Phân tích và đánh giá cổ phiếu công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai - pdf 11

Download Đề tài Phân tích và đánh giá cổ phiếu công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai miễn phí



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I: Giới thiệu về công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai và mã cổ phiếu HOM
1.1Giới thiệu chung về doanh nghiệp 3
1.2 Giới thiệu mã cổ phiếu 5
Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu
2.1 Phân tích cơ bản 8
2.1.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế 8
2.1.2 Phântích ngành 15
2.1.3 Phân tích công ty 19
2.1.3.1 Phân tích cơ bản về công ty 19
2.1.3.2 Phân tích tài chính 21
2.2 Định giá cổ phiếu HOM 28
2.2.1.Phương pháp chiết khấu cổ tức 28
2.2.2.Phương pháp chiết khấu luồng tiền DCF 31
2.2.3.Định giá theo phương pháp P/E và P/B 38
2.2.3.1.Phương pháp P/E 38
2.2.3.2.Phương pháp P/B 39
2.2.4.Định giá dựa trên giá trị tài sản ròng 40
Phần III: NHẬN XÉT VỀ MÃ CỔ PHIẾU HOM
3.1.Nhận xét về mã cổ phiếu HOM 40
3.2. Khuyến nghị với các nhà đầu tư 41
Danh mục tài liệu tham khảo 43
Kết luận 45
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16425/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

chính hồi phục, đoán vào nửa cuối 2009 hay 2010./.
-Kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu phục hồi yếu ớt sau những chao đảo của thời kỳ cuối năm 2008 đầu 2009.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì mức tăng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32% là một thành công lớn. So với mức 6,18% của năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay thấp hơn, nhưng đã vượt mục tiêu.
Nếu như hai quí đầu, sức tăng trưởng kinh tế vẫn bị chững lại, chỉ dưới 5% do còn độ trễ của đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, thì hai quí sau, tốc độ đã nâng dần lên 6,04% và 6,9%.
Trong cơ cấu GDP, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52% và khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, Việt Nam là một trong số ít các nước giữ được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao.
-Các chính sách vĩ mô của Chính phủ trong thời gian gần đây là tương đối đúng và cơ bản là kịp thời nhằm kiềm chế lạm phát .
Trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, hàng loạt quốc gia tiến hành thực hiện những gói kích cầu nhiều nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Chính phủ lựa chọn giải pháp hỗ trợ lãi suất mà không chọn giải pháp như gói kích thích kinh tế các nước, và không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn hỗ trợ cho cả hộ sản xuất
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm kích thích kinh tế của các nước, để chống suy giảm kinh tế, chính sách tài khoá đóng vai trò cơ bản, còn chính sách tiền tệ là hỗ trợ.
Tuy nhiên, việc sử dụng các gói kích thích kinh tế  ở các nước cũng khác biệt nhau, tuỳ từng trường hợp vào khả năng của ngân sách nhà nước, tình trạng khủng hoảng tài chính và mục tiêu kinh tế vĩ  mô của mỗi nước.
Gói kích thích kinh tế của Anh tương ứng 5% GDP, Mỹ (30%), Trung Quốc (30%), Pháp (14%), Thụy Điển (1,5%), Nga (16,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,9%), Ấn Độ (0,8%), Malaysia (1,2%), Kazăcxtan (14,3%)...
Khi nghiên cứu thực hiện gói kích thích kinh tế 17.000 tỷ đồng, có nhiều phương án được đặt ra: thứ nhất, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định.
Thứ hai, sử dụng để đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quy mô lớn như đường cao tốc, quốc lộ, sân bay, cảng biển.
Thứ ba, xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội, các khu ký túc xá sinh viên; nhà ở cho người nghèo, lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cấp bù lãi suất tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quá trình thảo luận giữa các cơ quan hữu quan cho thấy, nếu sử dụng 17.000 tỷ đồng cho quá nhiều đối tượng sẽ làm phân tán nguồn lực, không tạo nên tính đột phá và việc giải ngân chậm nguồn vốn kích cầu còn làm xấu hơn tình hình kinh tế - xã hội.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phương án tối ưu là sử dụng toàn bộ 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho khoản vay ngân hàng bằng VND của doanh nghiệp, hộ sản xuất (dự kiến lan tỏa dư nợ khoảng 630.000 tỷ đồng) bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2009, đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế. Lãi suất tiền vay sau khi được hỗ trợ còn khoảng từ 4 - 6%/năm, tương đương với lãi suất tiền vay bằng đồng bản tệ ở nhiều nước (Thái Lan 7%/năm, Malaysia 6,5%/năm, Mỹ 6%/năm, Trung Quốc 7%/năm).
Việc thực hiện hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại không hạ lãi suất cho vay, kết hợp không hạ thấp tiêu chí cho vay, không tăng lãi suất huy động mà vẫn tiếp tục huy động vốn từ thị trường để cho vay. Thực tế cho thấy quyết sách của Chính phủ là đúng đắn.
Tuy nhiên, theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, việc thực thi chính sách tiền tệ “nới lỏng” để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nếu sử dụng dài hạn thì không làm tăng trưởng kinh tế mà tác động làm tăng lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn sản lượng tiềm năng, nói cách khác lớn hơn mức tăng sản lượng mà nền kinh tế sử dụng tối đa các nguồn lực, sẽ dẫn đến lạm phát cao, ngược lại thì lạm phát thấp.
Bảy tháng đầu năm 2009, kinh tế nước ta dần lấy lại được đà tăng trưởng khi 6 tháng GDP tăng 3,9%, tháng 7, sản xuất nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ tiếp tục gia tăng, lạm phát là 3,22%.
Trong những tháng cuối năm, mặc dù gặp nhiều khó  khăn, thách thức, nhưng sản xuất - kinh doanh có chiều hướng thuận lợi hơn, nhưng lạm phát có xu hướng tăng do tác động của chính sách tài khoá, tiền tệ nới lỏng, Nhà nước điều chỉnh tăng lương và giá một số vật tư đầu vào. 
2.1.2 Phân tích ngành:
-Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành xi măng trên thế giới:
Từ xa xưa, con người đã biết dùng những vật liệu đơn sơ như đất sét, đất bùn nhào rác, dăm gỗ, cỏ khô băm …để làm gạch, đắp tường, dựng vách cho chỗ trú ngụ của mình.
Có thể tóm lược các bước hình thành xi măng như sau:
Người Ai Cập đã dùng vôi tui làm vật liệu chính.
Người Hy Lạp trôn thêm vào vôi đất núi lửa ở đảo Santorin, hỗn hợp này đã được các nhà xây dựng thời đó ưu ái nhiều năm.
Người La Mã thêm vào loại tro – đất núi lửa Vésuve miền Puzzolles. Về sau này, phún – xuất – thạch núi lửa được dùng làm một loại phụ gia hoạt tính chịu cách nhiệt và cách âm, và trở thành danh từ chung “Pozzolana” (Anh), “Pouzzolane” (Pháp)
Vào năm 1750, kỹ sư Smeaton người Anh, nhận nhiệm vụ xây dựng ngọn hải đăng Eddystone vùng Cornuailles. Ông đã thử nghiệm dùng lần lượt các loại vật liệu như thạch cao, đá vôi, đá phún xuất… Và ông khám phá ra rằng loại tốt nhất đó là hỗn hợp nung giữa đá vôi và đất sét.
Hơn 60 năm sau, 1812, một người Pháp tên Louis Vicat hoàn chỉnh điều khám phá của Smeaton, bằng cách xác định vai trò và tỷ lệ đất sét trong hỗn hợp vôi nung nói trên. Và thành quả của ông là bước quyết định ra công thức chế tạo xi măng sau này.
Ít năm sau, 1724, một người Anh tên Joseph Aspdin lấy bằng sáng chế xi măng (bởi từ latinh Caementum : chất kết dính), trên cơ sở nung một hỗn hợp 3 phần đá vôi + 1 đất sét
Chưa hết, 20 năm sau, Isaac Charles Johnson đẩy thêm một bước nữa bằng cách nâng cao nhiệt độ nung tới mức làm nóng chảy một phần nguyên liệu trước khi kết khối thành “clinker”.
Từ đây, đã bùng nổ hằng loạt các nhà máy lớn nhỏ với nhiều kiểu lò nung chức năng khác nhau: xi măng đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng.
-Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ cho quá trình cai trị của người Pháp), từ năm 1899 tại Hải Phòng.. đó cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay.
Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng 55 triệu tấn. Một số nhà máy lớn như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Cẩm Phả, XM Tam Điệp, XM Hoàng Mai, XM Bút Sơn, XM Hoàng Thạch, XM Hải Phòng, XM Hà Tiên...
Trong bối cảnh cầu vượt cung và nguồn vốn trong nước b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status