Những vấn đề chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - pdf 11

Download Đề tài Những vấn đề chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả miễn phí



Gia tăng hiệu suất sửdụng năng lượng với ba phương pháp sau: thứnhất, hợp lý hoá
sản xuất, sản xuất đúng mức, đúng lúc. Sản xuất đúng mức, đúng lúc là tập hợp tất cảnhững
phương pháp quản lí sản xuất nhằm tiết kiệm cho sản xuất. Đểtiết kiệm năng lượng, người ta tìm
cách sản xuất một sản phẩm một cách liên tục và ởcùng một địa điểm từnguyên liệu đầu vào
cho đến sản phẩm cuối cùng sao cho giảm thiểu việc vận chuyển. Sản xuất đúng lúc là một yêu
cầu quan trọng của ngành điện vì điện là một sản phẩm không thểlưu trữ được. Ắc qui chỉdựtrữ
một phần không đáng kểvà dùng cho các trường hợp đặc biệt. Thưhai, phương pháp sản xuất
đúng mức đòi hỏi phải bảo dưỡng công cụsản xuất cẩn thận. Một thiết bịsản xuất được bảo
dưỡng tốt sẽtiêu thụít năng lượng hơn. Thứba, ngành sản xuất điện áp dụng phương pháp sản
xuất đồng phát sinh và chu trình kết hợp đểgia tăng hiệu suất sửdụng. Đồng phát sinh là phương
pháp sản xuất vừa điện năng vừa nhiệt năng trong cùng một tổmáy nhiệt điện.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-15054/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

...); trồng các cây tự nhiên có dầu; rong, hoa hướng dương, cọ dầu,...;
trồng riêng những cây phát triển nhanh như: trúc, bạch đàn, cây dương, thông,...
Hàng năm sự đóng góp của năng lượng sinh học là khá lớn: 13.300 TWh ở dạng sơ cấp,
11.800 TWh ở dạng khả dụng, chiếm 10% năng lượng sơ cấp và 13% năng lượng khả dụng.
Về mặt môi trường, năng lượng sinh học ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Nếu tính về
tổng thể, việc trồng cây và khai thác chúng làm nhiên liệu cân bằng về phát thải CO2. Việc đốt
16
rác thải đô thị, các phế liệu từ nông nghiệp, công nghiệp, biogas,.. cũng là một biện pháp phân
huỷ chúng để bảo vệ môi trường.
- Năng lượng mặt trời (quang năng) thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức
xạ điện từ (dòng phôtôn) xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Trái Đất nhận được dòng năng
lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Hiện nay có hai loại phương pháp sử dụng năng lượng mặt trời:
+ Phơi nắng để các vật tiếp thu trực tiếp photon, làm nóng các vật, tức là chuyển thành nhiệt
năng (quang năng chuyển thành nhiệt năng): phơi, xấy quần áo, thóc, ... Ví dụ: Bình đun nước
mặt trời, làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp mặt trời, máy điều hoà mặt trời, ...
+ Sử dụng hiệu ứng quang điện: Ví dụ; Pin mặt trời.
Hình 4:Thiết bị đun nóng nhờ năng
lượng Mặt Trời Hình 5: Pin mặt trời
Hình 6: Trạm điện mặt trời gần Seville, Tây Ban Nha.
Nguồn năng lượng mặt trời rất lớn, gần như vô tận. Lưu lượng quang năng từ Mặt Trời
xuống mặt đất là 1.366 W mỗi mét vuông. Nhưng vì Mặt Trời chỉ lần lượt chiếu sáng từng phần
của Trái Đất và do bị mây che, nên trung bình mỗi mét vuông chỉ nhận được 150 - 500 kWh/m2/
năm tuỳ từng nơi. Ngành năng lượng mặt trời đã có bước nhảy vọt trong năm 2007, với công
suất tới 100 MW điện mới trên toàn thế giới được đưa vào sử dụng. Nhiều thiết bị tiêu thụ ít điện
hiện nay có thể sử dụng pin quang điện như: đồng hồ, máy tính xách tay, radio, máy thu hình
công suất nhỏ; trạm tín hiệu, rơle viễn thông.
17
Ở Việt Nam đã và đang nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời: Thiết bị đun nóng, các
trạm phát điện mặt trời công suất nhỏ. Tháng 12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
“Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050”. Ngoài việc phấn đấu cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
chương trình đề ra mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo trong tổng
năng lượng thương mại sơ cấp. Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc phát triển nguồn
năng lượng mới, trong đó có điện mặt trời khi năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt là mục
tiêu quan trọng. “Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo chiếm
khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp; đến 2050 là 11%. Việc phát triển điện mặt trời ở
Việt Nam sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo chương trình điện khí hóa
nông thôn của Chính phủ".
- Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất.
Năng lượng gió là hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một
trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và được biết đến từ thời cổ đại.
Hình 7: Cối xay gió Hình 8: Tàu buồm
Năng lượng gió là động năng của một khối không khí chuyển động. Có thể tính động
năng của nó như sau: Nếu khối lượng khí chuyển động với vận tốc v qua một mặt phẳng hình
tròn đặt vuông góc với chiều gió thì khối lượng khí m qua mặt phẳng đó là:
với ρ là tỷ trọng của không khí, V là thể tích khối lượng không khí đi qua mặt cắt ngang hình
tròn diện tích A, bán kinh r trong thời gian t. Vì thế động năng E (kin) và công suất P của gió là:
18
Điều đáng chú ý là công suất gió tăng theo lũy thừa 3 của vận tốc gió và vì thế vận tốc
gió là một trong những yếu tố quyết định khi muốn sử dụng năng lượng gió. Năng lượng gió đã
được sử dụng từ xa xưa, thí dụ: tàu buồm, thuyền buồm, khinh khí cầu, cối xay gió, máy bơm
nước nhờ sức gió,...
Dùng năng lượng gió để sản xuất điện là ý tưởng đã có từ khi phát minh ra máy phát điện.
Từ sau cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1970, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và phát triển
công nghệ sử dụng năng lượng gió để phát điện. Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan Mạch, Ấn Độ,… là
những quốc gia sử dụng năng lượng gió nhiều nhất trên thế giới (hiện nay khoảng 20 nước). Năm
2007, thế giới đã xây mới các trạm phát điện gió công suất khoảng 20.073 MW điện từ gió, trong
đó: Mỹ 5244 MW, Tây Ban Nha 3522 MW, Trung Quốc 3449 MW, Ấn Độ 1730 MW, Đức
1667MW. Xếp thứ tự một số quốc gia về công xuất điện gió như sau: Đức (22.247 MW), Mỹ
(16.818 MW), Tây Ban Nha (15.145 MW), Ấn Độ (8.000 MW),…
Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu
đối với xã hội. Không phải lo các rủi ro có thể xảy ra như với đập nước. Không phải lo nhiều về
di dân và tái định cư vì mất đất canh tác, vì các trạm phát điện gió có thể đặt ở vùng duyên hải
hay ngoài khơi.
Năng lượng gió có nhiều lợi thế để tạo ra nguồn điện năng rẻ. Nhưng vấn đề lớn nhất mà
các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió gặp phải là trong thực tế không phải lúc nào cũng có
gió, vì vậy mà nguồn điện sẽ không ổn định. Tuy nhiên, người ta khắc phục được nhược điểm
trên bằng cách kết nối các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió bằng hệ thống đường dây
truyền tải. Năng lượng gió ở nhiều nơi sẽ bổ trợ cho nhau, tạo ra nguồn điện năng được duy trì
ổn định.Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học Mỹ là Cristina Archer và Mark Jacobson, cứ có 3
nhà máy năng lượng gió nối liền trở lên sẽ đảm bảo được việc cung cấp nguồn điện năng liên
tục. Một điều thuận lợi nữa của giải pháp trên là
giúp giảm bớt thất thoát trong quá trình phân phối điện. Thay vì sử dụng nhiều hệ thống đường
dây nối liền từng nhà máy với nơi tiêu thụ, điện sau khi nối mạng sẽ được tập trung tại một điểm
Hình 9: Trại điện gió
Horn Rev ở Đan Mạch
19
và chuyển tới các thành phố bằng hệ thống đường dây duy nhất. Hiện nay Mỹ và một vài nước
khác đã bắt đầu kết nối các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió. Những nhà máy này đang
được kỳ vọng sẽ trở thành nơi sản xuất nguồn năng lượng rẻ nhất và sạch nhất, giúp giảm đáng
kể nguồn điện năng phải sản xuất từ các nhà máy điện đốt than đá, từ đó giảm phát thải khí nhà
kính vào bầu khí quyển Trái đất.
Tiềm năng và triển vọng năng lượng gió ở Việt Nam là rất lớn vì nước ta ở khu vực nhiệt
đới gió mùa, có bờ biển dài hơn 3000 km. Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu
Á, Ngân hàng thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió ở khu vực Đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status