Tiểu luận Phân tích bản chất, chức năng của bảo hiểm xã hội - pdf 11

Download Tiểu luận Phân tích bản chất, chức năng của bảo hiểm xã hội miễn phí



- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hay tiền công. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hay khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động yên tâm làm việc và tích cực lao động sản xuất làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được vơi nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16298/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

và tranh chấp giữa chủ và thợ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Đứng trước tình cảnh đó Nhà nước là người thứ ba đứng ra giải quyết mâu thuẫn đó và điều hòa lợi ích giữa chủ và thợ, cụ thể: Yêu cầu cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp những khoản tiền nhất định để hình thành quỹ đồng thời nhà nước hỗ trợ một phần để giúp các bên giải quyết khó khăn.
Từ đó, cả giới chủ và thợ đều được đảm bảo và họ thấy có lợi các nguồn đóng góp của giới chủ, thợ và sự hỗ chợ của Nhà nước hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung - quỹ BHXH.
Như vậy BHXH ra đời là một đời hỏi khách quan của thực tế ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần thiết phải tham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao động.
1.2. Đối tượng áp dụng BHXH và chế độ BHXH.
1.2.1. Đối tượng áp dụng BHXH.
BHXH bắt buộc  
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
BHXH tự nguyện:  
Lµ c«ng d©n ViÖt Nam tõ ®ñ 15 tuæi ®Õn ®ñ 60 tuæi ®èi víi nam vµ tõ ®ñ 15 tuæi ®Õn ®ñ 55 tuæi ®èi víi n÷, kh«ng thuéc diÖn ¸p dông cña ph¸p luËt vÒ b¶o hiÓm x· héi b¾t buéc, bao gåm:
- Ng­êi lao ®éng lµm viÖc theo hîp ®ång lao ®éng cã thêi h¹n d­íi 3 th¸ng
- C¸n bé kh«ng chuyªn tr¸ch ë cÊp x·, ë th«n vµ tæ d©n phè
- Ng­êi tham gia c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch vô
- X· viªn kh«ng h­ëng tiÒn l­¬ng, tiÒn c«ng lµm viÖc trong hîp t¸c x·, liªn hiÖp hîp t¸c x·
- Ng­êi lao ®éng tù t¹o viÖc lµm bao gåm nh÷ng ng­êi tù tæ chøc ho¹t ®éng lao ®éng ®Ó cã thu nhËp cho b¶n th©n
- Ng­êi lao ®éng lµm viÖc cã thêi h¹n ë n­íc ngoµi mµ tr­íc ®ã ch­a tham gia b¶o hiÓm x· héi b¾t buéc hoÆc tham gia b¶o hiÓm x· héi b¾t buéc nh­ng ®· nhËn b¶o hiÓm x· héi mét lÇn
- Ng­êi tham gia kh¸c.
.  
BHXH thất nghiệp.  
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định như sau:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1.2.2. Chế độ BHXH.
Các chế độ BHXH có thể coi như việc cụ thể hóa việc thực hiện mục đích của BHXH mà bộ luật lao động đã nêu rõ: nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động gặp các rủi ro bất ngờ. Do đó, số lượng các chế dộ bảo hiểm xã hội thể hiện mức độ đảm bảo của xã hội với đời sống người lao động.  
Hiện nay, ở nước ta có 5 chế độ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt buộc sau:  
- Trợ cấp ốm đau  
- Trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp  
- Chế độ hưu trí  
- Tiền mai táng và chế độ tuất.  
- Trợ cấp thai sản
BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
- Chế độ hưu trí
- Trợ cấp tử tuất.
BHXH thất nghiếp bao gồm các chế độ sau đây:
- Hỗ trợ học nghề
- Hỗ trợ tìm việc làm
- Trợ cấp thất nghiệp
1.3.Bản chất và chức năng của BHXH:
1.3.1.Bản chất của BHXH:
Từ khái niệm cho thấy BHXH được lập ra là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động. Có thể hiểu BHXH chính là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần, do sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước để đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động khi họ gặp những biến cố làm giảm hay mất thu nhập theo lao động.
BHXH là một nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
-Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động. BHXH sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự bảo hộ của nhà nước để đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi gặp phải những biến cố làm giảm hay mất khả nă...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status