Ôn tập nâng cao kiến thức Tập làm văn Lớp 7 - pdf 11

Download Ôn tập nâng cao kiến thức Tập làm văn Lớp 7 miễn phí



Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và fát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hay đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ ) hay do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải ). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi phục và phát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v
 
Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn,Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác. nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”. Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả của những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-15517/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời. Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
Bài tham khảo 2
Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn
Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác HỒ không muốn dùng quạt máy . Những ngày hè nóng nực nhất, Bác HỒ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi Đấy là mùa hè. Còn về mùa đông, Bác HỒ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó lép kẹp xuống không ấm lắm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-1969, nó rách một miếng nữa ở vai, những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần: Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Bây giờ trong bảo tàng vẫn là cái áo bông vá vai như thế. Bác còn có lò sưởi điện. Bác có mấy cái, nhưng Bác lại càng ít dùng lò sưởi điện. Cũng vì lẽ không muốn phụ thuộc vào lò sưởi điện, và nhất là vì lẽ số đông người Việt Nam không có sưởi điện hàng ngày sưởi về mùa đông Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày của Bác. Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng quyết không để lãng phí. Nhưng đã cần thì dùng cho đủ mức cần. Về việc tiết kiệm điện, không biết bao nhiêu lần, tự tay Bác tắt những cái đèn, cái quạt và cái đài đang tiêu điện mà không ai dùng cả. Ở nước ta thế mà khi ra nước ngoài cũng thế. Đi lướt qua một hành lang trên con đường đến nơi nào đó bạn tiếp khách hay trong nhà khách của bạn, thấy có một bóng đèn điện để đấy không cần là Bác tìm xem chỗ tắt bật ở đâu, Bác tắt đi. Có đồng chí ở với Bác khá nhiều năm đã nói: - Tất cả các năm mình ở với Bác, luôn luôn mình là cán bộ tắt đèn. Bác cứ thấy xa xa có những bóng đèn đang sáng, Bác bảo xem lại có ai ở đấy không, có cần để ánh sáng để bảo vệ không? Nếu không thì tắt đi Suốt thơì gian 15 năm từ ngày về Hà Nội, Bác nhận một ô tô loại trung bình chứ không phải loại sang nhất và Bác cứ dùng thế mãi cho đến khi qua đời.
Theo lời kể của đồng chí Việt Phương, nguyên thứ ký của
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Trích từ sách: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ.
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr. 408-409.
Bài tham khảo 3 Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu Amiran Latouche Tre ville lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hay qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác Theo chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ: Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương: tương cà, dưa, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân đang sống khó khăn. Bữa sáng Bác ăn cháo hay phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà, một đĩa nhỏ thịt xào và một bát canh. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu không ăn hết thứ nào thì san sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác sắp xếp lại và để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm nào cũng tương tự như vậy. Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ VP Phủ Chủ tịch: Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo. Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà: Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa. Câu chuyện bà kể khiến cho ai cũng xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu .Thậm chí liên hoan chào mừng ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người TQ đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ khao một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách. Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên Hơn nữa, bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất
- Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẻ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo kaki, Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai bị tuột phải
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status