Thực trạng công tác giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ. 3
1.1 Tổng quan về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3
1.1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3
1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 5
1.1.2.1 Nghiệp vụ được thực hiện dưới hình thức bắt buộc 5
1.1.2.2 Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thường áp dụng giới hạn trách nhiệm. 7
1.1.2.3 Đối tượng bảo hiểm mang tính chất trừu tượng: 8
1.1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 8
1.2 Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 14
1.2.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 14
1.2.1.1 Mục tiêu của giám định bồi thường 14
1.2.1.2 Vai trò của giám định bồi thường 15
1.2.2 Nguyên tắc giám định và bồi thường 15
1.2.2.1 Nguyên tắc giám định: 15
1.2.2.2 Nguyên tắc bồi thường 16
1.2.3 Quy trình giám định bồi thường: 16
1.2.3.1 Quy trình giám định tổn thất: 16
1.2.3.2 Quy trình bồi thường: 20
1.2.4 Hiệu quả công tác giám định và bồi thường: 22
Chương 2: Thực trạng công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO ( 2003 – 2008 ) 23
2.1 Giới thiệu về Công ty bảo hiểm PJICO 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 23
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2003 - 2008 26
2.2 Tình hình tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Việt nam 31
2.2.1 Tính chất bắt buộc của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ( Theo nghị định số 30 – Hội đồng Bộ trưởng ) 31
2.2.2 Tình hình tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 33
2.2.2.1 Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 33
2.2.2.2 Tại PJICO 35
2.3. Công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo hiểm PJICO. 38
2.3.1 Quy trình giám định bồi thường: 38
2.3.1.1 Quy trình giám định tổn thất của PJICO: 38
2.3.1.2 Quy trình bồi thường tổn thất của PJICO: 47
2.3.2 Kết quả đạt được trong công tác giám định bồi thường tổn thất: 55
2.3.2.1 Công tác giám định: 56
2.3.2.2 Công tác bồi thường: 59
2.3.3 Trục lợi bảo hiểm và những vấn đề còn tồn tại trong công tác giám định bồi thường bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 63
2.3.3.1 Tình hình trục lợi bảo hiểm 63
2.3.3.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác giám định bồi thường bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO 67
2.3.4 Đánh giá hiệu quả công tác giám định bồi thường nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO ( 2003 – 2008 ) 69
2.3.4.1 Hiệu quả công tác giám định tổn thất: 69
2.3.4.2 Hiệu quả công tác giải quyết bồi thường tổn thất: 70
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo hiểm PJICO 72
3.1 Phương hướng mục tiêu trong công tác giám định – bồi thường của Công ty Bảo hiểm PJICO trong thời gian tới 72
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giám định – bồi thường tại Công ty bảo hiểm PJICO 73
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO 76
3.3.1 Đối với công tác giám định 76
3.3.1.1 Nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường số lượng cán bộ thực hiện công tác giám định 76
3.3.1.2 Hoàn thành quy trình giám định nhanh chóng và kịp thời: 77
3.3.1.3 Nâng cao công tác phòng chống trục lợi trong giám định: 78
3.3.1.4 Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng: 79
3.3.2 Đối với công tác bồi thường 80
3.3.2.1 Nâng cao năng lực cán bộ bồi thường: 80
3.3.2.2 Hoàn thiện quy trình bồi thường nhanh chóng, kịp thời và chính xác: 80
3.3.2.3 Kiểm soát số tiền bồi thường: 81
3.3.2.4 Giảm thiểu hồ sơ tồn đọng: 81
3.3.2.5 Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban: 82
3.3.2.6 Phòng chống trục lợi: 82
3.4 Một số đề xuất 83
3.4.1 Đối với phòng giám định bồi thường: 83
3.4.2 Đối với công ty bảo hiểm PJICO: 84
3.4.2.1 Khâu khai thác: 84
3.4.2.2 Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng: 84
3.4.2.3 Đào tạo cán bộ và tuyển dụng cán bộ mới: 85
3.4.2.4 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất: 86
3.4.2.5 Chính sách đãi ngộ và kỷ luật: 87
3.4.2.6 Về quản lý hệ thống thông tin, thống kê bảo hiểm: 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp khoá 47 ở một chi nhánh của công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex (PJICO ) – Văn phòng 7, em đã vận dụng các kiến thức tổng hợp đã học ở giảng đường để đi vào thực tế bằng việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách sơ bộ và tổng hợp nhất thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PJICO. Tìm hiểu các nghiệp vụ mà công ty đã triển khai đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, và em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO ” trở thành chuyên đề thực tập của mình. Qua bài viết giúp em tăng cường và tích luỹ kiến thức thực tế về chuyên nghành Bảo Hiểm mà mình đã học và rút ra cho mình bài học quý báu về cách nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề thực tế, đồng thời giúp em thêm về nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO.
Qua đây em xin chân thành Thank cô giáo Bùi Quỳnh Anh cùng cán bộ tại văn phòng 7 – công ty bảo hiểm PJICO đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Dưới đây là những nồi dung chính trong phần trình bày của mình:
Chương 1: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và công tác giám định bồi thường nghiệp vụ.
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba .
1.2 Công tác giám định – bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Chương 2: Thực trạng công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm PJICO ( 2003 – 2008 ).
2.1 Giới thiệu về Công ty bảo hiểm PJICO.
2.2 Tình hình tham gia BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Việt Nam.
2.3 Công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người ths ba tại Công ty Bảo hiểm PJICO.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo hiểm PJICO.
3.1 Phương hướng mục tiêu trong công tác giám định – bồi thường của công ty Bảo hiểm PJICO.
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giám định – bồi thường tại Công ty Bảo hiểm PJICO.
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO
3.4 Một số đề xuất.






Chương 1
Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ.

1.1 Tổng quan về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trong quộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình. Nhìn chung, khi một người gây ra thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó. Khi tham gia giao thông xe cơ giới có thể gây thiệt hại cho người khác nếu xảy ra tai nạn, theo quy định của pháp luật, chủ xe, lái xe sẽ phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra cho nạn nhân. Điều này sẽ gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho người gây tai nạn. Trước đây, khi phương tiện giao thông còn thô sơ, tai nạn giao thông ít xảy ra, nếu có xảy ra thì chủ xe cũng có khả năng tự bồi thường. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện cũng hiện đại hơn, kéo theo đó là sự gia tăng tai nạn giao thông cùng mức độ thiệt hại của nó và nó có thể gây ra các vụ tại nạn nghiêm trọng, gây ra thiệt hại đối với chủ xe, khiến họ không có đủ khả năng thanh toán, bồi thường cho người bị hại. Thông thường, việc bồi thường thế nào do các bên thỏa thuận, trong nhiều trường hợp, việc thảo thuận rất khó khăn, đặc biệt nếu có người thiệt mạng thì việc giải quyết bồi thường sẽ phức tạp hơn. Do vậy, nếu có nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả cũng như dàn xếp hợp lý việc bồi thường sẽ đem lại lợi ích cho chủ xe, nạn nhân trong các vụ tai nạn và sự yên tâm cho mọi người khi tham gia lưu thông. Tại Việt Nam, giao thông là một vấn đề bức xúc. Chỉ riêng tháng 2/2007, cả nước đã xảy ra tới 1500 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1381 người và bị thương 1301 người. So với tháng 2/2006 tăng tới 204 vụ tai nạn (25,42% ), 388 người chết ( 32,41% ) và 370 người bị thương (39,74). Đây là một trong những tháng có số người chết vì tai nạn giao thông cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Sở dĩ tai nạn giao thông tháng 2/2007 gia tăng đột biến như vậy là do chỉ trong 6 ngày tết Đinh Hợi đã xảy ra 57 vụ tai nạn, làm chết 387 người, bị thương 643 người. So với tết Nguyên Đám năm 2006, tăng 100 vụ, 52 người chết và 79 người bị thương. Tháng 6/2007 xẩy ra 7936 vụ tai nạn gia thông, làm chết 7122 người, bị thương 6048 người, tăng cả 3 mặt với 298 vụ tai nạn ( 3,94% ), 624 người chết ( 9,9% ) và 107 người bị thương ( 1,8% ) so với cùng kỳ năm 2006. Bước sang năm 2008 số vụ tai nạn giao thông đã giảm trên cả 3 mặt so với năm 2007, chỉ tính riêng đường bộ xảy ra 12.163 vụ, làm chết 11.318 người, bị thương 7.885 người ( giảm 2.055 vụ - 14,5%, số người chết giảm 1539 người). Tuy vậy, nhưng nhìn chung tai nạn giao thông xảy ra vẫn là cao và hậu quả của nó ngày càng nghiêm trọng hơn.
Như vậy có thể nói giao thông đang là thách thức lớn nhất đối với chúng ta. Bởi vì tai nạn giao thông xẩy ra nó sẽ gây ra những thiệt hại về cả vật chất và tinh thần cho cả chủ xe cũng như nạn nhân, chính vì vậy để phòng chống giảm thiểu tổn thất do tai nạn giao thông gây ra thì việc triển khai và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là rất cần thiết và rất quan trọng. Nó có tác dụng vô cùng to lớn:
a. Đối với chủ xe:
Giúp cho chủ xe, lái xe an tâm, tự tin hơn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Góp phần bù đắp thiệt hại, ổn định tài chính, làm chủ xe nhanh chóng khôi phục tinh thần, khôi phục hoạt động kinh tế.
Làm tăng ý thức của chủ xe trong việc phòng ngừa tai nạn giao thông.
Góp phần giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân và gia đình nạn nhân.



K6dV9BSxUFL3Re1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status