn bán các loài quý hiếm: Tình trạng khai thác, buôn bán trái phép, xuất khẩu các loại gỗ quý hiếm, các loại động vật hoang dã, vi phạm pháp lệnh bảo vệ rừng trong những năm vừa qua xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng.
Nguyên nhân sâu xa:
Tăng dân số: Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính là suy thoái đa dạng sinh học ở miền núi. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
Sự di dân: Từ những năm 1960, Chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở các miền núi. Cuộc vận động này đã làm thay đổi cơ cấu dân số và tập quán canh tác ở miền núi. Từ những năm 1990, đã có nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam. Gần đây người di cư tự do từ các tỉnh vùng núi phía Bắc di cư vào cao nguyên miền Trung và miền Đông Nam Bộ đã phá nhiều rừng để trồng lúa, trồng cà phê và các cây công nghiệp khác. Nhiều người vẫn tưởng dân cư miền núi thưa thớt, nhưng hiện nay mật độ trung bình là 75 người/km2, trong khi diện tích đất có khả năng canh tác nông nghiệp ở đây vốn dĩ đã rất hạn hẹp và ngày càng bị suy thoái.
Sự cùng kiệt đói: Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là một nước nông nghiệp phụ thuộc và tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp ở nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời sống rất thấp, khoảng 50% gia đình thuộc vào diện đói nghèo. Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư, những người cùng kiệt đói thường phải đến sinh sống tại những nơi không thuận lợi, phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài nguyên này bị suy thoái nhanh chóng.
Tập quán du canh du cư: Du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người của Việt Nam. Có khoảng 9 triệu người thuộc 50 dân tộc ít người ở Việt Nam có tập quán du canh. Do tăng dân số mà tập quán du canh đã trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, thoái hoá đất và kết quả là đã tạo nên cả một vùng đất trống, đồi núi trọc rộng lớn như hiện nay...
Chương III: Giải pháp quản lý và sử dụng bền vững
tài nguyên rừng
I.Các biện pháp quản lý và phát triển tài nguyên rừng trên thế giới:
Ngày nay bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng đang được đặt ra như một yêu cầu cấp bách cho nhiều quốc gia và trên toàn cầu. Trên nguyên lý chung của sự phát triển bền vững, tính bền vững của rừng được đánh giá dựa trên sự ổn định về diện tích , khả năng cung cấp gỗ và chất lượng gỗ, về chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, về mặt sinh thái, về tính bền vững của kinh tế xã hội và bảo đảm việc làm cho con người.
Rừng được coi là nguồn tàu nguyền có khả năng tái tạo. Nếu khái thác hợp lý sẽ bảo đảm việc sử dụng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status