Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - pdf 11

Link tải miễn phí luận văn


MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2
1.2.2.Yêu cầu 2
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 3
2.2. Nội dung nghiên cứu 3
2.2. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đông Hội 5
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 5
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 8
3.1.2.1. Tình hình kinh tế 8
3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm 10
3.1.3.Thu nhập và mức sống 11
3.1.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 11
3.1.5.Hiện trạng môi trường xã Đông Hội 13
3.2.Thực trạng rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp xã Đông Hội 14
3.2.1. Tình hình rác thải sinh hoạt 14
3.2.1.1.Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt 14
Đông Hội là 1 xã nông nghiệp với 75,94 % dân số hoạt động nông nghiệp, với mức sống còn thấp (thu nhập bình quân 7 triệu/người/năm) nên khối lượng rác thải bình quân/người không cao. 14
3.2.1.2.Lượng phát thải tại xã 15
3.2.1.3.Thành phần rác thải 16
3.2.2. Tình hình quản lý rác thải tại xã Đông Hội 17
3.2.3.Tình hình rác thải nông nghiệp 21
3.3.Ảnh hưởng của rác thải. 24
3.4. Nhận xét về tình hình quản lý, xử lý RTSH và RTNN tại địa phương 26
3.5. Một số nhận xét về thuận lợi khó – khó khăn trong hoạt động quản lý rác thải của địa phương 27
3.5.1 Thuận lợi 27
3.5.2 Khó khăn 28
3.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại xã Đông Hội 29
3.6.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 29
3.6.2 Giải pháp đầu tư 30
3.6.3 Giải pháp quản lý 30
3.6.4 Giải pháp công nghệ 31
3.6.5. Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn 32
3.6.6. Nâng cao nhận thức của người dân 34
3.7. Hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trường 35
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
4.1.Kết luận 36
4.2. Đề nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh, đời sống của con người đã và đang được nâng cao. Bên cạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế xã hội, hiện tượng suy thoái môi trường ngày càng biểu hiện rõ rệt. Lượng rác thải ra ngày càng tăng, vấn đề quản lý rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nhức nhối không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn. Ở nông thôn do người dân chưa ý thức về tác hại của rác thải nên đã làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững cũng như sức khỏe của cộng đồng.
Xã Đông Hội- huyện Đông Anh- thành phố Hà Nội là một xã đồng bằng giáp sông Đuống, nằm về phía nam của Huyện Đông Anh. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng chung của tốc độ đô thị hóa toàn huyện, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên khi mức sống của người dân ngày một nâng cao thì đồng nghĩa với sự suy giảm chất lượng môi trường do sự phát sinh rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó thì rác thải từ nông nghiệp chưa được xử lý cũng gây ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý rác hiện nay còn gặp không ít những khó khăn và hạn chế nên lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý trên địa bàn xã đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe cả người dân.
Xuất phát từ thực trạng trên, để thực hiện tốt công tác quản lý rác thải, cần tìm hiểu đánh giá một cách chi tiết công tác quản lý, xử lý lượng rác thải sinh hoạt và nông nghiệp phát sinh trên địa bàn xã và đề xuất các giải pháp phù hợp, nhóm thực tập đã thực hiện đề tài : “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại địa bàn xã Đông Hội – huyện Đông Anh – Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại địa bàn xã
1.2.2.Yêu cầu
- Đánh giá được thực trạng từ đó phân tích ưu nhược điểm của công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại địa bàn xã
- Đưa ra giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và xử lý rác thải tránh ô nhiễm môi trường

















PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp trên địa bàn một xã
- Địa điểm nghiên cứu: xã Đông Hội – huyện Đông Anh – Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ 21/10 đến 12/11/2010
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đông Hội ảnh hưởng đến tình hình rác và quản lý rác thải tại địa phương
- Điều tra, đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp trên địa bàn xã Đông Hội.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp của xã Đông Hội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp trên địa bàn xã Đông Hội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu, số liệu sẵn có về công tác quản lý rác thải và các tài liệu liên quan (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã, tình hình sử dụng đất, dân số và lao động,…) tại UBND xã Đông Hội
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Điều tra, khảo sát thực địa: quan sát, xác định số lượng, địa điểm các điểm tập kết rác, cách thức thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn xã và từng thôn.
+ Sử dụng phiếu điều tra nông hộ: điều tra 30 hộ trên địa bàn xã, rải đều tại 6 thôn (mỗi thôn 5 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên)
+ Trực tiếp phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ thôn, công nhân thu gom rác
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và xử lý rác thải phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

Whi8C5lS7VGTioa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status