Giáo án sử 12 - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) - pdf 11

Download Giáo án sử 12 - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) miễn phí



* Hoàn cảnh lịch sử mới:
 
- Mĩ và đồng minh của Mĩ đã rút hết quân đội về nước, quân ta liên tiếp giành được thắng lợi ở chiến trường miền Nam  so sánh lực lượng có lợi cho ta.
- Ngày 6/1/1974, ta giành thắng lợi lớn ở Phước Long, quân đội Sài Gòn bất lực, Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt và đe dọa từ xa.
* Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam:
 
- Bộ Chính trị đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, nhưng nếu thời cơ đến vào đầu hay cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-15276/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Thái độ, tư tưởng
Bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc Đổi mới hiện nay.
II. Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản
- Chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”: Việc liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” đất đai ở vùng giải phóng.
Sau khi kí Hiệp định Pari (27/1/1973), Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước, nhưng họ vẫn viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn, âm mưu “bình định, lấn chiếm” vùng giải phóng của ta. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” dưới sự chỉ huy từ xa của Mĩ.
- “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”: Khẩu hiệu đánh Mĩ và lật đổ chính quyền Sài Gòn của cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đổi thành Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Với Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” của chúng ta đã hoàn thành, nhưng “ngụy vẫn chưa nhào”. Vì thế, ngay sau khi “Mĩ cút”, nhân dân ta tích cực chuẩn bị về thế và lực để nhanh chóng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sự kiện chiến thắng ngày 30/4/1975 được coi là mốc kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc (1954 – 1975), chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị quyết định đổi tên thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”, nhằm khuyến khích, động viên quân dân ta mở cuộc tiến công địch với khí thế thần tốc “một ngày bằng 20 năm” để nhanh chóng giải phóng miền Nam, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
III. Phương tiện dạy học chủ yếu
- Bản đồ giáo khoa điện tử về Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975); Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975).
- Phim tư liệu: Chiến thắng Phước Long; Chủ trương và kế hoạch giải phóng miền Nam; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
- Phiếu học tập (xem phần Phụ lục) và ảnh tư liệu liên quan
- Máy vi tính kết nối máy chiếu để thực hiện dạy học bằng giáo án điện tử
Ghi chú: GV có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hay tìm mua CD Những điều chưa được biết đến về Chiến tranh Việt Nam (3 tập) của Đài truyền hình Việt Nam; cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).
IV. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
GV có thể tham khảo các câu hỏi sau để kiểm tra bài cũ:
1. Hãy kể tên những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân miền Nam chiến đấu đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1969) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ.
2. Trong những năm 1965 – 1973, nhân dân miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam như thế nào?
3. Lập bảng so sánh về những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ theo bảng cho sẵn dưới đây:
Những điểm
giống nhau
Những điểm khác nhau
“Chiến tranh cục bộ”
“Việt Nam hóa chiến tranh”
3. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới
GV trình bày nêu vấn đề: Ở bài trước các em đã biết, với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, Mĩ phải cam kết tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải rút quân về nước vô điều kiện. Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, song “ngụy vẫn chưa nhào”. Sau Hiệp định Pari năm 1973, Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn “cố vấn” quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Đáp lại sự giúp đỡ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định, lấn chiếm” các vùng mới giải phóng của ta. Vì sao vậy? Chúng ta đã đối phó với âm mưu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari năm 1973 như thế nào? Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam và diễn biến của các chiến dịch ra sao? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta? Tìm hiểu bài học 23 sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó.
4. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới
Một số gợi ý:
- Bài học này được dạy trong 2 tiết, kiến thức cơ bản tập trung chủ yếu ở mục II và III. Ở mục I, GV chỉ cần cho HS ghi nhớ những nhiệm vụ của miền Bắc sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết (hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế-xã hội và chi viện cho miền Nam). Mục IV, GV tổ chức cho HS tìm hiểu SGK để nêu lên những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), trong đó tập trung phân tích nguyên nhân sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối sáng tạo, đúng đắn.
- Nội dung xuyên suốt của bài học đề cập đến giai đoạn Việt Nam từ sau Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973) đến khi kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975) và miền Nam được hoàn toàn giải phóng (2/5/1975). Cụ thể, GV cần hình thành cho HS kiến thức cơ bản sau:
+/ Từ sau Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (2/5/1975), miền Bắc được trở lại hòa bình, cách mạng thực hiện nhiệm vụ tất yếu sau chiến tranh là phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của Mĩ, khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa, dồn sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam với tinh thần thần tốc “miền Nam gọi, miền Bắc trả lời”. Miền Nam tận dụng điều kiện thuận lợi sau Hiệp định Pari (Mĩ phải rút hết quân đội về nước), ta đẩy mạnh đấu tranh chống địch “tràn ngập lãnh thổ”, tạo nên thế và lực mới để chuẩn bị giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
+/ Nhận định thời cơ thuận lợi đã đến, nhất là khi nghe tin chiến thắng Phước Long (từ ngày 12/12/1974 đến ngày 6/1/1975), Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được diễn ra qua ba chiến dịch lớn, nối tiếp và xen kẽ nhau: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975), Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975), đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975). Các chiến dịch giải phóng miền Nam đã diễn ra với tinh thần “thần tốc, tạo bạo, bất ngờ”, nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 30/4/1975 trở thành ngày trọng đại của lịch sử dân tộc ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status