Cơ sở pháp lý của việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải về thân tàu, thực tiễn tại tổng công ty hàng hải Việt Nam VINALINES - pdf 11

Download Chuyên đề Cơ sở pháp lý của việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải về thân tàu, thực tiễn tại tổng công ty hàng hải Việt Nam VINALINES miễn phí



Cũng do đặc điểm vị trí địa lý nêu trên mà giao thông đường thủy và phương tiện giao thông gặp phải một số khó khăn như: nhiều luồng lạch nông, chịu ảnh hưởng nhiều của bảo. nếu vận chuyển nội địa thì thích hợp hơn với tàu kích cỡ, trọng tải vừa và nhỏ.
Với nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng giữa nước ta với các nước trên thế giới bằng đường biển, vì thế đã và đang hình thành nhiều luồng tàu thường xuyên và tàu chuyến. Chúng ta có thể kể ra đây một số tuyến đường đã hình thành và ngày càng được mở rộng:
 
* Hải Phòng - Hồng Kông 900km.
* Hải Phòng - Đà Nẵng 690km.
* TP. Hồ Chí Minh - Trường Sa 670km.
* TP. Hồ Chí Minh - Singapore.
* TP. Hồ Chí Minh - Tokyo.
* TP. Hồ Chí Minh - Băngkok.
* TP. Hồ Chí Minh - Viênkênh.
* TP. Hồ Chí Minh -Vlađivơxtơ.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16184/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

a các chi phí quá cao so vơí giá trị của đối tượng bảo hiểm.
Quyền tự bỏ đói tượng bảo hiểm có thể áp dụng trong trường hợp tàu bị mất tích, cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sữa chữa phục hồi, chuộc tàu là không có hiệu quả kinh tế.
Người được bảo hiểm lại mất quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm về những vấn đề có quyền đòi bồi thường tổn thất. Nếu tuyên bố từ bỏ không được gữi cho người bảo hiểm trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp dụng quyển từ bỏ hoăch trong thời hạn 60 ngày kể từ ngay hết hạn bảo hiểm trong các trường hợp tàu bị cưởng đoạt hay mất quyền chiếm hữu vì những nguyên nhân khác.
Việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Nếu việc từ bỏ đã được chấp nhận thì người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được thay đổi quyết định của mình.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ, người bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho người được bảo hiểm biết là chấp nhận hay từ chối hay từ bỏ. Sau thời hạn này người bảo hiểm mất quyền từ chối. Người được bảo hiểm những thông tin liên quan đến quyền và tài sản đối với đối tượng bảo hiểm các khoản bảo hiểm và hạn chế khác mà người được bảo hiểm biết. Quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng bảo hiểm được chuyển sang cho người bảo hiểm ngay sau khi người bảo hiểm thông báo chấp nhận từ bỏ.
Nếu việc thông báo từ bỏ được thực hiện đúng quy định mà người bảo hiểm không chấp nhận thì người được bảo hiểm vẩn có quyền đòi được bồi thường.
Người được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm khi xảy ra tổn thất toàn bộ thực tế do tàu bị mất tích cùng với hàng hoá trên tàu.
Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được thông tin cuối cùng về tàu được bảo hiểm thời hạn bị mất tích trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm và không chiu trách nhiệm bồi thường, nếu chứng minh được tàu bị mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.
Nếu người bảo hiểm đã tiền bồi thường mà sau đó tàulại thoát khỏiv hiểm hoạ có quyền yêu cầu người được bảo hiểm tiếp tục sở hửu tau đó và hoản lại số tiền đã bồi thường sau khi khấu trừ tiền bồi thường tổn thất bộ phận đối với điều kiện tổn thất bộ phận đó là hậu quả trực tiếp của hiểm hoạ được bảo hiểm.
2.2.6. Thanh toán bồi thường:
Khi thanh toán tiền bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm trình bày về sự kiện liên quan, xuất trình tài liệu, bằng chứng cần thiết cho việc đánh giá sự kiện và mức độ tổn thất.
Tóm lại, các quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam được soạn thảo dựa trên cơ sở của các công ước quốc tế về hàng hải như công ước Brussels 1924 và các Nghị định sửa đổi cũng như các văn bản tương tự của các nước. Vì vậy về mặt pháp lý việc ký kết và thực hiện bảo hiển thân tàu tại Việt Nam cũng tương tự như các quy định của các điều ước quốc tế về vấn đề này. Trên thực tế khi ký kết hợp đồng bảo hiển thân tàu các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và các mẫu hợp đồng bảo hiểm mà các luật gia, các hãng tàu, tổ chức bảo hiểm hàng hải quốc tế đã soạn thảo ra để đàm phán, thoả thuận các điều khoản tương ứng trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng dựa trên hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết các quy định của pháp luật và các thói quen hàng hải mà các bên thực hiện những nghĩa vụ của mình.
Trên đây là những cơ sở lý luận của việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiển thân tàu. Phần tiếp theo sẽ là thực tiễn của việc áp dụng những lý luận đó vào việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiển thân tàu tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam(VINALINES).
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI - HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU THỰC HIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM(VINALINES)
Để đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta coi việc hiện đại hóa ngành hàng hải và tàu biển là một trong những chính sách quan trọng nhất của quốc gia. Nhưng từ khi đất nước mở của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh thì những non trẻ của hệ thống cảng biển và đội tàu Việt Nam ngày càng thể hiện rõ nét. Hệ thống cảng biển và đội tàu yếu kém, lạc hậu về công nghệ và rất thiếu vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu về lượng hàng gia tăng đáng kể mà mở cửa nền kinh tế đã đem lại.
Ngay từ đầu thập niên 90, tốc độ phát triển ngoại thương gia tăng nhanh điều đó đòi hỏi việc xây dựng một ngành công nghiệp hàng hải phát triển mà trong đó hệ có một đội tàu vận tải biển quốc gia lớn mạnh về số lượng, chất lượng và hệ thống cảng biển hiện đại về công nghệ làm nòng cốt là một việc làm hiển nhiên và hết sức quan trọng.
Cùng với sự ra đời của một số Tổng công ty Nhà nước khác trên cơ sở quyết định 91/Ttg ngày07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh, ngày 29/04/1995 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 250/TTg quyết định thành lập một Tổng công ty mạnh - Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Việc thành lập Tổng công ty hàng hải Việt Nam sẽ góp phần đưa ngành hàng hải Việt Nam tiến đến hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
Tổng Công ty hàng hải Việt Nam có tê giao dịch là VietNam national Shipping Lines( Viết tắt là Vinalines). Có trụ sở chính tại 201Khâm Thiên- Đống Đa - Hà Nội. Tại thời điểm mới thành lập Tổng Công ty được giao số vốn ban đầu là 1420,577 tỷ VNĐ trong đó có 49 tàu biển loại từ 100 DWT trở lên với tổng trọng tải khoảng 393401DWT, 34 cầu tàu có tổng chiều dài 4985m với 6.600m2 diện tích bề mặt; 52 kho hàng với tổng diện tích 127. 504m2; 691.991m2bãi và Tổng Công ty có 18.456 lao động với 0,17% người có trình độ trên đại học , 43,3% người có trình độ đại học và cao đẳng, 6,63% người có trình độ trung học và 49,2% người có trình độ công nhân kỹ thuật( số liệu tính đến ngày 30/12/1996).
Qua 3 năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động(1/1/1996) đến nay, Tổng Công ty hiện có 24 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập 1 doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc và có vốn góp tại 8 doanh nghiệp liên doanh trong và ngoài nước. Trong đó có: 7doanh nghiệp vận tải biển, 3 doanh nghiệp khai thác cảng, 23dn dịch vụ hàng hải. Các doanh nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, tiếp thị, hoạt động trong ngành hàng hải để tăng cường tích tụ và tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và của Tổng Công ty.
Tổng Công ty ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status